Đề kiểm tra 1 tiết môn học tiếng việt

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết môn học tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS DAK NANG	KIỂM TRA 1 TIẾT
HỌ VÀ TÊN:………………………….	MÔN: TIẾNG VIỆT
LỚP: 7….
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN






TRẮC NGHIỆM (4đ)
Câu 1: Từ ghép nào dưới đây không phải là từ ghép chính phụ?

A . Ông bà
B . Ông ngoại
C . Bà ngoại
D . Nhà ngoại

Câu 2: Từ ghép nào dưới đây không phải là từ ghép đẳng lập?

Nhà cửa
Sách vở
Xanh mướt
Núi non

Câu 3: Đại từ “ Ai” trong bài ca dao sau giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
“ Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?”

Chủ ngữ
Vị ngữ
Trạng ngữ
Phụ ngữ

Câu 4: Chọn cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống:
…….Nguyễn Đình Chiểu bị mù cả hai mắt……..tấm lòng thì trong sáng vô cùng.

Vì…nên
Hễ…thì
Mặc dù…nhưng
Nều…thì

Câu 5: Câu sau mắc lỗi sai gì về quan hệ từ?
“ Vì cố gắng học tập nên nó đạt thành tích không cao”
Thiếu quan hệ từ, thừa quan hệ từ
Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
Thừa quan hệ từ
Câu 6: Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa?

Trắng – đen
Đắt – rẻ
Sống – chết
Sượng – ương

Câu 7: Tìm từ không trái nghĩa với từ “chín”:

Sống
Sượng
Ương
Mềm

Câu 8: Trong các từ sau, từ nào trái nghĩa vời từ “ xinh đẹp”?

Yểu điểu
Duyên dáng
Xấu xí
Xấu xa

Câu 9: Trong các nhóm đại từ dưới đây, đâu là nhóm đại từ để trỏ?

Tôi, tao, ai, sao.
Tôi, tao, bao nhiêu, mấy.
Tôi, tao, bấy nhiêu, thế.
Ai, gì, sao, thế.

Câu 10: Trong các từ sau, từ nào có thể được sử dụng như một đại từ?

Bác
Nhà
Đất 
Nước

Câu 12: Nghĩa của từ ghép chính phụ có tính chất gì?

Tính chất hợp nghĩa
Tính chất hợp nghĩa và phân nghĩa
Tính chất phân nghĩa
Không có tính chất gì

Câu 13: Chọn một từ ghép thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
“ Anh ấy là một chiến sĩ…….”

Mát tay
Nóng lòng
Gang thép
Tay Chân 

Câu 14: Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:
……nó không cận thận……nó đã giải sai bài toán

Nhờ…nên
Tại …nên
Nếu…thì
Vì…nên

Câu 15: Các từ: Trời đất, vợ chồng, đưa đón, xa gần, tìm kiếm…là những từ gì?

Từ ghép chính phụ
Từ láy
Từ ghép
Từ ghép đẳng lập

Câu 16: Có mấy loại từ ghép?

Một
Hai
Ba
Bốn

TỰ LUẬN (6đ)	
Câu 1: (3đ)Tìm ở mỗi câu thơ trong bài thơ sau những cặp từ trái nghĩa:
Yếu trâu còn hơn khỏe bò.
Vô thưởng vô phạt chẳng lo lắng gì.
Sống để bụng, chết mang đi.
Có mới nới cũ hay gì bạn ơi.
Dòng sông bên lở bên bồi,
Bên lở thì đục, bên bồi thì trong.
Khôn nhà dại chợ long đong.
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.
Thế gian không ít thì nhiều.
Không dưng ai dễ đặt điều cho ai.
Tối trăng còn hơn sáng sao.
Ăn không nói có làm sao vừa lòng.
Câu 2: (3đ)Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu có sử dụng các từ ghép sau: quần áo, sách vở, bút mực, bàn ghế. 
Câu 3: (Dành cho hs lớp A)
Chỉ ra hình thức chơi chữ trong các ví dụ sau:
Hoa mua ai bán mà mua, mẹ không ngã giá cho vừa lòng con.
Bạn vàng chơi với bạn vàng, đừng chơi bạn vện ra đường cắn nhau.
Phu là chồng. Phụ là vợ. Vì vợ, chồng phải đi phu.
Cuốc xuống ao uống nước, gà vào vườn ăn kê
Mẫu: Số em là số đào hoa, số anh đào ngạch hai ta cùng đào.
Đào đào hoa; đào đào xới.	……………………………………...

File đính kèm:

  • docKiem tra tieng viet(1).doc