Đề khảo sát môn: vật lý ; lớp 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát môn: vật lý ; lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS CAO PHONG ĐỀ KHẢO SÁT MÔN: VẬT LÝ ; LỚP 6 (Nội dung kiểm tra tính đến ngày: 15 /12/2007. Đề số 01) Họ tên giáo viên ra đề: Trần Thị Thu Hiền Đơn vị công tác: Trường THCS Cao Phong. Số điện thoại : 0211828024 Họ và tên người đọc thẩm định: Nguyễn Minh Ngọc Đơn vị công tác: Trường THCS Cao Phong. Số điện thoại: 0211828024 Câu số Nội dung câu hỏi Đáp án Mức độ 1 Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: Khi đo độ dài một vật người ta chọn thước đo : A.Có GHĐ nhỏ hơn chiều dài cần đo vì có thể đo nhiều lần. B.Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp. C.Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và không cần để ý đến ĐCNN của thước. D.Thước đo nào cũng được. B 1 2 Nên chọn thước đo nào trong các thước đo sau đây để đo chiều rộng của bàn học lớp em? A.Thước thẳng có GHĐ 200mm và ĐCNN 1cm. B.Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 0,5cm. C.Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm. D.Thước thẳng có GHĐ 10cm và ĐCNN 1mm. B 2 3 Trước khi đo độ dài của 1 vật ta nên ước lượng giá trị cần đo để: A.Chọn dụng cụ đo thích hợp nhằm tránh sai số trong khi đo. B.Chọn dụng cụ có GHĐ lớn hơn vật cần đo để chỉ cần thực hiện một lần đo. C.Chọn dụng cụ đo có GHĐ nhỏ hơn vật cần đo và thực hiện nhiều lần đo. D.Có thể chọn nhiều dụng cụ đo khác tuỳ ý. A 2 4 Bề dày cuốn sách giáo khoa vật lí lớp 6 là 5mm. Khi đo nên chọn thước nào sau đây? A.Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm. B.Thước thẳng có GHĐ 0,5m và ĐCNN 1cm. C.Thước thẳng có GHĐ 10cm và ĐCNN 1mm. D.Thước nào cũng được. C 3 5 Thể tích của nước trong chai còn gần bằng 100cm3, em hãy chọn bình chia độ thích hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đô thể tích của lượng nước đó. A.Bình 250ml có vạch chia tới 25ml. B.Bình 150ml có vạch chia tới 5ml. C.Bình 100ml có vạch chia tới 5ml. D.Bình 100ml có vạch chia tới 2ml. D 1 6 Đợn vị đo nào dưới đây không phải là đơn vị đo thể tích. A.m3. B.lít. C.dm. D.cc C 2 7 Con số nào dưới đây chỉ thể tích của vật. A.5cm3. B.5dm. C.5kg. D.5g/cm3. A 3 8 Để đo thể tích của hòn sỏi cỡ 2cm3, bình chia độ nào dưới đây là thích hợp nhất? A.Bình có GHĐ 250ml và ĐCNN 10ml. B.Bình có GHĐ 150ml và ĐCNN 5ml. C.Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN2ml. D.Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 1ml. D 1 9 Một bình tràn chứa nước tới miệng tràn là 150cm3, bỏ vào bình một vật rắn không thấm nước thì vật ấy nổi một phần và thể tích phần nước tràn từ bình tràn sang bình chứa 25cm3. Dùng một que thật nhỏ dìm vật chìm hoàn toàn vào trong bình tràn thì thể tích nước ở bình chứa tăng thêm 5cm3. Thể tích của vật rắn là: A.V=25cm3. B.V=125cm3. C.V=30cm3. D.V=20cm3 C 2 10 Có thể dùng bình chia độ và bình tròn để đo thể tích của vật dưới đây? A.Một bát gạo. B.Một hòn đá. C.Năm viên phấn. D.Một cái kim. B 2 11 Để đo thể tích của hòn bi ve, nên chọn bình chia độ trong các bình dưới đây? A.Bình 