Đề kiểm tra 1 tiết - Môn Sinh 9 - Học kì II

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 589 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết - Môn Sinh 9 - Học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN SINH 9 (HKII)
Thời gian làm bài : 45 phút
M· ®Ò 02
A.Thiết kế ma trận đề kiểm tra sinh học 9
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
 1.Ứng dụng di truyền học
K/n ưu thế lai. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai.
Số câu : 01 câu
3 điểm (30%)
Số câu : 01 câu
3 điểm(100%)
2. Sinh Vật và môi trường
Giới hạn sinh thái là gì? Cho ví dụ.
Số câu : 01 câu
3 điểm(30%)
Số câu : 01 câu
3 điểm(100%)
2. Hệ sinh thái
Xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật. 
Sắp xếp các sinh vật theo từng thành phần của hệ sinh thái.
Số câu : 01câu
4 điểm(40%)
Số câu: 01câu 4.0đ (100%)
Tổng số câu : 3 câu
Tổng số điểm :
10 điểm(100%)
1 câu (3.0đ)
(30%)
1câu (3.0đ)
 (30%)
1câu ( 4.0đ)
 (40%)
B. Đề kiểm tra :
(MÃ ĐỀ: 02)
Câu 1(3đ): Giao phối gần là gì? Gây ra những hậu quả nào ở động vật? Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa giống, nhưng những phương pháp này vẫn được con người sử dụng trong chọn giống ? 
Câu 2(3đ): Giới hạn sinh thái là gì? Cho ví dụ.
Câu 3(4đ): Giả sử có một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: Cỏ, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, vi sinh vật, mèo rừng.
A. Xây dựng các chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật nêu trên?
B. Xếp các sinh vật trên theo thành phần của hệ sinh thái?
C. Đáp án và biểu điểm :
 MÃ ĐỀ 02
Câu
Nội dung
Điểm
1
(3.0đ)
* Giao phối gần là giao phối giữa con cái được sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái 
* Hậu quả: Sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non
* Phương pháp này vẫn được sử dụng trong chọn giống vì: - Củng cố đặc tính mong muốn. 
- Tạo dòng thuần có kiểu gen đồng hợp.
- Phát hiện gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể.
- Chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai. 
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
2
(3.0 đ)
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. Giới hạn này được xác định bởi:
+ Giới hạn trên: Giới hạn tối đa mà sinh vật có thể chịu đựng được
+ Giới hạn dưới: Giới hạn tối thiểu mà sinh vật có thể chịu đựng được
+ Trong giới hạn chịu đựng có một điểm mà sinh vật phát triển thuận lợi nhất gọi là điểm cực thuận
- Nếu sinh vật ở ngoài giới hạn chịu đựng thì sẽ không tồn tại
- Giới hạn sinh thái có ảnh hưởng đến vùng phân bố( rộng hay hay hẹp) của sinh vật. Sinh vật có giới hạn rộng thì có vùng phân bố rộng và ngược lại.
- VD: 
0.5đ
0.25đ
 0.25đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
2
(4.0 đ)
A.Các chuỗi thức ăn:
1. Cỏ → Thỏ → vi sinh vật.
2. Cỏ → Thỏ → Hổ →vi sinh vật.
3. Cỏ → Dê → vi sinh vật 
4. Cỏ → Dê → Hổ → vi sinh vật. 
5. Cỏ → Thỏ → Mèo rừng → vi sinh vật 
6. Cỏ → Sâu hại thực vật → vi sinh vật 
7. Cỏ → Sâu hại thực vật→ chim ăn sâu →vi sinh vật 
B. Xếp các sinh vật theo thành phần của hệ sinh thái:
 SVSX: Cỏ.
 SVTTC1: Thỏ, dê, sâu hại thực vật.
 SVTTC2: Hổ, mèo rừng, chim ăn sâu.
 SVPG: Vi sinh vật.
0.25đ
0.5đ
0.25đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
1.0đ

File đính kèm:

  • docTiet 53 KIEM TRA 1 TIET.doc
Đề thi liên quan