Đề kiểm tra 1 tiết Môn: Văn Lớp 8 (Đức Linh) Đề 6

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Môn: Văn Lớp 8 (Đức Linh) Đề 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC LINH
TRƯỜNG: . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đề số: 
 KIỂM TRA -45 PHÚT 
	MÔN : NGỮ văn – Lớp 8
	Tiết 113 - Tuần 29


HỌ TÊN:…………………………………………….
LỚP : . . . . .

ĐIỂM
Lời phê của Thầy(Cô) giáo
A/ Lý thuyết (4 điểm) : 
	Đọc kỹ các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng .
Câu 1 : Bài văn “Thuế máu” thuộc phương thức biểu đạt chính nào? 
	A. Tự sự	B. Nghị luận	C. Miêu tả 	D. Biểu cảm 
Câu 2 : Vì sao em biết bài văn “Thuế máu” thuộc phương thức biểu đạt đã chọn? 
Vì bài văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
Vì bài văn tái hiện trạng thái sự vật con người.
Vì bài văn nêu ý kiến, đánh giá, bàn luận.
Vì bài văn trình bày diễn biến sự việc.
Câu 3 : Cách đặt tên “Thuế máu” của tác giả có ý nghĩa gì? 
Nói lên người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công, vô lí. Nhất là sự bóc lột xương máu, mạng sống.
Gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa.
Lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác của chế độ thực dân.
Tất cả đều đúng.
Câu 4 : Giá trị nghệ thuật của bài “Thuế máu”được tạo nên từ những đạc điểm nào?
Hệ thống hình ảnh sinh động, xác thực, giàu tình cảm và sức mạnh tố cáo.
Giọng điệu trào phúng đặc sắc.
Ngòi bút lập luận sắc bén, đanh thép .
Tất cả đều đúng.
Câu 5 : Mục đích của Pu-xô khi viết bài “Đi bộ ngao du là gì?
Khẳng định lợi ích của việc đi bộ.
Qua một sự việc hết sức bình dị, tác giả ca ngợi tự do, thể hiện tình yêu cuộc sống.
Phê phán thái độ phụ thuộc vào phương tiện cơ giới.
Cổ vũ, tuyên truyền cho hoạt động thể dục- thể thao.
Câu 6 : Luận điểm chính trong đoạn văn thứ nhất là gì?
Đi bộ ngao du, ta hoàn toàn được tự do.
Đi bộ ngao du, ta có thể đi đâu tuỳ thích.
Đi bộ ngao du, ta chẳng cần phải bận tâm đến thời gian, phương tiện.
Đi bộ ngao du, ta có thể làm bất kỳ điều gì ta muốn.
Câu 7 : Ngoài lợi ích được hưởng thụ tự do, được trau dồi tri thức, đi bộ ngao du còn mang lại lợi ích gì khác nữa? 
Lợi cho sức khoẻ, giúp bồi dưỡng tâm hồn, khí chất.
Giảm được những nỗi phiền muộn, lo âu.
Giúp con người ăn ngon hơn.
Còn có ích cho giấc ngủ





Câu 8 : Qua bài văn em hiểu gì về con người, tư tưởng và tình cảm của nhà văn Pu-xô?
Ru-xô là một con người có cuộc sống giản dị.
Ru-xô là một con người rất quý trọng cuộc sống tự do..
Ru-xô là một con người rất yêu mến thiên nhiên.
Tất cả đều đúng.
B. Tự luận : (6đ)
Câu 1 : Em hãy chỉ ra những chi tiết nói lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa. (3điểm)
Câu 2 :Nêu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Thuế máu”
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	
	



PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC LINH
TRƯỜNG: . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đề số: 
	
	HƯỚNG DẪN CHẤM
	MÔN : NGỮ văn 8 
	(Tiết 113 - Tuần 29 theo PPCT)

 I/ TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
C
D
D
B
A
A
D
	*Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm
II/ TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu1: (3 điểm) Những chi tiết nói lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa:
Đột ngột xa gia đình, vượt đại dương đi phơi thây trên các bãi chiến trường.(0,5điểm).
Xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái.(0,5 điểm).
Bỏ xác tại những vùng hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng. (0,5 điểm)
Đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mác-nơ. (0,5điểm)
Lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy. (0,5điểm)
Lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế. (0,5 điểm)
Câu 2: (3 điểm) Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật:
	+ ND: Chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. (1,5 điểm)
	+ NT: Nguyễn Aùi Quốc đã vạch trần sự thực ấy bằng những tư liệu phong phú, xác thực, bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo. (1,5 điểm)

-------------------------------------

File đính kèm:

  • docDE 1ughdjodfjphk[oirhypaopgia[psđen14 (6).doc