Đề kiểm tra 1 tiết Hóa khối 12 - Bài 1 học kỳ II

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Hóa khối 12 - Bài 1 học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT KHỐI 12
BÀI 1 HỌC KỲ II THỜI GIAN 45 PHÚT
Câu 1: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là:
A. Dễ nhận electron, thể hiện tính oxi hóa	B. Dễ cho electron, thể hiện tính khử.
C. Dễ cho electron, thể hiện tính oxi hóa	D. Dễ nhận electron, thể hiện tính khử
Câu 2:	Nguyên tắc điều chế kim loại:
A. Oxi hóa ion kim loại thành kim loại.	B. Khử ion kim loại thành kim loại 
C. Dùng H2 hoặc CO để khử oxit kim loại thành kim loại ở nhiệt độ cao
D. Dùng kim loại có tính khử mạnh đẩy kim loại có tính khử yếu hơn ra khỏi dung dịch muối.
Câu 3: Dãy kim loại nào sau đây đã được xếp theo chiều tăng dần của tính khử ?
A. Al, Mg, Ca, K	B. K, Ca, Mg, Al
C. Al, Mg, K, Ca	D. Ca, K, Mg, Al
Câu 4:Để làm dây dẫn điện, người ta dùng vật liệu nào trong 4 vật liệu sau đây:
A. Al nguyên chất	B. Hợp kim đuyra (Al, Cu, Mn, Mg, Si)
C. Cu nguyên chất	D. Chỉ có A và B
Câu 5: Cho 4 kim loại: Mg, Al, Zn, Cu. Chọn kim loại có tính khử yếu hơn H2 
A. Mg và Al	B. Al và Zn
C. Zn và Cu	D. Chỉ có Cu
Câu 6: Để điều chế một ít Cu trong phòng thí nghiệm, người ta có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau đây:
A. Dùng Fe cho vào dung dịch CuSO4	B. Điện phân dung dịch CuSO4
C. Khử CuO bằng CO ở nhiệt độ cao	D. Nên dùng phương pháp A và B
Câu 7 :Để điều chế Na kim loại, người ta có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau đây:
A. Điện phân dung dịch NaCl.	B. Điện phân NaCl nóng chảy
C. Dùng K cho tác dụng với dung dịch NaCl	D. Khử Na2O bằng CuO.
Câu 8: Để điều chế các kim loại Na, Mg, Ca trong công nghiệp, người ta dùngcách nào trong các cách sau ?
Điện phân dung dịch muối clorua bão hòa tương ứng có vách ngăn
Dùng H2 hoặc CO để khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao
Dùng kim loại K cho tác dụng với dung dịch muối clorua tương ứng
Điện phân nóng chảy muối clorua khan tương ứng
 Câu 9: Một thanh Zn đang tác dụng với dung dịch HCl, nếu thêm vài giọt dung dịch CuSO4 vào thì :
A. Lượng bọt khí H2 bay ra không đổi	B. Bọt khí H2 không bay ra nữa
C. Lượng bọt khí H2 bay ra ít hơn	D. Lượng bọt khí H2 bay ra nhanh hơn
Câu 10: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là :
A. Dễ nhường e thể hiện tính khử	B. Dễ nhường e thể hiện tính oxi hóa
C. Dễ nhận e thể hiện tính oxi hóa	D. Dễ nhận e thể hiện tính khử
Câu 11: Kim loại không có mặt vị trí nào sau:
A. Phân nhóm chính nhóm VII và VIII	B. Phân nhóm chính nhóm I và II
C. Phân nhóm chính nhóm III và IV	D. Phân nhóm chính nhóm V và VI
Câu 12: Có 2 mẫu kim loại có cìng khối lượng: mẫu X chỉ chứa Zn nguyên chất, mẫu Y là hợp kim của Zn và Fe. Cho 2 mẫu kim loại này vào 2 cốc chứa dung dịch HCl dư có cùng thể tích và nồng độ. Nhận xét nào sau đây là đúng:
Mẫu X cho khí H2 thoát ra nhanh hơn và khi phản ứng hoàn toàn thu được nhiều khí H2 hơn 
Mẫu Y cho khí H2 thoát ra nhanh hơn và khi phản ứng hoàn toàn thu được nhiều khí H2 hơn
Mẫu X cho khí H2 thoát ra nhanh hơn nhưng khi phản ứng hoàn toàn mẫu Y thu được nhiều khí H2 hơn
Mẫu Y cho khí H2 thoát ra nhanh hơn nhưng khi phản ứng hoàn toàn mẫu X thu được nhiều khí H2 hơn
Câu 13: Trong cấu tạo tinh thể của hợp kim, loại dẫn điện kém nhất là:
A. Tinh thể hợp chất hóa học	B. Tinh thể dung dịch rắn
C. Tinh thể hỗn hợp	D. Dẫn điện như nhau
Câu 14: Cho 4 ion: Al3+, Zn2+, Cu2+, Pt2+ , chọn ion có tính oxi hóa mạnh hơn Pb2+:
A. Cu2+	B. Cu2+, Pt2+ 
C. Al3+ 	D. Al3+ , Zn2+
Câu 15:Đặc điểm chung các nguyên tử kim loại có số e hóa trị thường là
A. 1→ 3e	B. 4→ 7e
C. Có 4e ngoài	D. Có 8e ngoài
Câu 16: Cho nguyên tố hóa học X có số hiệu nguyên tử Z = 13, vậy vị trí của X là:
A. Chu kỳ 3 phân nhóm chính III	B. Chu kỳ 4 phân nhóm chính III
C. Chu kỳ 3 phân nhóm chính IV	D. Chu kỳ 4 phân nhóm phụ III
Câu 17: Cặp kim loại nào sau đây tan hết trong dung dịch H2SO4 dư ( loãng)
A. Al và Pb	B. Al và Cu
C. Cu và Fe	D. Mg và Ag
Câu 18: Khi cho Mg tác dụng HNO3 loãng tổng hệ số chất tham gia phản ứng 
A. 11	B. 8
C. 3	D. 14
Câu 19: Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa là:
Các điện cực phải tiếp xúc với nhau hoặc được nối với nhau bằng một dây dẫn 
Các điện cực phải được nhúng trong dung dịch điện ly
Các điện cực phải khác nhau
Cả 3 điều kiện trên
Câu 20: Một chiếc chìa khóa làm bằng hợp kim Cu-Fe bị rơi xuống đáy giếng. Sau một thời gian chiếc khóa sẽ:
A. Bị ăn mòn hóa học 	B. Bị ăn mòn điện hóa 
C. Không bị ăn mòn	
D. Aên mòn điện hóa hoặc hóa học tùy theo lượng Cu-Fe có trong chìa khóa đó
Câu 21: Trong các chất sau: Cu, Mg, Al, hợp kim Al- Ag, chất nào khi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng bọt khí H2 nhiều nhất :
A. Al	B. Mg và Al
C. Hợp kim Al- Ag	D. Hợp kim Al- Cu
Câu 22: Sau một thời gian điện phân 200 ml dung dịch CuCl2, người ta thu được 1,12 lít khí (đktc) ở anôt. Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch còn lại sau điện phân. Phản ứng xong, khối lượng đinh sắt gia tăng 1,2 g. Nồng độ mol/l của dung dịch CuCl2 trước điện phân 
A. 1M	B. 0,5M
C. 1,5M	D. 2M
Câu 23: Cho 2,8g hỗn hợp bột các kim loại Ag và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, dư, người ta thu được 0,896 lít khí duy nhất là NO2 (đktc). Thành phần % khối lượng của Ag và Cu trong hỗn hợp
A. 77% và 23%	B. 25% và 75%
C. 50% và 50%	D. 60% và 40%
Câu 24: Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là:
A. Na+, Cl-, Ar.	B. Li+,F- ,Ne
C. Na+, F-, Ne	D. K+, Cl- ,Ar
Câu 25: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là (biết trong dãy điện hóa, cặp Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp Ag+/ Ag):
A. Ag+ ,Cu2+, Fe3+, Fe2+	B. Fe3+ , Cu2+, Ag+, Fe2+
C. Ag+ , Fe3+,Cu2+, Fe2+	D. Fe3+ , Ag+, Cu2+, Fe2+
Câu 26: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, Fe, Zn, MgO	B. Cu, Fe, ZnO, MgO
C. Cu, Fe, Zn, Mg	D. Cu, FeO, ZnO, MgO
Câu 27: Hòa tan 2,81 gamhỗn hợp gồm Fe2O3,MgO, ZnO trong 500 ml dung dịch H2SO4 1M thì vừa đủ. Lượng muối khan thu được là:
A. 6,81 gam 	 B. 4,81 gam 
C. 3,81 gam 	D. 5,81 gam
Câu 28 : Dãy các kim loại đều được điều chế bằng phưng pháp điện phân nóng chảy là:
A. Na, Ca, Al. B.Na, Ca, Zn C, Na, Cu, Al D. Fe, Ca, Al
Câu 29: Mệnh đề không đúng là :
A. Fe2+ oxihóa được Cu B.Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+
C. Fe khử được Cu2+ trong dung dịch D. Tính oxihóa tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+,Ag+.
Câu 30: Cho m gam hỗn hợp Mg và Al tác dụng với 250 ml dung dịch HCl 1M và H2SO4 0,5 M thu được 5,32 lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là:
A.1 B.2	C.3 	D.4

File đính kèm:

  • docDE KT HOA 1T 12 LAN 1 HKII.doc