100ml có vạch chia tới 1ml. B.Bình 100ml có vạch chia độ 20ml. C.Bình 500ml có vạch chia tới 2ml. D.Bình 1000ml có vạch chia tới 5ml. A 3 12 Con số 250g được ghi trên hộp mứt Tết chỉ gì? A.Thể tích của hộp mứt. B.Khối lượng của mứt trong hộp. C.Sức nặng của hộp mứt. D.Khối lượng và sức nặng của hộp mứt B 1 13 Con số nào dưới đây chỉ lượng chất chứa trong một vật? A.5m. B.2 lít. C.10 gói. D.2 kilôgam D 2 14 Dùng cân đòn có độ chia tới 50g để cân 1 vật, cách ghi kết quả đo nào sau đây là đúng ? A.510g. B.500g. C.1,5g. D.0,5g. D 2 15 Người bán hàng thịt lẻ cho các hộ gia đình thường dùng cân nào trong các cân dưới đây ? A.Cân có GHĐ là 1 kg và ĐCNN là 10g. B.Cân có GHĐ là 5 kg và ĐCNN là 20g. C.Cân có GHĐ là 100kg và ĐCNN là 0,5 kg. D.Cân có GHĐ là 1t và ĐCNN là 1kg. B 3 16 Lực nào trong các lực dưới đây là lực đẩy ? A.Lực mà lò xo lá tròn bị ép tác dụng lên xe lăn đặt cạnh nó. B.Lực mà tay người tác dụng lên lò xo làm lò xo bị dãn ra. C.Lực mà lò xo khi bị giãn ra tác dụng vào tay người đang giữ nó. D.Lực mà hai đội kéo co tác dụng lên dây kéo. D 1 17 Gió đã thổi căng phồng một cánh buồm, gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực gì trong các lực sau ?. A.Lực căng. B.Lực hút. C.Lực kéo. D.Lực đẩy. D 2 18 Hai lực cân bằng là hai lực : A.Mạnh như nhau. B.Mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều. C.Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều. D.Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều và cùng đặt vào một vật. D 2 19 Chọn kết luận đúng nhất trong các kết luận sau : Dùng một cái búa đóng đinh vào tường lực của búa đã trực tiếp. A.Làm đinh biến dạng. B.Làm đinh biến dạng và ngập sâu vào tường. C.Làm đinh ngập sâu vào tường. D.Làm tường biến dạng. B 3 20 Khi chịu tác dụng của lực, một số vật bị biến dạng rất ít mà mắt khó nhận ra được. Chọn trường hợp đúng. A.Sợi dây cao su chịu lực ép của vật nặng. B.Nền đất mềm và ẩm ướt chịu lực ép của một kiện hàng nặng. C.Nền đất cứng chịu lực ép của một kiện hàng nặng. D.Bề mặt tấm bê tông vừa được đúc chưa khô bị một chú mèo giẫm lên. C 2 21 Khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động. Trường hợp nào trong các trường hợp sau đây thể hiện điều đó ? A.Khi có gió thổi qua, cành cây đu đưa qua lại. B.Khi đập mạnh vào bức tường quả bóng bật ngược trở lại. C.Khi bị hãm phanh, chiếc ô tô chạy chậm dần lại. D.Khi có gió thổi những hạt mưa rơi theo phương xiên. D 1 22 Đặt cụm từ thích hợp vào chỗ trống : Sức nặng của một vật chính là : ........................................................ A.Khối lượng của vật. B.Trọng lượng của vật. C.Khối lượng hoặc trọng lượng của vật. D.Lượng chất chứa trong vật B 1 23 Phát biểu nào sau đây là sai ? A.Nhờ có trọng lực mà con người không bị lơ lửng trên chân không mà có thể đi lại dễ dàng trên mặt đất. B.Con người sở dĩ có khối lượng là do Trái Đất hút. C.Con người sở dĩ có sức nặng là do Trái Đất hút. D.Trong khoảng không của vũ trụ, nơi rất xa các thiên thể con người có trọng lượng bằng không. B 2 24 Chiếc đèn treo trên trần vẫn giữ nguyên vị trí, tại sao ? A.Vì không