Đề khảo sát lần 2 đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện - Môn Sinh lớp 9

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 665 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát lần 2 đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện - Môn Sinh lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT QUẢNG TRẠCH 
ĐỀ KHẢO SÁT LẦN 2 ĐỘI TUYỂN
HSG CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2011-2012
Số báo danh
 Môn sinh Lớp: 9
 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) 
 Câu 1:(1.5 điểm)
 Hãy cho biết mối quan hệ giữa các loài sinh vật sau đây như thế nào?
a. Lúa và cỏ dại. 
b.Rận và bét sống bám trên da trâu bò. 
c.Địa y sống bám trên cành cây. 
d.Dê và bò trên 1 đồng cỏ. 
e.Giun đũa trong ruột người 
f.Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu. 
Câu 2:(2 điểm)
 Ở Bò , hai cặp tính trạng về màu lông và chiều dài thân được quy định bởi 2 cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau.
Gen T quy định màu lông trắng trội hoàn toàn so với gen t quy định màu lông đen. Gen D quy định thân dài trội hoàn toàn so với gen d quy định thân ngắn.
Cho giao phối giữa Bò đực thuần chủng lông trắng ,thân ngắn với bò cái lông đen ,thân dài thu được F1. Tiếp tục cho giao phối bò F1 với 1 Bò khác thu được kết quả như sau: - 37,5% Bò lông trắng, thân dài .
 - 37,5% Bò lông trắng, thân ngắn.
 - 12,5 % Bò lông đen , thân dài.
 - 12,5% Bò lông đen thân ngắn.
a. Lập sơ đồ lai từ P đến F1?
b. Biện luận để xác định kiẻu gen, kiểu hình của Bò đã giao phối với Bò F1 và lập sơ đồ lai?
Câu 3:(2.0 điểm)
Trong mạch ARN có thành phần % các loại ribonucleotit
A=12,5%; X= 17,5%;G=23%
a. Xác định thành phần % các loại nucleotit trong từng mạch của gen. Cho biết mạch 1 của gen tổng hợp nên mARN?
b.Xác định thành phần % các loại nucleotit trong gen?
Câu 4: (1.5 điểm)
Phân biệt hiện tượng phân li độc lập của Men đen với hiện tượng di truyền liên kết của Moocgan? Hiện tượng DTLK của Moocgan đã bổ sung cho hiện tượng PLĐL của Men đen những gì?
Câu 5: (1.5 điểm)
Mối quan hệ trong hiện tượng tỉa thưa của thực vật là mối quan hệ gì?
Câu 6: (1.5 điểm)
 Xét hai cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa và Bb qua giảm phân và thụ tinh bình thường sẽ cho các kiểu tổ hợp NST nào trong các giao tử và hợp tử? Tại sao sinh vật sinh sản hữu tính lại có biến dị tổ hợp đa dạng hơn sinh vật sinh sản vô tính?
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (1
a: Quan hệ: cạnh tranh khác loài 0.25 điểm
b.Quan hệ: ký sinh, nữa ký sinh. 0.25 điểm
c.Quan hệ: hội sinh . 0.25 điểm
d.Quan hệ: cạnh tranh 0.25 điểm
e. Quan hệ: ký sinh, nữa ký sinh. 0.25 điểm
f. Quan hệ cộng sinh. 0.25 điểm
Câu 2:
Lập sơ đồ lai từ P- F1:
 Bò đực lông trắng, thân ngắn thuần chủng có KG: TTdd
 Bò cái lông đen, thân dài thuần chủng có KG: ttDD
 Theo giải thiết ta có sơ đồ lai:
 P: Bò đực lông trắng, thân ngắn TC x Bò cái lông đen, thân dài thuần chủng
 TTdd x ttDD
 GP Td tD
 F1 KG TtDd KH: 100% lông trắng, thân dài. 0.5 điểm
Dựa vào kết quả Fb ta có tỉ lệ:
