Đề kiểm tra 1 tiết (lần 2) môn điện dân dụng lớp 11 thời gian làm bài: 45 phút
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết (lần 2) môn điện dân dụng lớp 11 thời gian làm bài: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (LẦN 2) MÔN ĐIỆN DÂN DỤNG LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút; (40 câu trắc nghiệm) Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Lôùp : . . . . . . . 01. ; / = ~ 11. ; / = ~ 21. ; / = ~ 31. ; / = ~ 02. ; / = ~ 12. ; / = ~ 22. ; / = ~ 32. ; / = ~ 03. ; / = ~ 13. ; / = ~ 23. ; / = ~ 33. ; / = ~ 04. ; / = ~ 14. ; / = ~ 24. ; / = ~ 34. ; / = ~ 05. ; / = ~ 15. ; / = ~ 25. ; / = ~ 35. ; / = ~ 06. ; / = ~ 16. ; / = ~ 26. ; / = ~ 36. ; / = ~ 07. ; / = ~ 17. ; / = ~ 27. ; / = ~ 37. ; / = ~ 08. ; / = ~ 18. ; / = ~ 28. ; / = ~ 38. ; / = ~ 09. ; / = ~ 19. ; / = ~ 29. ; / = ~ 39. ; / = ~ 10. ; / = ~ 20. ; / = ~ 30. ; / = ~ 40. ; / = ~ Câu 1: Hệ số an toàn trong cách điện máy biến áp là A. tỉ số giữa điện áp chọc thủng cách điện và điện áp định mức của máy biến áp. B. tỉ số giữa công suất có ích và công suất toàn phần của máy biến áp. C. nhiệt độ cho phép làm việc của máy biến áp. D. tỉ số giữa điện áp định mức của máy biến áp và điện áp chọc thủng cách điện. Câu 2: Lõi thép máy biến áp được ghép từ các lá thép vì lí do sau: A. Giảm dòng fucô B. Giảm tiếng ồn. C. Tiết kiệm vật liệu. D. Dễ lồng vào cuộn dây. Câu 3: Ở các cột điện có các bình điện, để phân phối điện cho một số hộ gia đình. Các bình điện đó là A. Máy biến áp phân phối hạ áp. B. Máy biến áp phân phối tăng áp. C. Máy biến áp ổn định dòng điện. D. Máy biến áp biến đổi dòng một chiều thành dòng xoay chiều. Câu 4: Tỉ số biến đổi của máy biến áp k còn gọi là tỉ số biến áp có giá trị A. k = 1 là máy biến áp chỉ biến đổi dòng điện. B. k > 1 là máy biến áp tăng áp. C. k < 1 lá máy biến áp tăng áp. D. k < 1 là máy biến áp chỉ biến đổi tần số. Câu 5: Chọn câu đúng. A. Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng xuất hiện suất điện động tự cảm khi từ thông biến thiên ở cuộn thứ cấp móc vòng qua cuộn sơ cấp. B. Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng xuất hiện suất điện động cảm ứng khi từ thông biến thiên ở cuộn thứ cấp móc vòng qua cuộn sơ cấp. C. Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng xuất hiện suất điện động tự cảm khi từ thông biến thiên ở cuộn sơ cấp móc vòng qua cuộn thứ cấp. D. Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng xuất hiện suất điện động cảm ứng khi từ thông biến thiên ở cuộn sơ cấp móc vòng qua cuộn thứ cấp. Câu 6: Khi thiết kế máy biến áp người ta thường tích diện tích thực của mạch từ là để A. xác định số lá thép. B. xác định chiều dài dây quấn. C. xác định cửa sổ mạch từ. D. xác định số vòng dây quấn. Câu 7: Gọi n là số vòng dây mỗi lớp dây quấn, h là chiều cao cửa sổ, d là đường kính dây quấn có tính đến cách điện, e là chiều dày bìa. Số vòng dây mỗi lớp dây quấn được tính bởi A. ` B. ` C. ` D. ` Câu 8: Máy biến áp không sử dụng được cho dòng