Đề kiểm soát chất lượng giữa kì II năm học 2008 - 2009

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm soát chất lượng giữa kì II năm học 2008 - 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên


Phòng giáo dục Vĩnh Bảo đề KSCL giữa kì II Năm học 2008 - 2009 
 Trường THCS An Hoà Môn ngữ văn 7 
 = = = * = = = ( Thời gian làm bài 70 phút )

Phần I: Trắc nghiệm(3 Điểm)
Câu 1: Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?
 	A. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.
 	B. Nêu được các luận điểm cần chứng minh.
 	C. Nêu được các lí lẽ cần sử dụng trong bài làm.
 	D. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.
Câu 2: Trong phần thân bài của bài văn chứng minh, người viết cần phải làm gì?
 	A. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
B. Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết.
C. Chỉ cần gọi tên luận điểm được chứng minh.
D. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh.
Câu 3: Lời văn phần kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào?
A.Thân bài. C. Cả thân bài và mở bài
B. Mở bài. D. A, B,C, đều sai.
Câu 4: Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?
A. Lập dàn ý đại cương. C. Tìm đẫn chứng cho bài văn.
B. Xác định các lí lẽ cho bài văn. D. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Câu 5: Bài viết đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm văn Đồng đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào?
A. Bữa ăn công việc. C. Quan hệ với mọi người và trong lời nói, bài viết.
B. Đồ dùng, căn nhà. D. Cả 3 phương diện trên.
Câu 6: Viết về sự giản dị của Bác Hồ, tác giả đã dựa trên những cơ sở nào?
A. nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác.
B. Sự tưởng tượng, hư cấu của tác giả.
C. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính chân thành, thắm thiết của tác giả đối với đời sống hàng ngày và công việc của Bác Hồ.
D. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ.
Câu 7: Dòng nào nói đúng nhất những nguyên nhân tạo nên sức thuyết phục của đoạn trích Đức tính giản dị của Bác Hồ?
A. Bằng dẫn chứng tiêu biểu. C. Bằng thái độ , tình cảm của tác giả.
B. Bằng lí lẽ hợp lí. D. Cả 3 nguyên nhân trên.
Câu 8:Trong bài viết,những câu văn có nội dung đánh giá, bình luận của tác giả thường xuất hiện ở vị trí nào?
A. Đầu mỗi luận cứ. C. Sau các dẫn chứng, kết thúc mỗi luận cứ.
B. Sau các dẫn chứng. D. Đầu mỗi đoạn văn.



Câu 9: Dòng nào không nói lên đặc sắc nghệ thuật nghị luận của bài văn?
A. Dẫn chứng cụ thể, toàn diện ,rõ ràng.
B. Kết hợp chứng minh với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.
C. Thấm đượm tình cảm chân thành.
D. Dùng nhiều câu mở rộng thành phần.
Câu 10: Thế nào là câu chủ động?
A. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác.
B. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người , vật khác hướng vào.
C. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ -vị ngữ.
Đ.Là câu có thể rút gọn thành phần vị ngữ.
Câu 11: Thế nào là câu bị động?
A. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người , vật khác.
B. Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào.
C. Là câucó thể rút gọn thành phần chủ ngữ.
D. Là câu có thể rút gọn các thành phần phụ.
Câu 12: Trong các câu có từ “ bị” sau, câu nào không là câu bị động?
A. Ông tôi bị đau chân.
B. Tên cướp đã bị cảnh sát bắt giam và đang chờ ngày xét xử.
C. Khu vườn bị cơn bão làm cho tan hoang.
D. Môi trường đang ngày càng bị con người làm cho ô nhiễm hơn.
II:Phần tự luận: (7 điểm)
Em hãy viết bài văn chứng minh câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng,học một sàng khôn”













 Đáp án và biểu điểm ngữ văn lớp 7
 giữa kì II
Phần I:Trắc nghiệm:
Câu1: D.	Câu7: C.
Câu2:	 A.	Câu8: C.
Câu3	: B.	Câu9: D.
Câu4: A.	Câu10: A.
Câu5: D.	Câu11: B.
Câu6: C.	Câu12: A.
Phần II: Tự luận.
Mở bài: 	 Nêu được luận điểm cần chứng minh.
Thân bài:	 Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
--Thân bài cần làm nổi bật 2 ý cơ bản sau.
--Tầm quan trọng của việc học tập trong thực tế—Dẫn chứng minh hoạ.
--Không có ý thức học tập sẽ không có sàng khôn—Dẫn chứng minh hoạ.
Kết bài: 	
 Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần kết bài nên hô ứng với lời văn phần mở bài.


File đính kèm:

  • docDe KTGKII.doc
Đề thi liên quan