Đề kiểm tra 1 tiết Môn: Tiếng Việt Lớp 6 Đề 13

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Môn: Tiếng Việt Lớp 6 Đề 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD Huyện Đức Linh 	KIỂM TRA 1 TIẾT
Trường :........................	MÔN : TIẾNG VIỆT 6
Đề số : ................	TIẾT 115 TUẦN 29 THEO PPCT	
Họ và tên : .........................
Lớp : ...................................
Điểm 
Lời phê của thầy cô giáo



	
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (4 điểm)
	Khoanh tròn vào chữ cái có đáp án đúng (mỗi câu đúng 0,5đ)
 1 . Câu nào sau đây có sử dụng phó từ ?
	a. Cô ấy đã đi nước ngoài	c.Da chị ấy mịn như nhung
	b. Mặt em bé tròn như trăng rằm	d. chân anh ta dài nghêu.
 2 : Phó từ được chia làm mấy loại lớn ?
	a. 1	b. 2	c. 3	d. 4
 3 : Mô hình cấu tạo đầy đủ có phép so sánh gồm mấy phần ?
	a. 1	b. 2	c. 3	d. 4
 4 : Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa ?
	a. Cây dừa sải tay bơi	b. Cỏ gà rung tai
	c. Kiến hành quân đầy đường	d. Bố em đi cày về	
 5 : Câu nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ ?
	a. Người cha mái tóc bạc	b. Bóng Bác cao lồng lộng
c. Bác vẫn ngồi đinh ninh	d. Chú cứ việc ngủ ngon
 6 : Từ nào có thể thay thế cho từ “Nhú lên” trong câu văn sau : “Mặt trời nhú lên dần, rồi lên cho kì hết”.
	a. Vùng lên	b. Nhô lên	c. Tiến lên	d. Trỗi dậy
 7 : Hãy phát hiện lỗi cho câu sau : “Chiều hôm ấy, đi chơi rất vui”.
	a. Thiếu chủ ngữ	b. Thiếu vị ngữ
	c. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ	d. Sai về nghĩa
 8 : Câu thơ sau sử dụng phép ẩn dụ nào ?
	“Cha lại dắt con đi trên cát mịn
	 Ánh nắng trải đầy vai”
	a. Ẩn dụ hình thức	b. Ẩn dụ cách thức 
	c. Ẩn dụ phẩm chất	d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
 Câu 1 : Phó từ là gì ? Cho ví dụ và xác định phó từ.
 Câu 2 : Hãy chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống để tạo thành phép so sánh.
	- Đen như ..........	- .............. như búp bê trên cành
	- Đẹp như .........	- ............... như nước ngời ngời biển đông
 Câu 3 : Có mấy kiểu nhân hóa ? Đó là những kiểu nhân hóa nào ?
 Câu 4 : Xác định phép tu từ trong câu thơ sau và nêu định nghĩa về phép tu từ đó 
	Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
 Câu 5 : Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống
	a. ............. đã chín vàng	b. ............. hát rất hay
 Câu 6 : Xác định thành phần câu trong ví dụ sau : Buổi chiều hôm ấy, tôi và mẹ tôi đã đi siêu thị mua sách.
 Câu 7 : Thế nào là câu trần thuật đơn ?
 Câu 8 : Trong câu “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” tác giả sử dụng nghệ thuật gì ?









































Phòng GD Huyện Đức Linh 	 	HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA 1 TIẾT
Trường :........................	MÔN : TIẾNG VIỆT 6
Đề số : ................	TIẾT 115 TUẦN 29 THEO PPCT	
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (5 điểm) 

Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
a
b
d
d
a
b
a
d

II. PHẦN TỰ LUẬN
 Câu 1 : Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ,tính từ. (0,5đ)
	VD : Tôi/ sẽ đi du lịch vào mùa hè này. (0,5đ)
	 CN PT	 VN
 Câu 2 : Điền vào chỗ trống 
	- Đen như cột nhà cháy (than) (0,25đ)
	- Đẹp như tiên (0,25đ)
	- Trẻ em như búp trên cành (0,25đ)
	- Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển đông (0,25đ)
 Câu 3 : Có 3 kiểu nhân hóa : 
	- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật (0,25đ)
	- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật. (0,25đ)
	- Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người (0,25đ)
 Câu 4 : Câu thơ sử dụng phép ẩn dụ. (0,25đ)
	Khái niệm : Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. (0.5đ)
 Câu 5 : Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống.
	a. Lúa (0,25đ)	b. Bạn Lan (0,25đ)
 Câu 6 : Xác định thành phần câu
	Buổi chiều hôm ấy, tôi và mẹ tôi / đã đi siêu thị mua sách. (0,75đ)
	TN	 CN	 VN
 Câu 7 : Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến. (0,5đ)
 Câu 8 : Nghệ thuật nhân hóa (0,5đ).















File đính kèm:

  • docdethitu1den14ghdjghj (13).doc