Đề kiểm tra 1 tiết Môn: Văn Lớp 8 (Đức Linh) Đề 8
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Môn: Văn Lớp 8 (Đức Linh) Đề 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD Huyện Đức Linh KIỂM TRA 45 PHÚT Trường :........................ MÔN : NGỮ VĂN 8 Đề Số : ................ TIẾT 113 TUẦN 29 THEO PPCT Họ và tên : ......................... Lớp : ................................... Điểm Lời phê của thầy cô giáo I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (5 điểm) Chọn và khoanh tròn các chữ cái cho ý trả lời đúng trong các câu sau : Câu 1 : Tấu khác chiếu, cáo, hịch ở điểm cơ bản nào ? a. Là loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên Vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị. b. Lời tuyên bố của Vua chúa gửi cho thần dân. c. Lời của tướng lĩnh, thủ lĩnh gửi cho quân sĩ dưới quyền. Câu 2 : Em hiểu như thế nào về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo” ? a. Là tình thương người b. Là cách ứng xử giàu tình người c. là thương dân, diệt lũ bạo tàn, đem lại cuộc sống yên vui hạnh phúc cho nhân dân. Câu 3 : Theo tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”, nền văn minh Đại Việt có mấy nhân tố : a. Có lãnh thổ, chủ quyền, phong tục. b. Có nền độc lập trải qua các thời đại (Triệu, Đinh,Lý,Trần), có anh hùng hào kiệt, có những trang lịch sử vàng chống ngoại xâm. c. Cả câu a và b đều đúng. Câu 4 : “Bình Ngô đại cáo” được xem là Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của Đại Việt, vậy áng thơ văn nào được coi là Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất ? a. Nam quốc Sơn Hà b. Hịch tướng sĩ c. Tụng giá hoàn kinh sư. Câu 5 : “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Người đi học là học điều ấy. Trong đoạn văn trên, Nguyễn Thiếp nêu lên vấn đề gì ? a. Học để hiểu biết b. Học để cầu danh lợi c. Học là học cái đạo (đạo làm người) Câu 6 : Nguyễn Thiếp đã lập luận theo cách nào trong ba câu trên : a. Diễn dịch b. Quy nạp c. Móc xích Câu 7 : Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng bao nhiêu câu phủ định ? a. Một b. Hai c. Ba Câu 8 : Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được viết bằng ngôn ngữ nào ? a. Tiếng Việt b. Tiếng Trung Quốc c. Tiếng Pháp Câu 9 : “ Nhật kí trong tù” gồm bao nhiêu bài thơ chữ Hán : a. 135 bài b. 133 bài c. 113 bài Câu 10 : Bài thơ nào không phải thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật ? a. Nam Quốc Sơn Hà b. Tức cảnh Pác Bó c. Qua đèo Ngang II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 : Mặc dù điều kiện sống và làm việc hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn lạc quan, ung dung, hòa hợp với thiên nhiên. Hãy ghi lại và nói rõ xuất xứ của bài thơ đó (2đ) Câu 2 : Tâm trạng của “Chúa Sơn Lâm”, nhân vật trữ tình trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ là tâm trạng gì ? (1đ) Câu 3 : Phủ toàn quyền Đông Dương trịnh trong tuyên bố trong một bản bố cáo với giọng điệu mị dân, lừa bịp ngược lại với thực tế như thế nào ? (1đ) Câu 4 : Trong bài tấu “Bàn luận về phép học”, Nguyễn Thiếp đề xuất lên vua Quang Trung những phương pháp học nào ? (1đ) Phòng GD Huyện Đức Linh HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA 1 TIẾT Trường :........................ MÔN : NGỮ VĂN 8 Đề Số : ................ TIẾT 113 TUẦN 29 THEO PPCT I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (5 điểm, mỗi ý đúng 0,5đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án a c c a c b a c b c II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 : Ghi lại đúng 4 câu thơ của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh (1đ). - Xuất xứ : tháng 2/1941 Bác Hồ về nước lãnh đạo phong trào cách mạng, sống và làm việc trong hoàn cảnh hết sức gian khổ ở hang Pác Bó (1đ). Câu 2 : Tâm trạng “Chúa sơn lâm” trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ (1đ) - Căm hờn, uất hận vì bị tù hãm (0,25đ) - Nuối tiếc một thời oanh liệt đã qua (0,25đ) - Chán ghét những cảnh tầm thường giả dối (0,25đ) - Khao khát tự do (0,25đ) Câu 3 : Ghi đầy đủ lời tuyên bố của phủ toàn quyền Đông Dương : “các bạn đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến để người thì hiến xương máu của mình như lính khố đỏ, kẻ thì hiến dâng cánh tay của mình như lính thợ”. (1đ) Câu 4 : Phương pháp học mà Nguyễn Thiếp đề xuất lên vua Quang Trung trong bài tấu của mình (1đ). - Học bắt đầu từ những kiến thức cơ bản nền tảng, học từ thấp đến cao. - Học rộng nhưng phải biết tóm lược những điều cốt yếu, cơ bản. - Học phải đi đôi với hành.
File đính kèm:
- DE 1ughdjodfjphk[oirhypaopgia[psđen14 (8).doc