Đề kiểm tra 1 tiết số 2 – Môn Sinh 9

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 740 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết số 2 – Môn Sinh 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SỐ 2 – MÔN SINH 9
 Cấp độ
Tên 
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chủ đề 1 
Sinh vật và môi trường
- Nêu được giới hạn sinh thái của sinh vật
- Biết đượ môi trường sống của một số loài sinh vật
- Biết được thế nào là sinh vật biến nhiệt.
- Nắm được vai trò của ánh sáng đối với sinh vật
- Hiểu được các nhân tố sinh thái tác động lên đời sống của loài sinh vật cụ thể
Giải thích được sự phân bố của sinh vật dựa vào giới hạn sinh thái.
7 câu
 6 điểm
60 % 
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Câu 1,4
1 đ
Câu 1, 3a
2 đ
Câu 3,5
1 đ
Câu 3b
2 đ
Chủ đề 2
Hệ sinh thái
- Nêu được quần thể sinh vật là gì?
-Nắm được đặc điểm của loài đặc trưng trong quần xã sinh vật
-Nêu được điểm giống và khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần thể người
Từ các sinh vật cho trước viết được các chuỗi thức ăn, theo đó viết được lưới thức ăn
4 câu
4 điểm
40% 
Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Câu 2a
1đ
Câu 2
0,5 đ
Câu 2b
2 đ
Câu 6
0,5 đ
Tổng số câu
Tổng số điểm
5 câu
4 điểm
40 %
4 câu
3,5 điểm
35 %
2 câu
2,5 điểm
25 %
11 câu
10 điểm
100%
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK	 	 ĐỀ KIỂM TRA VIẾT SỐ 2
TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ EAKAR	 MÔN: SINH HỌC - LỚP 9	
 Họ và tên: 	 Thời gian : 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Điểm
Lời nhận xét
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:	 	 (3 điểm)
Học sinh chọn phương án đúng:
Câu 1: Những sinh vật nào sau đây sống trong đất?
A. Chim bồ câu, chim én, chim sẻ	B. Cá trôi, cá quả, cá rô phi
C. Hổ, báo, sư tử	D. Giun đất, dế, chuột 
Câu 2. Trong quần xã, quần thể đặc trưng là quần thể sinh vật có:
A. Chỉ của riêng quần xã;	B. Có giới hạn sinh thái hẹp;	
C. Có số lượng lớn; 	D. Có giới hạn sinh thái rộng
Câu 3. Ánh sáng có vai trò quan trọng nhất đối với bộ phận nào của cây:
A. Hoa, quả ;	 B. Thân ; 	C. Lá ;	D. Cành
Câu 4. Sinh vật biến nhiệt là sinh vật:
A. Có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
B. Có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
C. Có nhiệt độ cơ thể là 37oC 
D. Thuộc nhóm có tổ chức cơ thể cao như chim , thú và con người.
Câu 5. Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là:
A. Nhận biết; 	B. Kiếm mồi; 
C. Định hướng trong không gian;	D. Phát hiện kẻ thù
Câu 6. Mối quan hệ mà trong đó sinh vật này có lợi còn sinh vật kia không ảnh hưởng gì là mối quan hệ:
A. Cộng sinh; 	B. Kí sinh ;	 
C. Hội sinh ;	D. Sinh vật ăn sinh vật khác
II. PHẦN TỰ LUẬN:	 	 (7 điểm)
Câu 1: ( 1 điểm) 
Trình bày các nhóm nhân tố sinh thái tác động vào cây cà phê ở Tây Nguyên?
Câu 2. (3 điểm)
 a. Quần thể sinh vật là gì? 
 b. Giữa quần thể người và quần thể sinh vật khác có những điểm giống và khác nhau như thế nào? Nêu nguyên nhân và ý nghĩa của sự khác nhau đó? 
Câu 3: (3 điểm). 
 a. Thế nào là giới hạn sinh thái?
 b. Cá chép và cá rô phi, Loài cá nào có khả năng phân bố rộng hơn? Vì sao? Loài cá nào sống ở đâu là thích hợp? Biết rằng: 
 	Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là 2oC đến 44oC , điểm cực thuận là 28oC. 
Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là 5oC đến 42oC , điểm cực thuận là 30oC.
Biên độ dao động nhiệt độ nước của ao hồ miền Bắc nước ta là 2oC đến 42oC ,của ao hồ miền Nam nước ta là 10oC đến 40oC .
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK	 	ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA VIẾT SỐ 2
TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ EAKAR	 MÔN: SINH HỌC - LỚP 9	
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:	 	 (3 điểm)
CÂU
1
2
3
4
5
6
ĐÁP ÁN
D
B
C
A
C
C
II. PHẦN TỰ LUẬN:	 	 (7 điểm)
Câu 1: ( 1 điểm)
* Nhân tố vô sinh: đất, nước, phân bón, ánh sáng, mưa.
* Nhân tố hữu sinh: sâu, rầy, nấm, con người.
Câu 2: ( 3 điểm)
a. