Đề kiểm tra 1 tiết môn công nghệ 8 tiết 27
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết môn công nghệ 8 tiết 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN CÔNG NGHỆ 8 TIẾT 27 ĐỀ 1: Câu 1:(4đ) Nêu khái niệm mối ghép động? có mấy loại khớp động thưyờng gặp? Nêu đặc điểm và ứng dụng của khớp tịnh tiến? Câu 2: (4đ) Nêu khái niệm, dấu hiệu và phân loại chi tiết máy? Hãy cho biết vòng bi có phải là chi tiết máy không? Giải thích vì sao? Câu 3: (2đ) Em hãy so sánh ưu nhược điểm và phạm vi sữ dụng của vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1: (4đ) Khái niệm mối ghép động: (1đ) Mối ghép động là mối ghép mà trong đó các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau. Các loại khớp động thường gặp: (0,5đ) Khớp tịnh tiến, khớp cầu, khớp quay, khớp vít... Đặc điểm của khớp tịnh tiến: (2đ) Mọi điểm trên vật tịnh tiến có chuyển động giống hệt nhau (Quỷ đạo chuyển động, vận tốc...) Khi khớp tịnh tiến làm việc hai chi tiết trượt lên nhau tạo ma sát lớn cản trở chuyển động. Để khắc phục người ta sữ dụng vật liệu chịu mài mòn, làm nhẵn bóng bề mặt hoặc thường bôi trơn bằng dầu mỡ. Ứng dụng: (0,5đ) Dùng chủ yếu trong cơ cấu biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay hoặc ngược lại Câu 2: (4đ) Khái niệm: (1đ) Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy. Dấu hiệu: (0,5đ) Là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được nữa. Phân loại: (1đ) Theo công dụng chi tiết máy được chia làm 2 nhóm: Nhóm có công dụng chung: bu lông, đai ốc, vòng bi, bánh răng, lò xo... Nhóm có công dụng riêng: Khung xe đạp, kim máy khâu, trục khuỷu... Trả lời và giải thích đúng (1,5đ) Vòng bi là một chi tiết máy vì: Tuy vòng bi có thể tháo nhỏ ra được, nhưng khi tháo nhỏ ra thì không thực hiện được một nhiệm vụ nào trong máy, mà chỉ khi ghép lại mới thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy. Do đó tại cơ sở sản xuất thì vòng bi là một cụm chi tiết còn trong một máy cụ thể thì vòng bi được xem là một chi tiết máy theo kiểu quy ước. Câu 3: (2đ) Ưu nhược điểm và phạm vi sữ dụng của vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại: Kim loại có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt còn vật liệu phi kim loại không có tính dẫn điện, dẫn nhiệt. Giá thành vật liệu kim loại đắt còn phi kim rẽ hơn. Vật liệu phi kim loại dễ gia công, không bị oxyhoá, ít bị mài mòn so với vật liệu kim loại. Chúng đều được sữ dụng rộng rãi trong sản xuất. ĐỀ 2: Câu 1: (4đ) Trình bày cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng ren? Để hãm cho đai ốc khỏi bị lỏng người ta có những biện pháp nào? Câu 2: (4đ) Các chi tiết máy được ghép với nhau bằng những mối ghép nào? Nêu khái niệm, phân loại và cho ví dụ minh hoạ cho từng mối ghép đó? Câu 3: (2đ) Để an toàn khi cưa chúng ta phải thực hiện những quy định nào? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1: (4đ) Cấu tạo của mối ghép bằng ren (1,5đ) Mối ghép bằng bu lông gồm: bu lông, đai ốc, vòng đệm và các chi tiết ghép Mối ghép bằng vít cấy gồm: vít cấy, đai ốc, vòng đệm và các chi tiết ghép. Mối ghép bằng đinh vít gồm: đinh vít và chi tiết được ghép. Đặc điểm và ứng dụng (1,5đ) Mối ghép bằng ren có cấu tạo đơn giản dễ tháo lắp nên được sữ dụng rộng rãi. Mối ghép bu lông: dùng để ghép các chi tiết có bề dày nhỏ. Mối ghép vít cấy: Có thể dùng để ghép các chi tiết có bề dày khá lớn. Mối ghép đinh vít chỉ dùng cho những mối ghép chịu lực nhỏ. Để hãm cho đai ốc không bị lỏng (1đ) Dùng vòng đệm hãm, vòng đệm vênh. Dùng đai ốc khoá: Vặn thêm một đai ốc phụ sau đai ốc chính. Dùng chốt cài ngang qua giữa vít và ốc. Câu 2: (4đ) Chi tiết máy được ghép với nhau bằng 2 mối ghép: Mối ghép cố định và mối ghép động.(1đ) Mối ghép cố định: (1,5đ) Khái niệm: Mối ghép cố định là mối ghép mà trong đó các chi tiết được ghép không có sự chuyển động tương đối với nhau. Phân loại: có 2 loại + Mối ghép tháo được: là mối ghép có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi ghép. Ví dụ như: Mối ghép bằng vít, bằng ren, bằng then, chốt... + Mối ghép không tháo được: Là mối ghép không thể tháo rời các chi tiết nguyên vẹn như trước khi ghép. Ví dụ: Mối ghép bằng đinh tán, bằng hàn... Mối ghép động: (1,5đ) Khái niệm: Mối ghép động là mối ghép mà trong đó các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau. Phân loại: + Khớp tịnh tiến: hộp diêm, mối ghép píp tông - xi lanh, mối ghép sống trượt - rãnh trượt... + Khớp quay: Mối ghép bản lề cửa, ổ trục, trục vít... + Khớp cầu: Mối ghép ở gương chiếu hậu xe máy, mối ghép giữa cần số với các bánh răng hộp số của xe ô tô... Câu 3: (2đ) Để an toàn khi cưa phải thực hiện các quy định sau: Kẹp vật cưa phải đủ chặt. Lưỡi cưa cang vừa phải, không dùng cưa không có tay nắm hoặc tay nắm bị vỡ. Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa nhẹ hơn và đỡ vật để không bị rơi vào chân. Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vào mạch cưa vì mạt cưa sẽ bắn vào mắt.
File đính kèm:
- KIEM TRA 1 TIET MON CONG NGHE 8.doc