Đề kiểm tra 1 tiết lần 1 Năm học: 2010-2011 Môn: Ngữ Văn 10 Trung Tâm GDTX Cái Bè

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết lần 1 Năm học: 2010-2011 Môn: Ngữ Văn 10 Trung Tâm GDTX Cái Bè, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 1
TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ 	 NĂM HỌC: 2010-2011
 MÔN: NGỮ VĂN 10
 Thời gian làm bài : 90 phút

"Trên đường thành công không có dấu chân của người lười biếng"
(Lỗ Tấn)
 Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên.


I. YÊU CẦU ĐỀ:
- Nội dung: Phê phán thói lười biếng. Khẳng định mọi sự thành công đều từ chăm chỉ, cần cù.
- Phương pháp: Giải thích, bình luận kết hợp với chứng minh.
- Tư liệu: Thực tế, sách báo.
II. DÀN Ý:
1. Mở bài:
- Lười biếng là một trong những thói xấu của con người. Lười biếng chẳng những không làm được việc gì nên chuyện mà còn là gốc rễ của những thói xấu khác.
- Nhà văn Lỗ Tấn đã đúc kết nên chân lí của sự thành công: "Trên đường thành công không có dấu chân của người lười biếng"
2. Thân bài:
a. Giải thích:
- Người lười biếng: là người lười suy nghĩ, lười học tập, lười lao động và làm việc.
- Thành công: là mục đích, kết quả mà ta đạt được.
- Lỗ Tấn đã rút ra chân lí của sự thành công: Phải đổ mồ hôi, công sức, thời gian, trí tuệ, sự gian nan, vất vả, thậm chí nếm trải những thất bại mới có được thành công: "Trên đường thành công không có dấu chân của người lười biếng".
b. Phân tích, chứng minh:
- Con đường dẫn tới thành công là con đường chông gai, đầy khó khăn, thử thách chứ không phải bằng nhung lụa:
+ Đó là cả quá trình học tập, lao động, nghiên cứu, sáng tạo không ngừng, đòi hỏi con người phải cần cù, miệt mài, chịu khó và có ý chí thì mới thành.
+ Không có thành cong, thành quả nào mà không phải đổ mồ hôi, công sức.
- Người nông dân làm ra hạt gạo phải "một nắng hai sương":
"Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần"
(Ca dao)
- Một công trình khoa học, một sáng chế ra đời: là cả một quá trình nghiên cứu, lao động miệt mài, khó nhọc của người kĩ sư mới có được.
- Trở thành một giáo viên giỏi, một bác sĩ giỏi, một nhà văn nổi tiếng, được mọi người kính trọng: phải đổi bằng cả tâm huyết cuộc đời cho sự nghiệp.
- Trở thành một học sinh giỏi: phải biết nuôi dưỡng hoài bão, ước mơ cao đẹp và phải nỗ lực hết mình để thực hiện nó. Không thể là một người "há miệng chờ sung", "ôm cây đợi thỏ"…

