Đề kiểm tra 1 tiết môn : sinh 6 (bài số 1)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết môn : sinh 6 (bài số 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 27 tháng 10 năm 2009 Điểm Tên…………………………..lớp 6a ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN : SINH 6 (bài số 1) PHẦN A: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ.án Câu 1: Nhóm cây nào gồm toàn rễ chùm? A. Chanh, bưởi, cỏ mần trầu. B. Cà phê, cam, mít. C. Mướp, hành lá, chanh. D. Tỏi tây, lúa, hành lá. Câu 2: Thân cây to ra do đâu? A. Tầng phát sinh. B. Tầng sinh trụ. C. Tầng sinh vỏ. D. Vỏ và ruột. Câu 3: Cây xương rồng thuộc loại thân gì? A. Thân củ. B. Thân leo. C. Thân mọng nước. D. Thân rễ. Câu 4: Cần làm gì để cho bộ rễ của cây trồng phát triển mạnh? A. Cung cấp đủ nước. B. Xới đất tơi xốp. C. Bón phân hợp lí. D. Vun gốc để cây mọc thêm rễ phụ. Câu 5: Những cây nào được sử dụng biện pháp bấm ngọn? A. Hoa hồng, mía, bằng lăng. B. Mồng tơi, mướp ,hoa hồng C. Rau cải, bằng lăng, mướp. D. Mía, mồng tơi, bạch đàn. Câu 6: Rễ cây hút nước và muối khoáng hòa tan chủ yếu do bộ phận nào? A. Miền chóp rễ. B. Miền trưởng thành. C. Miền sinh trưởng. D. Miền lông hút. Câu 7: Phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa vì: A. Khi ra hoa cây ngừng sinh trưởng khối lượng củ không tăng. B. Khi ra hoa hình dạng của củ bị thay đổi. C. Khi ra hoa củ nhanh bị hỏng. D. Khi ra hoa chất dinh dưỡng trong củ bị giảm. Câu 8: Nhóm cây nào gồm toàn rễ cọc? A. Hồng xiêm, tỏi tây, khế, mít. B. Cà chua, lúa, thông, chanh. C. Lúa, cỏ mần trầu, bầu , mướp. D. Đậu, chanh, cải, bưởi. Câu 9: Miền hút là phần quan trọng nhất của rễ vì A. Có ruột chứa chất dự trữ. B. Có bó mạch vận chuyển các chất. C. Có lông hút. D. Có 2 phần vỏ và trụ giữa. Câu 10: Thân cây gồm những bộ phận nào? A. Thân chính, cành, chồi hoa, chồi lá. B. Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách. C. Thân chính, cành, chồi ngọn, chồi hoa. D. Thân chính, cành, chồi hoa, chồi nách. Câu 11: Tại sao khi bóc bỏ một khoanh vỏ mép vỏ phía trên phình to ra? A. Bóc bỏ lớp biểu bì của thân. B. Nước và muối khoáng vận chuyển từ lá xuống bị tích tụ. C. Bóc bỏ mạch gỗ của thân. D. Chất hưũ cơ vận chuyển từ trên xuống bị tích tụ. Câu 12: Tế bào lớn lên được là nhờ A. Sự trao đổi chất với môi trường bên ngoài. B. Sự tăng kích thước và thành phần của tế bào. C. Chất tế bào nhiều lên. D. Vách tế bào lớn lên. Câu 13: Cây khoai mì (sắn ) thuộc A. Giác mút. B. Rễ móc. C. Rễ thở. D. Rễ củ. Câu 14: Cây mướp và mồng tơi thuộc loại thân gì? A. Thân leo và thân bò. B. Tua cuốn và thân quấn. C. Thân cỏ và thân quấn. D. Thân cỏ và tua cuốn. Câu 15: Sự lớn lên và phân chia của tế bào thực vật có ý nghĩa A. Giúp cây dài ra và nhiều cành. B. Giúp cây sinh trưởng tốt. C. Giúp cây to ra và dài ra. D. Giúp cây sinh trưởng và phát triển. Câu 16: Người ta thường dùng phần ròng của cây để làm nhà, trụ cầu, tà vẹt... vì A. Gỗ dễ sử dụng. B. Gỗ có màu sáng đẹp C. Gỗ có nhiều hoa vân đẹp. D. Gỗ rắn chắc không bị mối mọt. Câu 17: Bộ phận quan trọng nhất của kính hiển vi là: A. Thân kính. B. Chân kính C. Ống kính. D. Bàn kính. Câu 18: Thân cây dài ra do đâu? A. Mô phân sinh ngọn. B. Sự lớn lên và phân chia của tế bào. C. Chồi ngọn. D. Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn. Câu 19: Thành phần cơ bản của tế bào là A. Vách tế bào, màng sinh chất, nhân, không bào. B. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân. C. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, lục lạp. D. Vách tế bào, màng sinh chất, nhân, lục lạp Câu 20: Nhân dân ta thường làm thế nào để nhân nhanh các giống cây ăn quả như cam, chanh, bưởi... A. Giâm cành. B. Gieo hạt. C. Chiết cành D. Trồng bằng hom. ----------------------------------------------- B/ TỰ LUẬN: Câu 1: Tế bào gồm những thành phần chủ yếu nào? Nêu chức năng của từng phần? (2 đ) Câu 2: So sánh cấu tạo trong miền hút của rễ và thân non. (2 đ) Câu 3: Bấm ngọn, tỉa cành cây sẽ phát triển như thế nào? (1 đ)
File đính kèm:
- de kiem tra(5).doc