Đề kiểm tra 1 tiết Môn:văn lớp 6 Phòng giáo dục Đức Linh Đề 13
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Môn:văn lớp 6 Phòng giáo dục Đức Linh Đề 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC LINH KIỂM TRA 1 TIẾT TRƯỜNG:................................... MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Đề số:.... ( Tiết 97 Tuần 25theo PPCT) Họ và tên:............................. Lớp:...... Điểm Lời phê của thầy ( cô ) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn nhận được từ đâu? a. Từ chị Cốc b. Từ dế choắt c. Từ cái chết của Dế choắt d. Từ những năm tháng sống độc lập. Câu 2. Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là lời nói của Dế Mèn? a. Chao ôi, có biết đâu rằng: Hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. b. Thế mới biết, nếu đã trót không suy tính, lở xảy ra những việc dại dột, dù về sau có hối cũng không thể làm lại được. c. Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đây. d. Tôi thương lắm, vừa thương vừa ăn năn tội mình. Câu 3. Tác giả của văn bản “Sông nước Cà Mau” là ai? a. Anh Đức b. Sơn Nam c. Doàn Giỏi d. Tô Hoài Câu 4. Cách đặt tên cho các con sông, con kênh vùng đất “sông nước Cà Mau”chứng tỏ điều gì? a. Thiên nhiên ở đây còn rất tự nhiên. b. Con người nơi đây giản dị, chất phác. c. Con người gắn bó, gần gủi với thiên nhiên. d. Thiên nhiên tự nhiên hoangdã, con người gần gủi với thiên nhiên. Câu 5. Nhân vật chính trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” là: a. Kiều Phương b. Anh trai c. Những bức tranh d. Kiều Phương và anh trai. Câu 6. “Bức tranh của em gái tôi”vẽ về cái gì? a. Con Mèo b. Bạn gái c. Anh trai d. Gia đình Câu 7. Cảnh “vượt thác” trong tác phẩm cùng tên diễn ra trên sông nào? a. Sông Thương b. Sông Thu Bồn c. Sông Hương d. Sông Hồng Câu 8.Người kể chuyện ở vị trí nào để miêu tả cảnh vượt thác? Đứng ở bờ nhìn thuyền vượt thác b. Ngồi trên thuyền cùng tham gia vượt thác c. Đứng ở chân thác để quan sát d. Từ trên máy bay nhìn xuống Câu 9. Truyện “Buổi học cuối cùng” thuộc thể loại nào? a. Tự sự b. Trữ tình c. Hồi kí d. Phóng sự Câu 10. Khi nghe thấy thông báo đây là “ Buổi học cuối cùng” tâm trạng cậu bé Phrăng diễn ra như thế nào? a. Vui mừng, phấn khởi b. choáng váng, nuối tiếc, ân hận c. Tỏ ra buồn bã d. ngạc nhiên,đau đớn Câu 11. Bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” được viết theo thể thơ gì? a. Tự do b. Ngũ ngôn (năm chữ) c. Thất ngôn (bảy chữ) d. Thất ngôn bát cú ( bảy chữ tám câu) Câu 12. Lần thứ ba thưc dậy, tại sao anh đội viên lại “hốt hoảng giật mình”? a. Vì thấy trời đã sáng b. Vì thấy Bác vẫn còn thức c. Vì thấy Bác nhủ lạnh d. Vì thấy ngọn lữa đã tàn II. TỰ LUẬN. (7 điểm) Câu 1. Bài học em rút ra được, trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi” là gì? Câu 2. Qua lời thầy Ha – Men, cũng như qua câu chuyện, em rút ra được điều gì về vai trò của tiếng nói dân tộc? Câu 3. Kể tóm tắt diễn biến câu chuyện của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” PHÒNG GIÁO DỤC ĐỨC LINH HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA 1 TIẾT TRƯỜNG:................................... MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Đề số:.... ( Tiết 97Tuần 25theo PPCT) I.TRẮC NGHIỆM. Câu: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 c a c d d a b b a b b b II. TỰ LUẬN: Câu 1. - Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua lòng mặc cảm, tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui thật sự chân thành. - Lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp cho con người tự vượt lên bản thân mình. Câu 2. - Yêu tiếng nói, yêu dân tộc biểu hiện cao nhất của lòng yêu nước. - Sức mạnh của tiếng dân tộc là sức mạnh của văn hoá, không một thể lực nào tiêu diệt được. Vì nó có mặt ở mọi người mà sâu thẳm tâm hồn. à có trách nhiệm gìn giữ tiếng nói dân tộc. Câu 3. Một đêm trời rét, mọi người ngủ, anh thấy Bác chưa ngủ, anh thường chứng kiến việc làm của Bác, anh thầm thì hỏi Bác, Bác trả lời anh …thức dậy lần ba….
File đính kèm:
- detu1den14rjgodfgpdagkp (13).doc