Đề kiểm tra 1 tiết học kì II – năm học 2011-2012 môn: điện dân dụng

doc4 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 12166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết học kì II – năm học 2011-2012 môn: điện dân dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KT 1 TIẾT HKII – NH 2011-2012
MÔN: ĐIỆN DÂN DỤNG
KHỐI: 11
-------------------------
(Đề kiểm tra 1 tiết theo hình thức trắc nghiệm gồm 40 câu.
I. Mục tiêu, nội dung kiểm tra (các chủ đề)
1. Kiến thức
Ä Bảo dưỡng được quạt điện
Ä Biết được một số hư hỏng của quạt điện và cách khắc phục 
Ä Hiểu được ý nghĩa các số liệu kỹ thuật của máy bơm
Ä Biết được một số hư hỏng thường gặp và cách khắc phục các hư hỏng đó
Ä Biết được nguyên lý làm việc của máy giặt và giải thích được các số liệu kỹ thuật của máy giặt
Ä Biết cách sử dụng và bao dưỡng máy giặt
Ä Biết được một số hư hỏng của máy giặt và các khắc phục
Ä Biết được một số đại lượng đo ánh sáng thường dùng
Ä Biết được các bước thiết kế chiếu sáng trong nhà bằng phương pháp hệ số sử dụng
Ä Hiểu được một số ký hiệu của sơ đồ mạch điện và biết được nguyên tắc lắp sơ đồ cấp điện
2. Kĩ năng
Ä Tháo lắp được quạt điện
Ä Sử dụng; Tháo và lắp được máy bơm nước
Ä Sử dụng và bảo dưỡng máy giặt
Ä Khắc phục được một số hư hỏng của máy giặt
Ä Thiết kế mạng điện trong nhà
Ä Đọc được các sơ đồ mạch điện 
3. Hình thức kiểm tra: kiểm tra 1 tiết, TN gồm 40 câu.
 a) Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình:
Nội dung
Tổng số
tiết
Lí thuyết
Số tiết thực
Trọng số
LT
VD
LT
VD
CHƯƠNG III:Động Cơ Điện
12
6
4,2
7,8
20
37
CHƯƠNG IV : Mạng Điện Trong Nhà
9
4
2,8
6,2
13
30
Tổng
21
10
7
14
33
67
b) Tính số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ: 
* Trắc nghiệm (40 câu; 10,0 điểm)
Cấp độ
Nội dung (chủ đề)
Trọng số
Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra)
Điểm số
Cấp độ 1,2
CHƯƠNG III:Động Cơ Điện
20
8
2
CHƯƠNG IV : Mạng Điện Trong Nhà
13
5
1,25
Cấp độ 3, 4
CHƯƠNG III:Động Cơ Điện
37
15
3,75
CHƯƠNG IV : Mạng Điện Trong Nhà
30
12
3
Tổng
100
40
10
NỘI DUNG ĐỀ THI
Cấp độ 1,2(chủ đề 1;gồm 8 câu)
Câu 1. Loại quạt có dây giật tốc độ và chuyển hướng là :
 A. Quạt bàn B. Quạt trần 
 C. Quạt tường D. Quạt đứng
Câu 2. Kích thước sải cánh quạt điện ( mm) :
 A. 20 đến 1800 B. 200 đến 1800 
 C. 2000 đến 1800 D. 20 đến 200
Câu 3. Khi đóng điện vào quạt, quạt khởi động khó là do :
 A. Trục bị kẹt B. Đứt dây nguồn 
 C. Mất điện nguồn D. Mối nối tiếp xúc kém
Câu 4. Lượng nước máy bơm bơm được trong một đơn vị thời gian là :
 A. Tốc độ bơm B. Lưu lượng 
 C. Công suất bơm D. Dung lượng máy bơm
Câu 5. Công suất tiêu thụ của máy bơm phụ thuộc vào : 
 A. Lưu lượng B. Chiều cao cột nuớc bơm 
 C. Chiều sâu cột nước hút D. Đường kính ống nước
Câu 6. Tốc độ quay của máy bơm nước gia đình thường là ( vòng / phút ): 
 A. n = 750 B. n = 1420 
 C. n = 2920 D. n = 3290
Câu 7. Khối lượng đồ khô mà máy giặt có thể giặt trong một lần gọi là :
 A. Lưu lượng máy B. Công suất máy 
 C. Công suất giặt D Dung lượng máy 
Câu 8. Kg/cm2 là đơn vị của :
 A. Lực vắt của máy giặt B. Áp suất nguồn nước cấp máy giặt 
 C. Công suất máy bơm nước D. Lực giặt của máy giặt tác dụng lên quần áo 
