Đề kiểm tra 1 tiết lần 1 lớp 12 năm học 2008 – 2009 môn ngữ văn - Học kì II
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết lần 1 lớp 12 năm học 2008 – 2009 môn ngữ văn - Học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT TIỀN GIANG ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 1 LỚP 12 TRƯỜNG THPT CÁI BÈ NĂM HỌC 2008 – 2009 MÔN NGỮ VĂN - HỌC KÌ II ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐỀ: Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân từ đó nêu lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM I. ĐÁP ÁN: 1. Yêu cầu chung: - Kiểu bài: Nghị luận văn học. - Các thao tác cần dùng: Chứng minh, phân tích, nêu cảm nghĩ…. - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, văn có cảm xúc, dẫn chứng chính xác, bố cục hợp lí… - Nội dung: Giá trị hiện thực và nhân đạo trong “Vợ nhặt”. 2. Yêu cầu cụ thể: Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách, miễn đảm bảo được những ý cơ bản sau: a. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm: + Kim Lân là nhà văn một lòng một dạ đi về với "đất", với "người", với "thuần hậu nguyên thủy" của cuộc sống nông thôn. + Nạn đói năm 1945 đã đi vào nhiều trang viết của các nhà văn, nhà thơ trong đó có Vợ nhặt của Kim Lân. - Nhận xét khái quát: + Vợ nhặt xây dựng tình huống truyện độc đáo. + Qua tình huống truyện, tác phẩm thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. b. Thân bài: - Bối cảnh xây dựng tình huống truyện: + Bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà kết quả là hơn hai triệu người chết. + Cái chết hiện hình trong tác phẩm tạo nên một không khí ảm đạm, thê lương. Những người sống luôn bị cái chết đe dọa. - Trong bối cảnh ấy, Tràng, nhân vật chính của tác phẩm "nhặt" được vợ. Đó là một tình huống độc đáo + Ở Tràng hội tụ nhiều yếu tố khiến nguy cơ "ế" vợ rất cao: o Ngoại hình xấu, thô. o Tính tình có phần không bình thường. o Ăn nói cộc cằn, thô lỗ. o Nhà nghèo, đi làm thuê nuôi mình và mẹ già. o Nạn đói đe dọa, cái chết đeo bám. + Tràng lấy vợ là lấy cho mình thêm một tai họa (theo lô gíc tự nhiên). + Việc Tràng lấy vợ là một tình huống bất ngờ o Cả xóm ngụ cư ngạc nhiên. o Bà cụ Tứ cũng hết sức ngạc nhiên o Bản thân Tràng có vợ rồi vẫn còn " ngờ ngợ". + Tình huống truyện bất ngờ nhưng rất hợp lí o Nếu không phải năm đói khủng khiếp thì "người ta" không thèm lấy một người như Tràng. o Tràng lấy vợ theo kiểu "nhặt" được. - Giá trị hiện thực: tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói + Cái đói dồn đuổi con người. + Cái đói bóp méo cả nhân cách. + Cái đói khiến cho hạnh phúc thật mỏng manh, tội nghiệp. + Vợ nhặt có sức tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân, phát xít. - Giá trị nhân đạo: + Tình người cao đẹp thể hiện qua cách đối xử với nhau của các nhân vật. o Tràng rất trân trọng người "vợ nhặt" của mình. o Thiên chức, bổn phận làm vợ, làm dâu được đánh thức nơi người "vợ nhặt" o Tình yêu thương con của bà cụ Tứ. + Con người huôn hướng đến sự sống và luôn hi vọng, tin tưởng ở tương lai: o Tràng lấy vợ là để duy trì sự sống. o Bà cụ Tứ, một người già lại luôn miệng nói về ngày mai với những dự định thiết thực tạo niềm tin cho dâu con vào một cuộc sống tốt đẹp. o Đoạn kết tác phẩm với hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người phá kho thóc Nhật. c. Kết bài: - Khẳng định tài năng nhà văn qua việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn. - Khẳng định giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. II. BIỂU ĐIỂM: - Điểm 9 – 10: + Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu nêu trên + Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, chính xác, phong phú. Dẫn chứng chính xác. + Diễn đạt tốt, có cảm xúc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 7 – 8: + Đáp ứng hầu hết những yêu cầu trên + Bố cục, lập luận rõ ràng, dẫn chứng chính xác. + Diễn đạt trôi chảy, khá cảm xúc, có thể mắc một ít lỗi diễn đạt. - Điểm 5 – 6: + Hiểu đúng đề bài, đáp ứng nửa những yêu cầu trên + Bố cục hợp lí, dẫn chứng có sự chính xác. + Văn chưa trôi chảy nhưng cũng diễn đạt được ý, không mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 3 – 4: + Hiểu đúng đề bài nhưng khai thác còn sơ lược + Bố cục có nhiều chỗ chưa hợp lí, dẫn chứng chưa chính xác + Văn chưa trôi chảy nhưng cũng diễn đạt được ý, còn mắc khá nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 2 – 1: + Còn lúng túng trong phương pháp, chưa biết cách khai thác vấn đề. + Nội dung còn sơ sài, dẫn chứng nhiều chỗ chưa đúng. + Bố cục lộn xộn. Văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt - Điểm 2 – 1: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- DE KT 1 TIETLAN 1 LOP 12 HKIIdoc.doc