chịu tác dụng của một lực nào cả. B.Vì chịu lực kéo của dây treo. C.Vì chịu lực hút của trái đất. D.Vì lực kéo của dây treo cân bằng với trọng lượng của đèn. Chọn câu trả lời đúng. D 3 25 Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống : Vật có tính đàn hồi là vật .............................. A.Bị biến dạng khi có lực tác dụng. B.Bị biến dạng càng nhiều khi lực tác dụng càng lớn. C.Có thể trở lại hình dạng cũ khi lực gây biến dạng ngừng tác dụng. D.Không bị biến khi có lực tác dụng. C 1 26 Chọn câu sai trong các câu sau đây : A.Lực đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng. B. Độ biến dạng tăng lên thì lực đàn hồi giảm đi. C. Độ biến dạng tăng lên thì lực đàn hồi tăng lên. D.Lực đàn hồi tỷ lệ thuận với độ biến dạng. B 2 27 Trong các kết luận sau kết luận nào là sai ? Đặc điểm lực đàn hồi của lò xo là : A.Chỉ xuẩt hiện khi lò xo bị biến dạng. B.Có phương thẳng đứng. C.Có chiều ngược với chiều biến dạng của lò xo. D.Có độ lớn tỷ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo. B 3 28 Treo vật nặng có trọng lượng 1N thì lò xo xoắn giãn ra 2cm. Vậy muốn lò xo giãn ra 5 cm thì phải treo vật nặng có trọng lượng là bao nhiêu ? Chọn kết quả đúng : A.2N. B.3N. C.2,5N. D.4N. D 1 29 Một sợi dây cao su đàn hồi có chiều dài tự nhiên l0 = 20cm. Treo vào đầu dưới của dây một vật nặng có trọng lượng 40N thì dây dài 22cm. Vậy muốn dây có chiều dài là 25cm thì phải treo vào đầu dưới của dây một vật có trọng lượng là bao nhiêu ? Chọn kết quả đúng. A.5N. B.7,5N. C.10N. D.12,5N. C 2 30 Trong các câu sau câu nào sai ? Khi sử dụng lực kế cần chú ý : A.Phải điều chỉnh số 0. B. Đặt lực kế theo phương thẳng đứng. C.Giới hạn đo của lực kế. D. Độ chia nhỏ nhất của lực kế. D 1 31 Một lò xo xoắn dài 25cm khi treo vật nặng có trọng lượng là 1N, lò xo dài 26cm khi treo vật nặng có trọng lượng 3N. Dùng lò xo làm lực kế, muốn có mỗi độ chia ứng với giá trị 1N thì khoảng cách giữa 2 vạch chia độ liên tiếp là bao nhiêu ? Chọn kết quả đúng ? A.0,3cm. B.0,5cm. C.1cm. D1,5cm. B 2 32 Chọn số thích hợp điền vào chỗ trống Một lò xo xoắn dài thêm 5cm khi treo một vật có khối lượng 1 kg. Nếu dùng lò xo đó làm lực kế thì trên bảng chia độ, hai vạch cách nhau 1cm chỉ thị ................... A.1N. B.2N. C.2,5N. D.5N. D 3 33 Trong các câu sau đây câu nào đúng ? A.Khối lượng của một mét khối gọi là khối lượng riêng B.Khối lượng của một mét khối gọi là khối lượng riêng của chất. C.Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó. D.Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của các chất. C 1 34 Trong các câu sau câu nào sai ? A.Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của 1m3 chất ấy. B.Khối lượng riêng của các chất khác nhau là như nhau. C.Khối lượng riêng của các chất khác nhau thì khác nhau. D.Khối lượng riêng của một chất xác định không thay đổi. B 2 35 Trong các nhận xét sau đây khi so sánh một thìa nhôm và một nồi nhôm thì nhận xét nào là sai ? A.Có thể tích khác nhau. B.Có khối lượng khác nhau. C.Có khối lượng riêng khác nhau. D.Có trọng lượng khác nhau. C 3
File đính kèm:
- vat li 6.doc