Đề kiểm tra 1 tiết Môn: Văn Lớp 8 (Đức Linh) Đề 4

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Môn: Văn Lớp 8 (Đức Linh) Đề 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC LINH 	 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
TRƯỜNG ………………………	 MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 8 
Đề số : …… ( Tiết 113 Tuần 29 theo PPCT )
Họ và tên : ……………………...
Lớp : …………

 Điểm :
 Lời phê của Thầy ( cô )
I.TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm ) Khoanh vào trước câu trả lời đúng . 
Câu 1: Tập thơ “ Nhật kí trong tù” được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
Bác Hồ đang hoạt động cách mạng ở Pháp .
Bác Hồ bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây ( Trung Quốc ).
Bác Hồ ở Hà Nội để lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống Mĩ. 
Câu 2: Nhật kí trong tù được sáng tác bằng chữ gì ?
 A. Chữ Hán 	B. Chữ Nôm 	C. Chữ quốc ngữ.
Câu 3: Nhận định nào nói đúng nhất hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ “ Ngắm trăng”?
Một con người có khả năng nhìn xa trông rộng.
Một con người có bản lĩnh cách mạng kiên cường.
Một con người yêu thiên nhiên và luôn lạc quan.
Câu 4: Dòng nào nói đúng nhất ý nghĩa của câu “ Trẫm rất đau xót về việc đó, 
không thể không dời đổi” .
Khẳng định lòng yêu nước của nhà vua.
Khẳng định sự cần thiết phải dời đô.
Phủ định sự cần thiết phải dời đô.
Câu 5: Bố cục của bài “ Chiếu dời đô” gồm mấy phần ?
 A. Hai phần 	B. Ba phần 	C. Bốn phần.
Câu 6: Đoạn trích “ Thuế máu” nằm ở chương thứ mấy của “ Bản án chế độ thực dân Pháp” ?
 A. Chương I 	B. Chương III	C. Chương IV
Câu 7: Tác giả của đoạn trích “ Đi bộ ngao du” là nhà văn nước nào ?
 A. Anh 	B. Pháp	C. Tây Ban Nha .
Câu 8: Trong đoạn ba của văn bản “ Đi bộ ngao du” tác giả đã sử dụng phương tiện gì để bộc lộ cảm xúc của mình ?
Câu cảm thán .
Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc. 
Các từ ngữ có sắc thái biểu cảm. 
II. TỰ LUẬN : ( 6 điểm ) 
 1/ Nêu sự khác nhau giữa thể chiếu , hịch, cáo và tấu ? ( 2 điểm ) 
 2/ Thể hịch thường do ai dùng và dùng để làm gì ? ( 1 điểm ) 
 3/ Xác định trình tự lập luận của văn bản “Bàn luận về phép học” bằng sơ đồ.(2 điểm ) 
 4/ Nguyễn Thiếp Khuyên vua Quang Trung áp dụng những phép học nào ? ( 1 điểm ) 

PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC LINH 	 HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 1 TIẾT
TRƯỜNG …………………………	 MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 8 
Đề số : ……………… ( Tiết 113 Tuần 29 theo PPCT )

I PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm) Mỗi câu đúng 0,5 điểm.
 1. B 	2. A 	3. C	4. B	
 5. B 	6. A 	7. B 	8. A 

II. TỰ LUẬN : ( 6 điểm ) 
Câu 1: ( 2 điểm ) 
 - Chiếu, hịch, cáo là các thể văn do vua, chúa ban xuống thần dân để ban bố mệnh lệnh dùng để thuyết phục, cổ động, kêu gọi dùng để công bố kết quả một sự nghiệp.
 - Tấu là loại văn thư của bề tôi, thần dân giử lên vua chúa để trình bày sự việc , ý kiến, đề nghị. 
Câu 2: ( 1 điểm ) 
 Hịch là thể văn nghị luận thời xưa , thường được vua chúa , tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động , thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. 
Câu 3: ( 2 điểm ) 
	Mục đích chân chính 
 của việc học 


Phê phán những lệch 	Khẳng định quan điểm	
lạc, sai trái 	 	phương pháp đúng đắn.


	Tác dụng của việc học 
	chân chính 
	
Câu 4: ( 1 điểm ) 
 - Tuần tự tiến lên, từ thấp đến cao.
 - Học rộng , nghĩ sâu, biết tóm lượt điều cốt yếu, cơ bản. 
 - Học phải biết kết hợp với hành. 

File đính kèm:

  • docDE 1ughdjodfjphk[oirhypaopgia[psđen14 (4).doc