Đề kiểm định chất lượng lần 2 môn: ngữ văn 8 thời gian làm bài: 90 phút

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm định chất lượng lần 2 môn: ngữ văn 8 thời gian làm bài: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§Ò kiÓm ®Þnh chÊt l­îng lÇn 2
M«n: Ng÷ v¨n 8
Thêi gian lµm bµi: 90 phót ( kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò )
Ng­êi ra ®Ò: NguyÔn ThÞ Minh NguyÖt


I. PhÇn I: Tr¾c nghiÖm: ( 2 ®iÓm)
Câu 1: Nguyễn Ái Quốc là tên gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh thời kì nào?
Thời niên thiếu của Bác.
Thời kỳ Bác lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp( sau năm 1945).
Thời kỳ Bác hoạt động cách mạng trước năm 1945.
Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Thông tin nào chính xác về tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”?
Được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tại Việt Nam năm 1925.
Được viết bằng tiếng Anh, xuất bản lần đầu tại Việt Nam năm 1946.
 C. Được viết bằng tiếng Việt Nam, xuất bản lần đầu tại Việt Nam năm 1925. 
 D. Được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tại Việt Nam năm 1946. 
C âu 3. Hai câu thơ: “ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
	 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
 dùng biện pháp tu từ gì ?
So sánh B. Nhân hoá C. Hoán dụ D. Chơi chữ 
Câu 4 : Đặc điểm chung nhất của “ Nhớ rừng” và “ Khi con tu hú:
 A. T×nh yªu thiªn nhiªn B . NiÒm kh¸t khao tù do
 C. T×nh yªu cuéc sèng. D. Cả A, B , C đều ®óng.
C âu 5: Trong hội thoại, vai xã hội là gì?
Lµ vai vÕ cña mçi ng­êi trong gia ®×nh.
Lµ vÞ trÝ , chç ®øng cña mçi ng­êi trong x· héi.
Lµ vÞ trÝ cña ng­êi tham gia héi tho¹i ®èi víi ng­êi kh¸c trong cuộc tho¹i.
Lµ c­¬ng vÞ cÊp bËc cña mét ng­êi trong c¬ quan, x· héi .
Câu 6: Kiểu hành động nói nào đã sử dụng trong câu: “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào !”?
 A. Hành động trình bày. B. Hành động bộc lộ cảm xúc 
 C. Hành động hứa hẹn D. Hành động hỏi
Câu 7: Câu “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!” đã thực hiện hành động nói theo cách nào?
 A. Trực tiếp B. Gián tiếp
C âu 8: Tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận là gì ?
A. Giúp bài văn nghị luận dễ hiểu hơn.
B. Giúp cho việc trình bày luận điểm chặt chẽ hơn.
C. Giúp cho việc trình bày luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn.
 D. Cả A,B,C đều sai.
PhÇn II. Tù luËn: ( 8 điểm )
Câu 1: ( 1 điểm) Nhan đề “ Thuế máu” có ý nghĩa gì?
Câu 2: ( 7 điểm ) Bài thơ "Ngắm trăng" thể hiện lòng yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Bác Hồ trong cảnh tù đày. Em hãy viết bài giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung trên .
ĐÁP ÁN 
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II
Môn: Ngữ văn 8

