Đề kiểm tra 1 tiết năm học 2007 - 2008 môn: Vật lý 9 - Trường THCS Hội Yên
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết năm học 2007 - 2008 môn: Vật lý 9 - Trường THCS Hội Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT HẢI LĂNG ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM HỌC 2007-2008 TRƯỜNG THCS HỘI YÊN Môn: Vật lý 9 Điểm (Tuần 10 - Tiết 19) ................................................................................. Lớp:........................ Họ và tên:............................................................ I. Câu hỏi trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu sau. 1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn với hiệu điện thế gữa hai đầu dây dẫn đó? A. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ nghịch với hệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó. B. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó. C. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn có độ lớn bằng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó. D. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu một dây dẫn tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn. 2. Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 9V, cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 3V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ như thế nào? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau: A. Cường độ dòng điện giảm đi 3 lần. B. Cường độ dòng điện tăng lên 3 lần. C. Cường độ dòng điện giảm đi 0,2A. D. Cường độ dòng điện là I=0,2A. 3. Điều nào sau đây là đúng khi nói về hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp? A. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế của các điện trở thành phần. B. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu các hiệu điện thế của các điện trở thành phần. C. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng các hiệu điện thế của các điện trở thành phần. D. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch luôn nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế của các điện trở thành phần. 4. Cho hai điện trở R1= 12 và R2=18 được mắc nối tiếp với nhau. Điện trở tương đương của mạch có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau: A. R12=12. B. R12=18. C. R12=6. D. R12=30. 5. Cho mạch điện gồm 3 điện trở R1= 8, R2= 12, R3= 6 mắc nối tiếp nhau. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U=65V. Cường độ dòng điện chạy qua mạch có thể nhận giá trị đúng nào trong các giá trị sau: A. I=1,5A. B. I=2,25A. C. I=2,5A. D. Một giá trị khác. 6. Cho mạch điện gồm 3 điện trở R1= 25, R2= R3= 50 mắc song song với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch là giá trị nào trong các giá trị sau: A. Rtđ=25. B. Rtđ=50. C. Rtđ=75. D. Rtđ=12,5. A M A2 R2 M R1 + - U I2 I1 I 7. Cho mạch điện như hình vẽ, biết: R1= 6, số chỉ của Ampe kế A và A2 lần lượt là 3A và 1A. Điện trở R2 có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau: A. R2=63. B. R2=3. C. R2=9. D. R2=12. 8. Công thức nào trong các công thức sau đây cho phép xác định điện trở của một dây dẫn hình trụ, đồng chất? A. B. C. D. Một công thức khác. 9. Điều nào sau đây là sai khi nói về sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn? A. Điện trở dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài của dây. B. Điện trở dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây. C. Điện trở dây dẫn không phụ thuộc vào bản chất của dây. A B Đ M N - + D. Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào nhiệt độ. 10. Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ trong đó hiệu điện thế UAB được giữ không đổi đèn sáng bình thường khi điện trở của biến trở có giá trị bằng 0. Câu phát biểu nào sau đây là đúng: A. Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M. B. Đèn sáng yếu đi khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M. C. Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu N. D. Cả ba câu trên đều không đúng. 11. Trên hình vẽ là sơ đồ mạch điện có biến trở. Khi dịch chuyển con chạy về phía N thì độ sáng của bóng đèn sẽ như thế nào? Chọn câu trả lời đúng nhất. A. Độ sáng của bóng đèn không thay đổi. B. Độ sáng của bóng đèn tăng dần. C. Độ sáng của bóng đèn giảm dần. D. Lúc đầu độ sáng bóng đèn giảm đi sau đó tăng dần. II. Chọn từ hay cụm từ thích hợp để điền vào chổ trống trong các câu sau: 1. Điện trở tương đương của một đoạn mạch nối tiếp bằng............................................. 2. Công suất tiêu thụ điện của một đoạn mạch được tính bằng tích giữa hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch và.......................................................................................... 3. Công tơ điện là thiết bị dùng để đo.............................................................................. 4. Công của dòng điện là số đo....................................................................................... 5. Các dụng cụ điện có ghi số Oát khi hoạt động đều biến đổi ................ thành các dạng năng lượng khác. 6. Số oát ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện cho biết........................................................... III. Tự luận: Trên một bếp điện có ghi 220V-1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2,5nước từ nhiệt độ ban đầu là 200C thì mất một thời gian là 14 phút 35 giây. a. Tính hiệu suất của bếp. Biết nhiệt dung riêng của nước là c=4200J/kg.K. b. Nếu mỗi ngày đun sôi 5nước với các điều kiện như trên thì trong 30 ngày sẽ trả bao nhiêu tiền điện cho việc đun nước này. Cho rằng mỗi KW.h là 800đ. PHÒNG GD & ĐT HẢI LĂNG BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM HỌC 2007-2008 TRƯỜNG THCS HỘI YÊN Môn: Vật lý 9 Điểm (Tuần 10 - Tiết 19) Họ và tên:............................................................Lớp:........................ I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu sau: Điều nào sau đây là đúng khi nói về hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp? A. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế của các điện trở thành phần. B. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu các hiệu điện thế của các điện trở thành phần. C. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng các hiệu điện thế của các điện trở thành phần. D. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch luôn nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế của các điện trở thành phần. Cho mạch điện gồm 3 điện trở R1= 8, R2= 12, R3= 6 mắc nối tiếp nhau. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U=65V. Cường độ dòng điện chạy qua mạch có thể nhận giá trị đúng nào trong các giá trị sau: A. I=1,5A. B. I=2,25A. C. I=2,5A. D. Một giá trị khác. Cho mạch điện gồm 3 điện trở R1= 25, R2= R3= 50 mắc song song với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch là giá trị nào trong các giá trị sau: A M A2 R2 M R1 + - U I2 I1 I A. Rtđ=25. B. Rtđ=50. C. Rtđ=75. D. Rtđ=12,5. Cho mạch điện như hình vẽ, biết: R1= 6, số chỉ của Ampe kế A và A2 lần lượt là 3A và 1A. Điện trở R2 có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau: A. R2=63. B. R2=3. C. R2=9. D. R2=12. A B Đ M N - + Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ trong đó hiệu điện thế UAB được giữ không đổi đèn sáng bình thường khi điện trở của biến trở có giá trị bằng 0. Câu phát biểu nào sau đây là đúng: A. Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M. B. Đèn sáng yếu đi khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M. C. Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu N. D. Cả ba câu trên đều không đúng. II. Chọn từ hay cụm từ thích hợp để điền vào chổ trống trong các câu sau: Điện trở tương đương của một đoạn mạch nối tiếp bằng........................................................................... Công suất tiêu thụ điện của một đoạn mạch được tính bằng tích giữa hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch và......................................................................................................................................................... Các dụng cụ điện có ghi số Oát khi hoạt động đều biến đổi ................ thành các dạng năng lượng khác. III. Tự luận: Trên một bếp điện có ghi 220V-1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 2,5nước từ nhiệt độ ban đầu là 200C, thì mất một thời gian là 14 phút 35 giây. a. Tính hiệu suất của bếp. Biết nhiệt dung riêng của nước là c=4200J/kg.K. b. Nếu mỗi ngày đun sôi 5nước với các điều kiện như trên thì trong 30 ngày sẽ trả bao nhiêu tiền điện cho việc đun nước này. Cho rằng mỗi KW.h là 800đ. PHÒNG GD & ĐT HẢI LĂNG BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM HỌC 2007-2008 TRƯỜNG THCS HỘI YÊN Môn: Vật lý 9 Điểm (Tuần 10 - Tiết 19) Họ và tên:............................................................Lớp:........................ I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu sau: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn với hiệu điện thế gữa hai đầu dây dẫn đó? A. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó. B. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó. C. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn có độ lớn bằng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó. D. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu một dây dẫn tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn. Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 9V, cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 3V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ như thế nào? Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau: A. Cường độ dòng điện giảm đi 3 lần. B. Cường độ dòng điện tăng lên 3 lần. C. Cường độ dòng điện giảm đi 0,2A. D. Cường độ dòng điện là I=0,2A. Cho hai điện trở R1= 12 và R2=18 được mắc nối tiếp với nhau. Điện trở tương đương của mạch có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau: A. R12=12. B. R12=18. C. R12=6. D. R12=30. A B Đ M N - + Trên hình vẽ là sơ đồ mạch điện có biến trở. Khi dịch chuyển con chạy về phía N thì độ sáng của bóng đèn sẽ như thế nào? Chọn câu trả lời đúng nhất. A. Độ sáng của bóng đèn không thay đổi. B. Độ sáng của bóng đèn tăng dần. C. Độ sáng của bóng đèn giảm dần. D. Lúc đầu độ sáng bóng đèn giảm đi sau đó tăng dần. Cho mạch điện gồm 3 điện trở R1= 8, R2= 12, R3= 6 mắc nối tiếp nhau. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U=65V. Cường độ dòng điện chạy qua mạch có thể nhận giá trị đúng nào trong các giá trị sau: A. I=1,5A. B. I=2,25A. C. I=2,5A. D. Một giá trị khác. II. Chọn từ hay cụm từ thích hợp để điền vào chổ trống trong các câu sau: Công tơ điện là thiết bị dùng để đo.................................................................................... Công của dòng điện là số đo............................................................................................. Điện trở tương đương của một đoạn mạch nối tiếp bằng................................................... III. Tự luận: Trên một bếp điện có ghi 220V-1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 1,5nước từ nhiệt độ ban đầu là 300C thì mất một thời gian là 14 phút 20 giây. a. Tính hiệu suất của bếp. Biết nhiệt dung riêng của nước là c=4200J/kg.K. b. Nếu mỗi ngày đun sôi 4nước với các điều kiện như trên thì trong 20 ngày sẽ trả bao nhiêu tiền điện cho việc đun nước này. Cho rằng mỗi KW.h là 750đ. PHÒNG GD & ĐT HẢI LĂNG BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM HỌC 2007-2008 TRƯỜNG THCS HỘI YÊN Môn: Vật lý 9 Điểm (Tuần 10 - Tiết 19) Họ và tên:............................................................Lớp:........................ I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu sau: Công thức nào trong các công thức sau đây cho phép xác định điện trở của một dây dẫn hình trụ, đồng chất? A. B. C. D. Một công thức khác. Điều nào sau đây là sai khi nói về sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn? A. Điện trở dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài của dây. B. Điện trở dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện của dây. C. Điện trở dây dẫn không phụ thuộc vào bản chất của dây. A B Đ M N - + D. Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào nhiệt độ. Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ trong đó hiệu điện thế UAB được giữ không đổi đèn sáng bình thường khi điện trở của biến trở có giá trị bằng 0. Câu phát biểu nào sau đây là đúng: A. Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M. B. Đèn sáng yếu đi khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu M. C. Đèn sáng mạnh lên khi di chuyển con chạy của biến trở về đầu N. D. Cả ba câu trên đều không đúng. Cho mạch điện gồm 3 điện trở R1= 25, R2= R3= 50 mắc song song với nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch là giá trị nào trong các giá trị sau: A. Rtđ=25. B. Rtđ=50. C. Rtđ=75. D. Rtđ=12,5. Cho mạch điện gồm 3 điện trở R1= 8, R2= 12, R3= 6 mắc nối tiếp nhau. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U=65V. Cường độ dòng điện chạy qua mạch có thể nhận giá trị đúng nào trong các giá trị sau: A. I=1,5A. B. I=2,25A. C. I=2,5A. D. Một giá trị khác. II. Chọn từ hay cụm từ thích hợp để điền vào chổ trống trong các câu sau: Công suất tiêu thụ điện của một đoạn mạch được tính bằng tích giữa hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch và............................................................................................................ Công của dòng điện là số đo............................................................................................. Số oát ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện cho biết................................................................. III. Tự luận: Trên một bếp điện có ghi 220V-1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 1,5nước từ nhiệt độ ban đầu là 200C thì mất một thời gian là 14 phút 15 giây. a. Tính hiệu suất của bếp. Biết nhiệt dung riêng của nước là c=4200J/kg.K. b. Nếu mỗi ngày đun sôi 6nước với các điều kiện như trên thì trong 30 ngày sẽ trả bao nhiêu tiền điện cho việc đun nước này. Cho rằng mỗi KW.h là 750đ.
File đính kèm:
- kiem tra vat ly 9.doc