c. Bình luận:
- Không có sự thành công nào cho người lười biếng. Phê phán thói lười biếng đã có rất nhiều câu nói:
+ "Làm biếng ngồi ăn lở núi non" (Nguyễn Trãi)
+ "Sự buồn chán bước vào thế giới qua cửa lười biếng" (La Bruye)
+ "Lười biếng là mẹ đẻ của sự ăn cắp và đói rét" (V. Huy-go)
Vậy lười biếng là một thói xấu. Câu nói của Lỗ Tấn cũng nhằm phê phán thói lười biếng.
- Khẳng định: 
+ Bất cứ sự thành công nào cũng cần có sự cần cù, chăm chỉ, kiên trì, kiên trì, kiên trì, chịu khó.
+ Lười biếng, ỷ lại, ngại khó ngại khổ sẽ chẳng bao giờ làm việc gì có ý nghĩa.
3. Kết bài:
- Hãy xây dựng ước mơ, hoài bão và nhân cách của mình bằn sức lao động, bằng sự cần cù chăm chỉ.
- Có như vậy mới trở thành người tài đức, mới có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Hồ Chí Minh nói:
"Trong xã hội ta không có nghề nào thấp kém, chỉ những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đáng xấu hổ"
III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ:
* Các tiêu chí đánh giá:
- Nhận thức đúng vấn đề nghị luận chưa?
- Vận dụng các thao tác lập lụân như thế nào?
- Hệ thống luận điểm đủ hay thiếu? Sắp xếp hợp lí chưa?
- Các luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) có chặt chẽ, tiêu biểu, phù hợp với vấn đề không?
- Những lỗi về kĩ năng, diễn đạt:
+ Chính tả
+ Dùng từ
+ Đặt câu
+ Xây dựng đoạn
* Ưu điểm:
- Nhận thức vấn đề nghị luận: Đa số nhận thức đúng vấn đề, không có tình trạng xa đề, lạc đề
- Vận dụng các thao tác lập luận: Có ý thức sử dịng các thao tác.
- Hệ thống ý: Không có nhiều ưu điểm nổi bật.
- Các lí lẽ, dẫn chứng: Phần nhiều lập luận được, biết cách đưa dẫn chứng.
- Kĩ năng, diễn đạt: Đa số diễn đạt trôi chảy.
* Khuyết điểm:
- Nhận thức vấn đề nghị luận:
- Vận dụng các thao tác: Vận dụng thao tác giải thích chưa hợp lí, một số bài chưa vận dụng thao tác chứng minh.
- Hệ thống ý: Phần nhiều bài viết ý chưa phong phú, triển khai chưa triệt để, phần nêu lên bài học còn sơ sài.
- Các lí lẽ, dẫn chứng: Một số bài viết chỉ kể chuyện, câu chuyện khó xảy ra trong thực tế, thiếu dẫn chứng tiêu biểu.
- Kĩ năng, diễn đạt: Một số bài diễn đạt tối nghĩa, câu văn không rõ ràng, dùng từ chưa phù hợp (xưng “em”, từ khẩu ngữ…)* Biểu điểm:
- Điểm 9 - 10: Đáp ứng tốt và đầy đủ các yêu cầu trên về nội dung và kĩ năng.
 - Điểm 7 - 8: Trình bày được khoảng 2/3 số ý đã nêu, bố cục rõ ràng, hợp lý, có một số nội dung giải quyết tốt, có thể mắc sai sót nhỏ về diễn đạt.
 - Điểm 5 - 6: Giải quyết được 1/2 số ý nói trên, phân tích dẫn chứng chưa sâu sắc, diễn đạt còn hạn chế.
 - Điểm 3 - 4: Trình bày được khoảng 1/3 số ý nói trên, phân tích dẫn chứng chưa sâu sắc, diễn đạt còn hạn chế.
 - Điểm 1 - 2: Phân tích đề yếu, không nắm được yêu cầu của đề, diễn đạt kém.
 - Điểm 00: Không hiểu đề, mắc lỗi trầm trọng về kiến thức và kĩ năng
IV. SỬA LỖI BÀI VIẾT:
* Các lỗi thường gặp cần tránh:
- Thiếu ý, thiếu trọng tâm, ý không rõ, sắp xếp ý không hợp lí.
- Sự kết hợp các thao tác lập luận chưa hài hoà, chưa phù hợp với từng ý.
- Kĩ năng phân tích, cảm thụ còn kém.
- Diễn đạt chưa tốt, còn dùng từ, viết câu sai, diễn đạt tối nghĩa, trùng lặp
* Một số lỗi phổ biến:
 - Dùng từ sai.
- Câu sai ngữ pháp.
- Lập luận chưa chặt chẽ.
- Bố cục đoạn chưa đúng. 
V. BÀI VIẾT TIÊU BIỂU:
- Bài viết tốt: 
- Bài viết đạt yêu cầu:
- Bài viết kém
VI. TỔNG KẾT RÚT KINH NGHIỆM:

* Thống kê: 
10B1
10B2


Điểm giỏi: 
0%
6,3%


Điểm khá: 
6,1%
15,6%


Điểm TB: 
30,3%
43,8%


Điểm kém: 
63,6%
34,3%





File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA 1 TIET LAN 1 KHOI 10 HK II.doc
Đề thi liên quan