Cấp độ 1,2(chủ đề 2;gồm 5 câu)
Câu 1. Năng lượng do nguồn sáng phát ra trong một đơn vị thời gian là :
 A. Quang thông B. Quang phổ 
 C. Cường độ sáng D. Hiệu suất phát quang 
Câu 2. Loại đèn nào sau đây có hiệu suất phát quang cao nhất :
 A. Đèn pin B. Đèn compact huỳnh quang 
 C. Đèn ống huỳnh quang loại thường D. Đèn sợi đốt 
Câu 3. Khi thiết kế chiếu sáng phòng ta thường bắt đầu bằng công việc xác định :
 A. Cường độ sáng B. Độ rọi 
 C. Quang thông tổng D. Công suất đèn
Câu 4. Nhà ở , khu vực yêu cầu chiếu sáng trung bình sẽ chọn độ rọi là :
 A. 500 lx B. 400 lx 
 C. 300 lx D. 200 lx
Câu 5. Mật độ quang thông chiếu trên một mặt phẳng gọi là :
 A. Cường độ sáng 	 B. Độ rọi 
 C. Quang thông tổng 	 D. Công suất đèn 
Cấp độ 3, 4(chủ đề 1;gồm 15 câu)
Câu 1. Khi đóng điện vào quạt , quạt lúc quay lúc không là do :
 A. Dây quấn bị chập B. Đứt dây nguồn 
 C. Mất điện nguồn D. Mối nối tiếp xúc kém 
Câu 2. Máy bơm nước gia đình, máy giặt dùng nguồn điện :
 A. Xoay chiều 220V–50Hz B. Xoay chiều 380 V 
 C. Một chiều 220 V-50Hz D. Một chiều 380V 
Câu 3. Đóng điện vào máy bơm nước, động cơ điện của bơm không quay là do :
 A. Mất điện, hở mạch, động cơ bị cháy B. Mất nước mồi, dây quấn động cơ bị chập
 C. Mất điện nguồn, đầu ống hút bị tắc D. Đầu ống hút bị tắc, nguồn nước đầu hút bị cạn
Câu 4. Máy bơm chạy êm nhưng không có nước đầu ra là do : 
 A . Mất điện, hở mạch, động cơ bị cháy B. Mất nước mồi, dây quấn động cơ bị chập
 C. Mất điện nguồn, đầu ống hút bị tắc D. Đầu ống hút bị tắc, nguồn nước đầu hút bị cạn
Câu 5. Đường ống nối của máy bơm nước nên dùng loại :
 A. Sắt tráng kẽm mặt ngoài B. Sắt tráng kẽm mặt trong 
 C. Sắt tráng kẽm cả 2 mặt D. Ống nhựa
Câu 6. Công suất động cơ điện của máy giặt là :
 A. 2 đến 3 kW B. 20 đến 30 W 
 C. 1200 đến 1500 W D. 120 đến 150 W
Câu 7. Chương trình đúng của máy giặt :
 A. Vắt , giũ, giặt, vắt B. Giặt, vắt, giũ, vắt 
 C. Giặt, giặt, vắt, giũ, vắt D. Giặt, vắt, giũ, giũ, vắt
 Câu 8. Thùng giặt, van nạp nước, thùng chứa nước thuộc về phần nào của máy giặt :
 A. Công nghệ B. Động lực 
 C. Điều khiển D. Cơ khí 
Câu 9. Khi máy giặt đang vắt mà bị rung lắc mạnh, va đập vào thùng máy là do :
 A. Không đủ nước B. Điện áp nguồn yếu 
 C. Trục ĐC bị mòn D. Đồ giặt bị xoắn thành cụm không đều
Câu 10. Quạt đặt trên nền nhà, có thể điều chỉnh được độ cao – thấp là loại :
 A. Quạt bàn B. Quạt trần 
 C. Quạt cây ( quạt đứng) D. Quạt hộp tản gió
Câu 11. Khi cuộn dây quạt bị ẩm ta cần làm như sau :
 A. Tháo quạt, phơi nắng B. Tháo quạt để trong mát một thời gian
 C. Tháo quạt, rửa sạch bằng nước, phơi nắng D. Tháo quạt, rửa sạch bằng xăng, dùng máy sấy khô
Câu 12. Khi cánh quạt của động cơ bơm nước bị kẹt thì :
 A. Động chạy được nhưng gãy cánh bơm B. Động cơ yếu, nước bơm lên ít
 C. Động cơ không khởi động được D. Động cơ bình thường nhưng nước không lên được
Câu 13. Khi đóng điện vào máy bơm nước,có điện vào, động cơ rung nhẹ nhưng không quay là do :
 A. Điện áp nguồn quá cao so với định mức B. Mạch cấp điện cho động cơ bị hở mạch do đứt dây
 C. Tụ điện khởi động bị hỏng D. Dây quấn động cơ bị cháy 
Câu 14. Chiều sâu cột nước hút của máy bơm được tính :