I. TRẮC NGHIỆM: ( 2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng: 0,25 điểm

1
2
3
4
5
6
7
8
C
D
B
D
C
B
A
C

PHẦN II: TỰ LUẬN ( 8 điểm )
Câu 1: Nhan đề “ Thuế máu” có ý nghĩa châm biếm sâu sắc: ( mỗi ý 0,5 điểm)
- “Thuế máu” là một loại thuế đặc biệt đóng bằng xương máu và tính mạng. Nhan đề ấy đã gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa.
- Nhan đề “ Thuế máu” còn tố cáo tội ác ghê tởm của chính quyền thực dân Pháp trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Câu 2: ( 7 điểm)
A. Yêu cầu chung :
- Nắm vững phương pháp làm văn thuyết minh (giới thiệu) và văn nghị luận (chứng minh ) . Phối hợp cả hai một cách nhuần nhuyễn.
- Nắm vững kiến thức về tác giả Hồ Chí Minh, tác phẩm " Nhật ký trong tù " và bài thơ " Ngắm trăng " ( bản phiên âm và dịch thơ )
- Diễn đạt tốt .
B. Yêu cầu cụ thể : Học sinh có thể linh hoạt giải quyết vấn đề. Sau đây là một số ý cơ bản :
1. Mở bài: ( 1 điểm) 
- Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm “ Nhật ký trong tù” ( 0.5 điểm) 
- Nhận xét khái quát về bài thơ “ Ngắm trăng”: Bài thơ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết và phong thái ung dung, lạc quan cách mạng của Bác trong hoàn cảnh tù đày.( 0,5 điểm) 
2. Thân bài:
a. Giới thiệu tác giả : (1 điểm)
- Hồ Chí Minh (1890 - 1969) tên gọi thời niên thiếu là Nguyễn Sinh Cung, lúc đi dạy lấy tên Nguyễn Tất Thành, trong thời kỳ đầu hoạt động cách mạng mang tên Nguyễn Ái Quốc. Sinh tại Kim Liên ( Làng Sen ), Nam Đàn, Nghệ An. Song thân Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc và cụ Hoàng Thị Loan .	 	 (0,5 điểm)
- Hồ Chí Minh là người chiến sĩ cộng sản tiên phong trong phong trào cách mạng Việt Nam. Từ trẻ, người đã nung nấu ý chí cứu nước, sớm bôn ba tìm đường giải phóng dân tộc. Sau 30 năm ở nước ngoài, tháng 2 - 1941, Người về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam. Đến năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Người, Cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Người được bầu làm vị Chủ tịch đầu tiên của nhà nước non trẻ ấy. Từ đó, Người luôn đảm nhiệm những chức vụ quan trọng nhất của Đảng và Nhà Nước, lãnh đạo toàn dân giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống Pháp và chống Mỹ. Hồ Chí Minh vừa là nhà chính trị lỗi lạc, vừa là nhà văn hoá lớn. Trong sự nghiệp lớn lao của Người có một di sản đặc biệt, đó là sự nghiệp văn học. Bên cạnh văn chính luận và truyện - ký, thơ ca là một lĩnh vực nổi bật trong sự nghiệp đó. (0,5 điểm)	
b. Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm: (0,5 điểm)
- Bài thơ " Ngắm trăng " trích trong tập " Nhật ký trong tù "- tập thơ được Bác viết trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, tại Quảng Tây - Trung Quốc, từ tháng 8 - 1942 đến tháng 9 - 1943. (0,25 điểm)
- Bác viết tập “ Nhật ký trong tù” để khuây khoả, để đợi ngày tự do. (0,25 điểm)
c. Chứng minh nội dung vấn đề: (3,5 điểm)
Học sinh có thể lồng ghép hai nội dung một cách hài hoà, nhuần nhuyễn. Sau đây là một số gợi ý :
* LĐ 1: . Lòng yêu thiên nhiên: (2,25 điểm)
- Bác chọn đề tài về thiên nhiên (Trăng). Bác nghĩ đến trăng và việc ngắm trăng ngay cả khi bản thân bị giam cầm, đày đọa.	Người thấy thiếu mọi nghi thức thông thường. Cái thiếu “ rượu” và “hoa” là cái thiếu của một thi nhân chứ không phải là cái thiếu của một tù nhân: câu 1	 (0,5 điểm)
- Sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng của Bác: câu 2 (0,5 điểm)
- Sự giao hoà tự nhiên, tuyệt vời giữa con người và vầng trăng tri kỷ. Qua nghệ thuật đối và nhân hoá làm nổi bật tình cảm song phương, cho thấy mối quan hệ gắn bó tri âm giữa trăng và người: câu 3 và câu 4	 (1 điểm)
->Khái quát luận điểm1:Hoàn cảnh bị trói buộc giam cầm nhưng tình yêu với thiên nhiên thật là mãnh liệt.( 0,25 điểm)
* LĐ 2: . Phong thái ung dung: ( 1,25 điểm)
-Hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch không trói buộc được tinh thần và tâm hồn người tù, không làm mất đi nét thư thái ung dung vốn sẵn có ở Bác. Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp hoàn cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo - biểu tượng cụ thể của nhà tù. (Cuộc vượt ngục tinh thần). (0,5 điểm)
- Nét nổi bật của hồn thơ Hồ Chí Minh là sự vươn tới cái đẹp, ánh sáng, tự do. Đó chính là sự kết hợp giữa dáng dấp ung dung tự tại của một hiền triết - thi nhân với tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cộng sản . Chất thép và chất tình đã kết hợp hài hoà trong thơ Bác. 	 (0,5 điểm)
-> Khái quát luận điểm 2: Cuộc vượt ngục tinh thần ấy cho ta thấy phong thái ung dung, lạc quan của Bác trong hoàn cảnh tù đày. Nếu không có phong thái ung dung thì ai có thể ngắm trăng và làm thơ trong hoàn cảnh tù đày như vậy.( 0,25 điểm) 
3. Kết bài: ( 1 điểm )
- Khẳng định lại vẻ đẹp tâm hồn Bác: yêu thiên nhiên và phong thái ung dung lạc quan Cách mạng.( 0,5 điểm)
- Rút ra bài học, nêu cảm nghĩ hoặc liên hệ bản thân.( 0,5 điểm) 


 

File đính kèm:

  • docKiem tra HK II Ngu van 8.doc