Đề kiểm tra 1 tiết môn: Sinh 7 tuần 9 - Tiết 14 - Năm học 2013 - 2014

doc2 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết môn: Sinh 7 tuần 9 - Tiết 14 - Năm học 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo Dục Thành Phố CR ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi Môn : Sinh 7 Tuần 9.Tiết 14
 ------------------------------ Năm Học 2013-2014
ĐỀ 1
II/ Tự Luận:
Câu 1 Trùng biến hình sống ở đâu và di chuyển, bắt mồi,tiêu hóa mồi như thế nào?
Trùng biến hình sống ở các lớp váng ao hồ ngoài tự nhiên hay ở trong các bình nuôi cấy. Chúng di chuyển nhờ hình thành chân giả, dùng chân giả để bắt mồi và tiêu hóa mồi nhờ hình thành không bào tiêu hóa.
Câu 2 Trùng giày di chuyển, lấy thức ăn,tiêu hóa và thải bã như thế nào?
-Trùng di chuyển bằng cử động của các tiêm mao bao bọc quanh cơ thể
-Thức ăn nhờ long bơi cuốn vào miệng + thức ăn=>miệng=>hầu=>không bào co bóp=>tiết enzim biến đỏi thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên,chất bã được thải ra theo lỗ thoát thành cơ thể.
Câu 3 Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị giống nhau và khác nhau như thế nào?Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khỏe con người?vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra miền núi?- Giống: cùng ăn hồng cầu. 
– Khác:+Trùng kiết lị lớn,”nuốt” nhiều hồng cầu một lúc và tiêu hóa chúng, rồi sinh sản nhân đôi liên tiếp.
 + Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào hồng cầu ký sinh, ăn hết chất nguyên sinh trong hồng cầu rồi sinh sản cho nhiều trùng mới cung một lúc, rồi phá vở hồng cầu ra ngoài. Sau đó mổi trùng chui vào 1 hồng cầu khác cứ thế tiếp diễn .
-Có hại:-Trùng kiết lị thường tồn tại ở dạng bào xác, bào xác theo thức ăn nước uống vào ống tiêu hóa người.
-Đến ruột trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác và gây ra các vết loét ở niêm mạc ruột, ăn hồng cầu ở đó để tiêu hóa và sinh sản rất nhanh.
-Người nhiễm trùng kiết lị thường có triệu chứng đau bụng đi ngoài, phân có lẫn máu và nhày
Câu 4 ý nghĩa tế bào gai trong đời sống của thủy tức?Thủy tức thải bã ra khỏi cơ thể bằng con đường nào?
+là cơ quan tự về và tấn công , bắt mồi.+Thãi bã qua lỗ miệng
Câu 5: Phân biệt thành phần tế bào ở lớp ngoài và lớp trong thành cơ thể thủy tức và chức năng từng loại tế bào này ? 
-Lớp trong cơ thể thủy gồm chủ yếu là tế bào cơ, tiêu hóa đóng góp vào chức năng tiêu hóa của ruột.
-Còn lớp ngoài có nhiều tế bào phân hóa lớn hơn như: tế bào mô bì – cơ, tế bào thần kinh, tế bào gai, tế bào sinh sản có chức năng: che chở, bảo vệ, giúp cơ thể di chuyển, bắt mồi, tự vệ và sinh sản để duy trì nòi giống.
Câu 6 cấu tạo ruột khoang sống bám và ruột khoang bơi lội tự do có đặc điểm gì chung? Kể tên các đại diện ruột khoang ở địa phương?
+ Cơ thể có đối xứng tỏa tròn
+ Ruột dạng túi
+ Thành cơ thể có 2 lớp tế bào 
+ Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai 
-thủy tức,sứa,san hô..
Câu 7 để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với một số động vật ngành ruột khoang phải có phương tiện gì ? 
-vớt, kẹp nẹp , găng tay cao su-
Câu 8 cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?
Sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh nên cấu tạo một số bộ phận bị tiêu giảm.
Cơ thể dẹp hình lá dài 2-5cm.
Mắt và lông bơi tiêu giảm. 
Ngược lại các giác bám phát triển.
Nhờ cơ dọc,cơ vòng, cơ bụng phát triển nên chúng thích nghi với đời sống chui rúc, luồn lách trong môi trường kí sinh.
Câu 9 vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?
-trâu bò nc ta làm việc trồng môi trường ngập nc trong mt đó có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.Trâu bò thường uống và ăn các cây cỏ từ thiên nhiên có kén sán bám vào đó nhiều.
Câu 10 đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan?
-cơ thể thon dài, 2 đầu thon lại, tiết diện ngang bao giờ cũng tròn 
-phân tính có khoang cơ thể chưa chính thức không có sự thay đổi vật chủ
Câu 11 nêu tác hại của giun đũa với sức khỏe con người?
lấy tranh thức ăn gây tắc ruột tắc ống mật tiếc độc tố gây hại cho cơ thể người.
Câu 12 nêu biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh?
Giữ sinh môi trường, vệ sinh cá nhận khi ăn uống tẩy giun định kì 1=>2 trong năm.
------------------HẾT----------------
 Người soạn:
Trần Hữu Dương

File đính kèm:

  • docde kiem tra 1 tiet sinh lop 71.doc
Đề thi liên quan