Đề kiểm tra 1 tiết Môn : Tiếng Việt Lớp 8 (Đức Linh) Đề 12

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Môn : Tiếng Việt Lớp 8 (Đức Linh) Đề 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT 
MÔN: Tiếng việt 8
Tiết 60 tuần 15 theo PPCT
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN ĐỨC LINH
TRƯỜNG: ........................................
Đề số: .........

Tên: ................................................
Lớp: .........
Điểm
Lời phê của thầy ( cô) giáo

I. Trắc Nghiệm: (5 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Từ ngữ có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa các từ ngữ sau đây: học sinh , sinh viên, giáo viên, bác sỹ, kỷ sư , nông dân, công nhân, nội trợ.
	a. Con người.	b. Nghề nghiệp.	c. Môn học
Câu 2: Từ gạch chân sau thuộc trường tự vựng nào? “ Tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.
 a. Hoạt động của miệng.	 b. Hoạt động của răng.	 c. Hoạt động của lưỡi
Câu 3: Từ “ Hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy” thuộc trường tự vựng nào?
 a. Cảm xúc của con người.	b. Suy nghĩ của con người
	c. Thái độ của con người.
Câu 4: Từ nào dưới đây là từ tượng thanh
	a. Xôn xao	b. Rũ rượi.	c. Xộc xệch.	
Câu 5: Từ “ vũ” trong câu : “ Mỗi khi tôi vũ lên đã nghe tiếng phàng phạch, giòn giã” có phải là từ địa phương?
	a. Đúng .	b. Sai
Câu 6: Câu nào không sử dụng phép nói quá.
Chẳng tham nhà ngói ba tòa – tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành.
Miệng cười như thể hoa ngâu – cái khăn đội đầu như thể hoa sen..
Hỡi cô tát nước bên đàng- sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
Câu 7: Câu nào không sử dụng tình thái từ?
a. Những tên khổng lồ nào cơ.	b. Tôi đã chẳng bảo ngài phải cẩn thận đó ư.
c. Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao.
Câu 8: Nhận xét nào nói đúng tác dụng phép nói quá trong hai câu thơ sau:
 “ Bác ơi tìm Bác mênh mông thế!- Ôm cả non sông mọi kiếp người “
Nhấn mạnh tài trí tuyệt vời của Bác.
Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác.
Nhấn mạnh tình yêu thương bao la của Bác.
Câu 9: Hôm sau Lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi Lão báo ngay:
cậu vàng, đi đời rồi ông giáo ạ!
Cụ bán rồi!
Bán rồi: Họ vừa bắt xong.
	a. Đánh dấu lời đối thoại.	b. Đánh dấu phần thuyết minh.
	c. Đánh dấu phần giải thích cho phần trước đó.
Câu 10: Quan hệ ý nghĩa giữa hai vế trong câu ghép “ Trời trong như ngọc, đất sạch như lau “ là quan hệ gì?
Tương phản.	b. Đồng thời.	c. Nối tiếp
II. Tự Luận: (5đ)
Câu 1: Nói cột A với cột B để trở thành câu nói giảm, nói tránh (0.5đ)
A
B
Cách nối
1. Phúc hậu
a. Cậu nên ..... bạn bè
1 - 
2. Hy sinh
b. Bà ta không được .... cho lắm
2 - 
3. Hoà nhã
c. Anh ấy ..... khi nào
3 - 
Câu 2: Nói quá là gì? Tìm một câu thành ngữ có sữ dụng phép nói quá. (0.5đ)
Câu 3: tìm từ ngữ có nghĩa hẹp bao ham2 phạm vi nghĩa của từ “ kim loại” (0.5đ)
Câu 4: Đặt câu với từ “ lập loè” (0.5đ)
Câu 5: Phần tích cụm C – V và tìm quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép sau: “ Buổi chiều , nắng vừa nhạt , sương đã buông nhanh xuống mặt biển. “ (0.5đ)
Câu 6: Trong đoạn thơ: Ruồng rẫy là chiến trường / cuốc cày là vũ khí / nhà nông là chiến sĩ. Các từ gạch chân, tác giả đã chuyển từ trường từ vựng nào sang trường từ vựng nào (0.5đ)
Câu 7: nêu những quan hệ ý nghĩa của các vế trong câu ghép. (1đ)
Câu 8: Viết một đoạn văn 3 –5 dòng, có dữ dụng phép nói giảm, nói tránh. (1đ)



















HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: Tiếng Việt – lớp 8
Tiết 60 Tuần 15 theo PPCT


PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN ĐỨC LINH
TRƯỜNG:..............................
Đề số: ....................


I. Trắc nghiệm: 10 câu ( mỗi câu 0.5đ)
câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
câu 8
câu 9 
Câu 10
b
b
c
a
a
a
c
c
a
b
II. Tự luận:
Câu 1: 1 –b ; 2 – c ; 3 - a
Câu 2: Nói quá là biện pháptu từ phóng đại mức đô, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng. (0.25đ)
	vd: Anh ấy đen như cột nhà cháy . (0.25đ)
Câu 3: 
	Kim loại


	sắt 	Đồng	nhôm
Câu 4: Đêm khuya, trong nhà còn lại ánh đèn lập loè sáng. (0.5đ)
Câu 5: Buổi chiều, nắng / vừa nhạt, sương / đã buông nhanh xuống mặt biển .
TR.N
CN1
CN2 
VN2 
VN1


	Quan hệ nguyên nhân
Câu 6: tác giả đã chuyển từ trường “ quân sự “ sang trường “ nông nghiệp “. 0.5đ
Câu 7: - Quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện, quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lực chọn, qjuan hệ bổ sung , quan hệ nối tiếp, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích. (1đ)
Câu 8: 	- Viết đúng yêu cầu 
	- Câu văn rõ ràng , dễ hiểu. (1đ) 


File đính kèm:

  • docDe 12-DUCTIN.doc