Xét cặp tính trạng màu sắc lông:
Lông trắng 37,5% + 37,5% 75% 3
 = = =
Lông dài 12,5% +12,5% 25% 1 0.25 điểm
 (Tt x Tt)
Xét cặp tính trạng kích thước cơ thể:
Thân dài 37,5% + 12,5% 50% 1
 = = =
Thân ngắn 37.5% + 12,5% 50% 1 0.25 điểm
 (Dd x dd)
Từ kết quả Fb cho 8 tổ hợp, tương ứng với tỉ lệ: (3:1)(1:1)=3 : 3 : 1 : 1.
Như vậy ở Fb có 8 tổ hợp, mà F1 cho 4 giao tử vậy con Bò khác đó chỉ cho 2 giao tử. Dựa vàoF1 của Fb suy ra Bò khác có kiểu gen: Ttdd. 0.5 điểm
Sơ đồ lai:
 F1 x bò khác
 TtDd x Ttdd
G: TD, Td, tD, td Td, td
Fb: - KG: TTDd, TtDd, TTdd, Ttdd, TtDd, ttDd,Ttdd, ttdd.
 - KH: + 3 lông trắng, thân dài
 + 3 lông trắng, thân ngắn
 + 3 lông đen, thân dài
 + 3 lông đen, thân ngắn 0.5 điểm
Câu 3:
% các loại nu trên từng mạch của gen với mạch 1 làm mạch gốc là:
% các loại nu của ARN:
%U = 100% - (12.5% + 17.5% + 23%) = 47%. 0.25 điểm
% các loại nu của mỗi mạch là:
+ Vì mạch 1 là mạch gốc nên:
% U=%A1 =47% %AARN=%T1 = 12.5% 0.25 điểm
%GARN=%X1=23% %XARN=%G1=17.5% 0.25 điểm
%A1=%T2=47% %T1=%A2=12.5% %X1=G2=23% %G1=%G2=17.5%
 0.25 điểm
% các loại nuclêôtít của gen là:
 %A1+%A2 47%+12.5% 
 %A=%T= = = 29.75% 0.5 điểm 
 2 2
 100%-59.5%
 %G=%X= = 20.25% 0.5 điểm
 2
Câu 4: (1.5 điểm)
Phân biệt hiện tượng PLĐL với hiện tượng DTLK: 
BIẾN DỊ TỔ HỢP
DI TRUYỀN LIÊN KẾT
- Mỗi NST chứa 1gen
- Xuất hiện nhiều tính trạng khác P
- Làm tạo ra các thế hệ sau đa dạng và phong phú.
- Mỗi NST chứa nhiều gen
- Ít xuất hiện các tính trạng khác p
- Tổ hợp được các rính trạng tốt luôn đi kèm nhau.
(Phân biệt được 01 ý đúng 0.25 điểm)
- Moocgan bổ sung cho Men đen:
+ Không những có hiện tượng PLĐL mà còn có hiện tượng DTLK 0.25 điểm
+ Mỗi NST không những mang một gen mà còn có thể mang nhiều gen 0.25 điểm
 + Không những mỗi gen quy định 01 tính trạng mà còn có thể nhiều gen cùng quy định một tính trạng, một gen không những quy định một tính trạng mà còn có thể quy định nhiều tính trạng khác nhau. 0.25 điểm
Câu 5: (1.5 điểm) 
 - Mối quan hệ trong hiện tượng tỉa thưa của thực vật là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài và khác loài. 0.5 điểm
 - Hiện Tỉa thưa của các cành phía dưới là do chúng nhận được ít ánh sáng nên quang hợp kém, tổng hợp ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích luỹ ít không đủ bù năng lượng tiêu hao do hô hấp, khả năng lấy nước cũng kém nên bị khô và héo. 0.5 điểm
 - Khi trồng cây quá dày, thiếu ánh sáng thì hiện tượng tự tỉa sẽ diễn ra một cách mạnh mẽ. 0.5 điểm 
Câu 6: (1.5 điểm)
Số kiểu tổ hợp NST trong các loại giao tử: AB, Ab,aB, ab. 0.5 điểm
Khi tổ hợp thành hợp tử sẽ tạo nên 9 kiểu tổ hợp: AABB, AABb, AAbb, AaBB, AaBb, aaBB, aaBb, aabb, Aabb. 0.5 điểm
Sinh vật sinh sản hữu tính có biến dị tổ hợp đa dạng và phong phú hơn sinh vật sinh sản vô tính là vì:
+ Do sự phân li độc lập trong qua trình phát sinh giao tử mà tạo ra các giao tử khác nhau về nguồn gốc. 0.25 điểm
+ Các giao tử tổ hợp tự do trong qúa trình thụ tinh mà tạo ra số lượng hợp tử phong phú (biến dị tổ hợp đa dạng). 0.25 điểm 

File đính kèm:

  • docDE TH HSG LOP 9.doc
Đề thi liên quan