 A. Từ vị trí đặt máy đến bề mặt mực nước dưới mà máy có thể hút lên được 
 B. Từ vị trí đặt máy đến vị trí cao nhất mà máy có thể đẩy nước lên được
 C. Từ miệng ống hút đến vị trí cao nhất mà máy có thể đẩy nước lên được
 D. Từ miệng ống hút đến vị trí bể chứa nước.
Câu 15. Động cơ điện máy bơm nước bị quá nóng, lượng nước bơm ra yếu là do :
 A. Miệng ống hút bị tắc do rác bẩn hoặc vật lạ lấp kín
 B. Động cơ bị rò điện ra vỏ ( chạm mát )
 C. Dây quấn động cơ bị cháy
 D. Dây quấn động cơ bị chập một số vòng dây 
Cấp độ 3, 4(chủ đề 2;gồm 12 câu)
Câu 1. Để thể hiện rõ vị trí của các phần tử trong mạch điện ta dùng :
 A Sơ đồ cấu tạo của mạch điện B. Sơ đồ lắp đặt của mạch điện
 C. Sơ đồ nguyên lí của mạch điện D. Sơ đồ cấp điện của mạch điện
 Câu 2. Để thể hiện rõ mối liên hệ về điện của các phần tử trong mạch điện ta dùng :
 A Sơ đồ cấu tạo của mạch điện B. Sơ đồ lắp đặt của mạch điện
 C. Sơ đồ nguyên lí của mạch điện D. Sơ đồ nguyên lí và cấu tạo của mạch điện
Câu 3. Bước đầu tiên trong tính toán, thiết kế mạng điện trong nhà là:
 A. Chọn dây dẫn, thiết bị đòng cắt và bảo vệ
 B. Xác định mục đích, yêu cầu sử dụng mạng điện
 C. Đưa ra các phương án thiết kế và chọn phương án thích hợp 
 D. Xác định yêu cầu sử dụng, chọn phương án thiết kế, chọn dây và thiết bị 
Câu 4. Tỉ số giữa quang thông và công suất của đèn ( Þ/ P )gọi là :
 A. Độ rọi B. Độ chói 
 C. Cường độ sáng D. Hiệu suất phát quang
Câu 5. Quang thông phát ra của nguồn sáng phụ thuộc vào :
 A. Công suất điện tiêu thụ và loại thiết bị chiếu sáng
 B. Công suất định mức và loại thiết bị chiếu sáng
 C. Cường độ sáng và độ chói của thiết bị chiếu sáng
 D. Hiệu suất phát quang của thiết bị chiếu sáng 
Câu 6. Quang thông có đơn vị là :
 A. Lux (lx) B. Lumen (lm) 
 C. Candela (cd) D. Candela trên mét vuông ( cd/m2 )
Câu 7. Độ rọi có đơn vị là :
 A. Lux (lx) B. Lumen (lm) 
 C. Candela (cd) D. Candela trên mét vuông ( cd/m2 )
Câu 8. Độ chói có đơn vị là :
 A. Lux (lx) B. Lumen (lm) 
 C. Candela (cd) D. Candela trên mét vuông ( cd/m2 )
Câu 9. Cường độ sáng có đơn vị là :
 A. Lux (lx) B. Lumen (lm) 
 C. Candela (cd) D. Candela trên mét vuông ( cd/m2 )
Câu 10. Đại lượng đo ánh sáng nào được quan tâm nhất khi tính toán chiếu sáng :
 A. Quang thông B. Độ chói
 C. Độ rọi D. Công suất đèn
Câu 11. Ưu điểm của đèn ống huỳnh quang là :
 A. Hiệu suất phát quang cao, tuổi thọ dài
 B. Giá thành rẻ, đơn giản, dễ sử dụng, dễ sưả chữa, phát sáng ổn định
 C. Phát sáng ổn định, không phụ thuộc nhiệt độ và độ ẩm môi trường
 D. Hiệu suất phát quang thấp, ít hư hỏng, tuổi thọ dài.
Câu 12. Ưu điểm của đèn sợi đốt là :
 A. Hiệu suất phát quang cao, tuổi thọ dài
 B. Giá thành rẻ, đơn giản, dễ sử dụng, dễ sưả chữa, phát sáng ổn định
 C. Phát sáng ổn định, không phụ thuộc nhiệt độ và độ ẩm môi trường
 D. Hiệu suất phát quang thấp, ít hư hỏng, tuổi thọ dài.
	Chợ Mới, Ngày 10 tháng 02 năm 2012-02-02
	Duyệt của tổ trưởng	Người soạn
	Võ Thị Ngọc Huyên	Lê Văn Đôi

File đính kèm:

  • docMa Tran De KT 1 Tiet Dien Dan dung.doc