Đề kiểm tra 1 tiết (học kỳ I) môn: ngữ văn 9 (phần tiếng việt)

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1719 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết (học kỳ I) môn: ngữ văn 9 (phần tiếng việt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường PTDT Nội trú Tiên Yên
GV: Dương Đức Triệu
đề kiểm tra 1 tiết (học kỳ i)
Môn: Ngữ văn 9 (Phần tiếng Việt)

Phần i: trắc nghiệm (mỗi ý đúng được 0,5 điểm, tổng 3 điểm) 
	 Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách chọn ý trả lời đúng nhất sau mỗi câu hỏi và ghi vào bài làm.
	[…] "Lúc đó nồi cơm sôi lên sùng sục. Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi. Nhắc không nổi, nó lại nhìn lên. Tiếng cơm sôi như thúc giục nó. Nó nhăn nhó muốn khóc. Nó nhìn nồi cơm sôi rồi nhìn lên chúng tôi. Thấy nó luýnh quýnh, tôi vừa tội nghiệp, vừa buồn cười, nghĩ chắc thế nào nó cũng chịu thua. Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước, miệng lẩm nhẩm điều gì đó không rõ. Con bé đáo để thật!" […]
	("Chiếc lược ngà" – Nguyễn Quang Sáng – SGK Ngữ văn 9-Tập 1)
Trong đoan văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu?
	A. Phép lặp;	B. Phép nối;	C. Phép thế;	D. Phép liên tưởng.
Từ "Con bé" ở câu cuối cùng được dùng liên kết với các câu trên theo phép liên kết 	nào?
	A. Phép lặp;	B. Phép nối;	C. Phép thế;	D. Phép liên tưởng.
Theo cách nói của người miền Bắc, từ "Tội nghiệp" trong câu "Tôi vừa tội nghiệp 	vừa buồn cười" có thể thay bằng từ nào trong các từ sau đây?
	A. Xót xa;	B. Thương cảm;	C. Thương;	D. Thương hại.
Từ "cái vá" ở đoạn văn trên cùng nghĩa với từ nào trong ngôn ngữ toàn dân?
	A. Cái thìa;	B. Cái muỗm;	C. Cái thìa canh;	D. Cái muôi.
"Chẳng để làm gì cả - Nhĩ có vẻ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra quá kì quặc – con hãy qua đò, đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát, rồi về…" ("Bến quê" – Nguyễn Minh Châu)
Phần in đậm trong câu trên làm thành phần gì?
	A. Thành phần cảm thán;	B. Thành phần phụ chú;	
	C. Thành phần trạng ngữ;	D. Thành phần tình thái.
 Cách nói nào sau đây đảm bảo phương châm quan hệ trong hội thoại?
	A. Nói đúng chủ đền, không nói lạc đề;
	B. Nói những điều mình tin là đúng và có chứng cứ xác thực;
	C. Nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ;
	D. Nói tế nhị, tôn trọng người đối thoại.
phần ii: tự luận (7,0 điểm)
	Câu 1: (2 điểm) Thống kê 05 từ Hán Việt theo mẫu:	- "Kiểm tra": Kiểm + x
	- "Viễn thị": Viễn + x
	Câu 2: (5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (7 --> 10 câu), chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng một trong các phương châm hội thoại đã học. Phân tích và chỉ rõ phương châm hội thoại trong đoạn văn đó.




trường PTDT Nội trú Tiên Yên
GV: Dương Đức Triệu
đáp án và hướng dẫn chấm
đề kiểm 1 tiết 
 Môn: Ngữ văn 9 (Phần Thơ và truyện)



	Phần I: trắc nghiệm: 6 câu, mỗi câu đúng được 0,5 điểm, tổng 3,0 điểm.

Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
a
b
c
d
b
a


	phần ii: tự luận
	Câu 1: (2 điểm) Học sinh thống kê được ít nhất 5 từ: 
	- Kiểm tra: Kiểm điểm, Kiểm kê, Kiểm phiếu, Kiểm tiền, Kiểm chứng, 
	Kiểm duyệt, Kiểm nhận, Kiểm thúc, Kiểm thăm, Kiểm giá… 
	 (Mỗi từ đúng được 0,2 điểm, 5 ttừ được 1 điểm)
	- Viễn thị: Viễn xứ, Viễn dương, Viễn du, Viễn khách, Viễn vọng, 
	Viễn tưởng, Viễn cảnh, Viễn phương, Viễn thông, Viễn chinh…
	(Mỗi từ đúng được 0,2 điểm, 5 ttừ được 1 điểm)
	Câu 2:	
	- Học sinh viết được đoạn văn có nội dung chính xác theo yêu cầu của đề bài, có sử 	dụng được một trong các phương châm hội thoại như: Phương châm hội về lượng, chất, 	quan hệ, cách thức, hoặc lịch sự. 	(3 điểm)
	- Chỉ được ra các phương châm hội thoại trong đoạn văn mình viết.	(2 điểm)



trường PTDT Nội trú Tiên Yên
GV: Dương Đức Triệu
ma trận đề kiểm tra 1 tiết (học kỳ i)
Môn: Ngữ văn 9 (Phần tiếng Việt)


Chuẩn chương trình
Cấp độ tư duy

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao

TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Chuẩn kiến thức:
 - Giúp học sinh nắm được các loại phép lặp và phép thế đã học.
- Biết sử dụng từ ngữ địa phương và toàn dân cho phù hợp trong từng hoàn cảnh giao tiếp…
- Tìm và phân biệt được các thành phần của câu
- Phân biệt được các phương châm hội thoại như: Phương châm hội về lượng, chất, quan hệ, cách thức, hoặc lịch sự.

C1
(0,5)
C2
(0,5)
C5
(0,5)





C3
(0,5)
C4
(0,5)


C6
(0,5)









2. Chuẩn kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học về từ Hán Việt để tìm các từ ghép Hán Việt cùng với sự phát triển của từ vựng.
- Vận dụng kiến thức đã học để viết một đoạn văn ngắn có sử dụng các phương châm hội thoại như: Phương châm hội về lượng, chất, quan hệ, cách thức, hoặc lịch sự.








C1
(2,0)





1 câu
(5,0)
Tổng số câu:
3
3
1
1
Tổng số điểm:
1,5
1,5
2,0
5,0




File đính kèm:

  • docDe Kiem tra Van 9Tieng viet.doc
Đề thi liên quan