Đề kiểm tra 1 tiết Môn : Tiếng Việt – Lớp 8 (Đức Linh) Đề 6

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1134 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Môn : Tiếng Việt – Lớp 8 (Đức Linh) Đề 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 8
(Tiết - Tuần theo PPCT)
PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC LINH
TRƯỜNG: . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đề số: . . . . .





Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Lớp: . . . . .
Điểm
Lời phê của Thầy (Cô):



I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm). Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm.
Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1:	Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng?
A.	Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
	B.	Khi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
	C.	Khi nghĩa của từ ngữ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác.
	D.	Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.
Câu 2:	Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, luật sư, công nhân, nông dân, nội trợ.
	A.	Con người.	B.	Nghề nghiệp.	C.	Môn học.	D.	Tính cách.
Câu 3:	Thế nào là trường từ vựng?
	A.	Là tập hợp tất cả những từ có chung cách phát âm.
	B.	Là tập hợp tất cả các từ cùng loại.
	C.	Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa.
	D.	Là tập hợp tất cả các từ có nét chung nguồn gốc.
Câu 4:	Các từ sau thuộc trường từ vựng nào: cắn, nhai, nghiến.
	A.	Hoạt động của miệng.	C.	Hoạt động của lưỡi.
	B.	Hoạt động của răng.	D.	A, B, C đều sai. 
Câu 5:	Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng thanh?
	A.	Rũ rượi.	B.	Róc rách.	C.	Ào ào.	D.	Hu hu.
Câu 6:	Từ ngữ địa phương là gì?
	A.	Là từ ngữ được sử dụng phổ biến trong toàn dân.
	B.	Là từ ngữ chỉ được dùng ở một hoặc một số địa phươngnhất định.
	C.	Là từ ngữ được dùng ở một số dân tộc thiểu số phía Bắc.
	D.	Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Nam.
Câu 7:	Thế nào là từ ngữ toàn dân?
	A.	Là từ được dùng ở một số dân tộc thiểu số phía Bắc.
	B.	Là từ được dùng ở một số địa phươngnhất định.
	C.	Là từ được dùng phổ biến trong toàn dân.
	D.	Là từ được dùng ở một tầng lớp xã hội nhất định.
Câu 8:	Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì?
	A.	Tình huống giao tiếp.	B.	Nghề nghiệp của người nói.
	C.	Địa vị của người nói.	D.	Cả A, B, C đều đúng.

II. TỰ LUẬN (6 điểm):
Câu 1 (2 điểm):	Nêu đặc điểm, công dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh.
Câu 2 (2 điểm):	Thế nào là biệt ngữ xã hội? Trong thơ văn, tác giả sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội để làm gì?
Câu 3 (2 điểm):	Nói giảm, nói tránh là gì? Tác dụng của nói giảm, nói tránh? Qua bài "Nói giảm, nói tránh" em rút ra được bài học gì cho bản thân?

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 8
(Tiết - Tuần theo PPCT)
PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC LINH
TRƯỜNG: . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đề số: . . . . .






I. TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,5 điểm

CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐÁP ÁN
B
C
C
B
A
B
C
A

II. TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm):	
	- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.	(0,75đ)
	- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.	(0,75đ)
- Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể sinh động, có giá trị biểu cảm cao, thường được dùng trong văn tự sự và miêu tả.	(0, 5đ)
	Câu 2 (2 điểm):	
	- Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. 	(1đ)
- Trong thơ văn, tác giả sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật. 	(1đ)
	Câu 3 (2 điểm):
- Nói giảm, nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.	(1đ)
- Cần có ý thức vận dụng biện pháp tu từ này trong giao tiếp. Cần phê phán thói ăn nói bổ bã, thô tục. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng nói giảm, nói tránh, khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật thì không nên nói giảm, nói tránh vì như thế là bất lợi.	(1đ)

*******************

File đính kèm:

  • docDe 6.doc