một chiều vì A. dòng một chiều không thể tăng hoặc giảm dòng điện được. B. dòng một chiều không thể tăng hoặc giảm tần số dòng điện được. C. dòng một chiều không thể tăng hoặc giảm điện áp được. D. dòng một chiều ở cuộn sơ cấp làm máy biến áp nóng và phát cháy do hiện tượng đoản mạch. Câu 9: Biện pháp đang sử dụng rộng rãi hiện nay để giảm hao phí do truyền tải điện năng là A. Giảm điện trở suất. B. Dùng máy biến thế C. Tăng tiết diện của dây tải điện. D. Giảm khoảng cách tải điện giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ. Câu 10: Mạch từ của máy biến áp được ghép từ nhiều lá thép mỏng nhắm mục đích: A. Giảm khối lượng cho máy. B. Để dễ dàng khi lắp ráp máy. C. Giảm tổn hao năng lượng cho máy. D. Giảm đoản mạch cho máy. Câu 11: Máy biến áp tự ngẫu A. dùng giảm điện áp và dòng điện khi đưa vào các đồng hồ đo lường điện. B. dùng giữ cho điện áp của vòng thứ cấp không đổi khi điện áp của vòng sơ cấp thay đổi. C. dùng để điều chỉnh điện áp của vòng dây sơ cấp. D. dùng để điều chỉnh điện áp của vòng dây thứ cấp. Câu 12: Máy biến áp dùng trong thí nghiệm nhằm A. thực hiện các thí nghiệm có điện áp rất thấp. B. thực hiện các thí nghiệm có cường độ dòng điện thấp. C. thực hiện các thí nghiệm có điện áp cao. D. thực hiện các thí nghiệm có tần số cao. Câu 13: Chọn công thức đúng về mối liên hệ giữa điện áp (U1, U2), số vòng dây (N1, N2) và cường độ dòng điện (I1, I2) của các cuôn dây sơ cấp và thứ cấp của máy biến áp A. ` B. ` C. ` D. ` Câu 14: Một máy biến áp kiểu bọc có công suất làm việc 40V.A, hiệu suất 80%, bề rộng trụ của lõi thép là 3,2cm, bề dày mỗi lá thép là 0,6mm. Tính số là thép của máy biến áp A. 45 B. 43 C. 46 D. 44 Câu 15: Chọn câu sai. A. Các hiện tượng gây ra phóng điện làm hỏng chất cách điện thường do hiện tượng ion hoá của các bọt khí tồn tại trong chất cách điện. B. Các hiện tượng gây ra phóng điện làm hỏng chất cách điện thường do độ dẫn điện của chất cách điện tăng theo nhiệt độ. C. Các hiện tượng gây ra phóng điện làm chọc thủng chất cách điện thường do sự tồn tại thành phần dẫn điện trong chất cách điện. D. Các hiện tượng gây ra phóng điện làm hỏng chất cách điện thường do máy biến áp làm việc không đủ tải. Câu 16: Khi đóng điện cho máy biến áp, máy không làm việc là do mấy nguyên nhân A. 7 B. 4 C. 6 D. 5 Câu 17: Để tính toán thiết kế máy biến áp một pha người ta cần phải thực hiện các bước sau: (1): Tính tiết điện dây quấn; (2): Tính toán mạch từ; (3): Tính diện tích cửa sổ lõi thép; (4): Xác định công suất của máy biến áp; (5): Tính số vòng dây của các cuộn dây. Trình tự tính toán là: A. 4 ® 2 ® 1 ® 5 ® 3 B. 4 ® 2 ® 5 ® 1 ® 3 C. 4 ® 2 ® 1 ® 3 ® 5 D. 4 ® 1 ® 2 ® 5 ® 3 Câu 18: Máy biến thế A. hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ bằng cách sử dụng từ trường quay. B. là máy tăng thế khi số vòng dây cuộn sơ cấp nhỏ hơn số vòng dây cuộn thứ cấp. C. làm tăng hiệu điện thế lên bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện giảm bấy nhiêu lần. D. dùng để tăng, giảm hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều và dòng điện không đổi. Câu 19: Tìm điện áp U1 đặt vào dây quấn sơ cấp một máy biến áp khi biết số vòng dây sơ cấp và thứ cấp lần lượt là N1 = 1200 vòng và N2 = 600 vòng; điện áp thứ cấp U2 = 110V. A. U1 = 600 V B. U1 = 220 V C. U1 = 55 V D. U1 = 1200 V Câu 20: Chọn câu sai. Mạch từ của máy biến áp là các lá tôn phải thật phẳng và mỏng nhằm: A. gây tổn thất không tải lớn. B. công suất tổn thất nhỏ đi. C. quấn dây khó khăn hơn. D. tránh gây ngắn mạch giữa các lá tôn. Câu 21: Sau khi làm thực hành đối với một nghề điện dân dụng, học sinh cần đánh giá thái độ làm việc gì? A. kết quả sản phẩm và kết quả chuẩn bị. B. vệ sinh môi trường và an toàn lao động. C. quy trình thực hành và an toàn lao động. D. kết quả sản phẩm và vệ sinh môi trường. Câu 22: Máy biến áp dùng để: A. Biến đổi điện áp. B. Biến đổi dòng điện. C. Biến đổi tần số. D. Biến đổi điện năng tiêu thụ. Câu 23: Hệ số lắp đầy của sổ dùng để tính A. tiết diện dây quấn. B. diện tích trụ lõi thép. C. diện tích cửa sổ. D. chiều cao cửa sổ. Câu 24: Để thay đổi điện áp đầu ra của máy biến áp ta thường làm cách nào trong các cách sau: A. Thay đổi số vòng dây cuộn sơ cấp. B. Thay đổi số vòng dây cuộn thứ cấp. C. Thay đổi điện áp nguồn. D. Thay đổi công suất của phụ tải. Câu 25: Máy biến áp dùng trong gia đình có tác dụng A. Ổn định điện áp cho các tải. B. Dùng cho máy giặt khởi động tốt hơn. C. Dùng khởi động máy bơm nước được dễ dàng hơn. D. Dùng khởi động màn hình của truyền hình có điện áp cao. Câu 26: Máy biến áp kiểu bọc có điện áp sơ cấp và thứ cấp lần lượt là U1 = 220V, U2 = 48V. I2 = 1,25A, hiệu suất 80%. Các thông số mạch từ: Bề rộng trụ a = 2,6cm; bề dày lá thép e = 0,32mm; hệ số lắp đầy lá thép Kl = 0,8; hằng số thực nghiệm Ktn = 52. Dây quấn có cách điện đường kính d = 1,2mm. Giả sử chiều dài các vòng dây quấn như nhau. Tính chiều dài dây điện cần quấn cho máy biến áp. A. 169 m B. 144 m C. 121 m D. 166 m Câu 27: Quy trình thực hành quấn máy biến áp một pha cần bao nhiêu bước cơ bản? A. 4 bước. B. 5 bước. C. 6 bước. D. 7 bước. Câu 28: Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế dựa trên hiện tượng nào trong các hiện tượng sau? A. Hiện tượng quang điện. B. Hiện tượng tự cảm. C. Hiện tượng cảm ứng điện từ và từ trường quay. D. Hiện tượng cảm ứng điện từ. Câu 29: Một máy biến áp có cuộn sơ cấp 1000 vòng và cuộn thứ cấp 500 vòng máy này là: A. tăng áp 3 lần B. tăng áp 2 lần C. giảm áp 2 lần D. giảm áp 3 lần Câu 30: Máy biến áp khi sử dụng bị cháy là do: A. Công suất không đủ cung cấp cho tải. B. Các lá thép ép không chặt. C. Rò điện ra vỏ máy. D. Số vòng dây quấn vượt quá tính toán. Câu 31: Quá trình chuyển hóa năng lượng trong máy biến áp như sau: 1.