Đề kiểm tra 1 tiết lần 2 lớp 11 năm học 2008 – 2009 Môn Ngữ Văn - Học Kì II Trường Thpt Cái Bè

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết lần 2 lớp 11 năm học 2008 – 2009 Môn Ngữ Văn - Học Kì II Trường Thpt Cái Bè, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT TIỀN GIANG ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 2 LỚP 11
 TRƯỜNG THPT CÁI BÈ NĂM HỌC 2008 – 2009
 MÔN NGỮ VĂN - HỌC KÌ II ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ: 
Cảm nhận của em về bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. ĐÁP ÁN:
1. Yêu cầu chung:
- Kiểu bài: Nghị luận văn học.
- Các thao tác cần dùng: Phân tích, nêu cảm nghĩ….
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, văn có cảm xúc, dẫn chứng chính xác, bố cục hợp lí…
- Nội dung: Vẻ đẹp tâm hồn của Bác trong bài thơ.
2. Yêu cầu cụ thể:
Bài viết cần đảm bảo được những ý cơ bản sau:
- Vài nét về tác giả và phong cách sáng tác của Bác.
- Chủ đề bài thơ: tình yêu thiên nhiên cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh.
- Hai câu đầu: Cảnh thiên nhiên buổi chiều tà ở vùng rừng núi trên đường chuyển lao :
+ Cảnh thiên nhiên: 
 o cánh chim bay mỏi, nhưng gợi cảm giác đầm ấm sum họp khi cánh chim “về rừng”.
 o “Chòm mây” lẻ loi, cô độc “trôi nhẹ” ung dung thanh thản .
+ Bút pháp cổ điển:
 o Lấy điểm vẽ diện, lấy động tả tĩnh.
 o Cách cảm nhận thời gian: Chim bay về tổ, báo hiệu thời gian của buổi chiều tối.
+ Hình ảnh thơ mang dáng dấp Đường thi: 
 o Có cánh chim bay về rừng; Có chòm mây trôi ung dung, thanh thản. Cảnh chiều buồn nhưng không ảm đạm mà nên thơ, thanh cao, khoáng đạt do cách nhìn và người ngắm cảnh có một tâm hồn thanh thản, phóng khoáng, cảm nhận tinh tế vẻ đẹp thiên nhiên.
=> Tâm hồn người tù: Dù cô đơn nhưng lòng luôn hướng về sự sống, tình yêu thiết tha gắn bó, trân trọng dành cho thiên nhiên.
- Hai câu sau: Niềm say mê lao động của cô thôn nữ 
+ Hình ảnh con người: Hình tượng thơ vận động hướng về sự sống: Cảnh chiều chuyển sang tối sinh động, ấm áp với sinh hoạt của con người, với âm thanh của cuộc sống, với vẻ bình dị, khỏe khoắn của cô gái trong lao động.
+ Nghệ thuật mang nhiều nét hiện đại:
 o Bút pháp tả thực: cô thôn nữ đang xay ngô bên bếp lửa hồng.
 o Điệp ngữ “ma bao túc - bao túc ma” + kết lại bằng chữ “hoàn” gợi vòng quay uyển chuyển, đều đặn, liên tục của cối xay. Khi vòng quay vừa dứt thì bếp lò rực đỏ, ánh sáng bừng lên, bao trùm không gian, thời gian, gieo ấn tượng tin yêu, lạc quan. Đó là niềm say mê, sự miệt mài lao động 
+ Tứ thơ kín đáo, ẩn trong từ “hồng” (là thi nhãn, nhãn tự bài thơ). 
 o Sắc hồng át đi cái mờ xám, mỏi mệt của cảnh chiều. Chiếu sáng hình ảnh con người lao động: khỏe mạnh, bình dị mà tuyệt đẹp.
 o Màu hồng lạc quan Cách mạng, màu của ấm áp tình người.Ước mơ thầm kín của người tù về mái ấm gia đình
à Bức tranh vừa bao la mênh mông, vừa gần gũi ấm áp.

+ Tâm hồn người tù: 
 o Yêu và thiết tha gắn bó với vẻ đẹp của cuộc sống đến quên cả mọi đớn đau trong cảnh lao tù, 
 o Là niềm cảm thông, sẻ chia, sự nâng niu trân trọng đối với nỗi vất vả của người lao động sau một ngày dài vất vả.
à Vẻ đẹp của con người khơi dậy sức sống khoẻ khoắn và làm bừng sáng bức tranh. Con người là vẻ đẹp trung tâm của cuộc sống giản dị đời thường.
- Nhận định chung:
+ Bài thơ cho thấy tình yêu thiết tha đối với những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống.
+ Bài thơ có sự kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại.

II. BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 9–10:

+ Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên
+ Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, chính xác.
+ Diễn đạt tốt. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 7 – 8:
+ Đáp ứng được phần lớn những yêu cầu trên
+ Bố cục, lập luận rõ ràng, dẫn chứng chính xác
+ Diễn đạt trôi chảy, có thể có một ít lỗi diễn đạt.
- Điểm 5 – 6:
+ Đáp ứng nửa những yêu cầu nêu trên
+ Bố cục hợp lí, dẫn chứng chính xác. 
+ Văn chưa trôi chảy nhưng cũng diễn đạt được ý, không nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 3 – 4:
+ Khai thác còn sơ lược
+ Bố cục có chỗ chưa hợp lí, dẫn chứng chưa chính xác.
+ Văn chưa trôi chảy nhưng cũng diễn đạt được ý, mắc khá nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 2 – 1:
+ Còn lúng túng trong phương pháp, chưa biết cách khai thác.
+ Nội dung còn sơ sài, dẫn chứng chưa đúng.
+ Bố cục lộn xộn. Văn viết lủng củng, nhiều lỗi diễn đạt
- Điểm 2 – 1:
Sai cả nội dung và phương pháp làm bài.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docBAI VIET SO 6(1).doc