Đường sức từ móc vòng sang cuộn dây thứ cấp, 2. Cho dòng điện vào cuộn dây sơ cấp, 3. Dòng điện qua cuộn dây sinh ra từ trường, 4. Cuộn thứ cấp có dòng điện cảm ứng. A. 2 – 3 – 1 - 4 B. 4 – 3 – 2 - 1 C. 1 – 2 – 3 - 4 D. 3 – 1 – 4 - 2 Câu 32: Trong truyền tải và phân phối điện năng, người ta dùng máy biến áp bằng cách A. Giảm điện áp trước khi truyền đi từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ. B. Tăng điện áp trước khi truyền tải và giảm điện áp trước khi tiêu thụ. C. Tăng điện áp trước khi truyền đi từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ. D. Ổn định điện áp trong suốt quá trình từ các nhà máy điện đến nơi tiêu thụ. Câu 33: Chu kì tẩm, sấy dây quấn máy biến áp là A. 40 giờ đến 50 giờ. B. 12 giờ đến 24 giờ. C. 5 giờ đến 6 giờ. D. 2 giờ đến 3 giờ. Câu 34: Để tăng áp 3 lần người ta sử dụng máy biến áp có A. số vòng dây ở cuộn thứ cấp gấp 3 lần số vòng dây cuộn sơ cấp. B. số vòng dây ở cuộn sơ cấp gấp 1,5 lần số vòng dây cuộn thứ cấp. C. số vòng dây ở cuộn sơ cấp gấp 3 lần số vòng dây cuộn thứ cấp. D. số vòng dây ở cuộn thứ cấp gấp 1,5 lần số vòng dây cuộn sơ cấp Câu 35: Tuổi thọ của máy biến áp phần lớn thường phụ thuộc vào: A. độ phẳng của các lá thép dùng làm mạch từ. B. chất cách điện của máy biến áp. C. độ dày, mỏng của các lá thép dùng làm mạch từ. D. đồ bền cơ học của dây quấn sơ và thứ cấp. Câu 36: Nhiệt độ cho phép làm việc của máy biến áp phụ thuộc vào A. dây quấn sơ cấp. B. dây quấn thứ cấp. C. mạch từ. D. chất cách điện. Câu 37: Máy biến áp tự ngẫu dùng trong gia đình, làm việc như sau: khi điện áp cung cấp thay đổi, muốn giữ điện áp thứ cấp không đổi, người ta thường A. tăng số vòng dây của cả hai cuộn sơ cấp và thứ cấp sao cho điện áp ở hai cuộn luôn luôn tăng. B. điều chỉnh số vòng dây của cuộn sơ cấp và giảm số vòng dây ở cuộn thứ cấp sao cho điện áp thứ cấp giảm. C. điều chỉnh số vòng dây của cuộn sơ cấp và tăng số vòng dây ở cuộn thứ cấp sao cho điện áp thứ cấp tăng. D. điều chỉnh cả số vòng dây ở cuộn sơ cấp và thứ cấp sao cho điện áp ở cuộn thứ cấp không thay đổi. Câu 38: Chọn kết quả phù hợp. Kiểm tra không tải của máy biến áp trước khi đưa vào sử dụng là kiểm tra (1) nhiệt độ; (2) tiếng kê phát ra từ lõi thép; (3) không có hiện tượng chập mạch; (4) Điện áp ra phù hợp với định mức thiết kế; (5) chuông báp quá áp; (6) cầu chì và áptômát bảo vệ. A. 2 – 3 – 4 – 5 B. 1 – 3 – 5 – 6 C. 1 – 2 – 3 – 4 D. 3 – 4 – 5 – 6 Câu 39: Định nghĩa nào sau đây về máy biến thế là chính xác? A. Máy biến thế là một thiết bị biến đổi hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều. B. Máy biến thế là một thiết bị biến đổi một hiệu điện thế của dòng điện này thành một hiệu điện thế của dòng điện khác. C. Máy biến thế là một thiết bị biến đổi hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều nhưng không làm thay đổi tần số D. Máy biến thế là một thiết bị biến đổi hiệu điện thế của dòng điện nhưng không làm thay đổi tần số. Câu 40: Chú ý khi quấn dây, đầu dây ra nối vào các chuyển mạch không được đưa ra A. hai vùng má bìa của khuôn bìa. B. vùng cửa sổ của mạch từ. C. vùng má bìa của khuôn bìa. D. cùng một phía dễ gây ngắn mạch. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
File đính kèm:
- BAI KIEM TRA VE MAY BIEN AP.doc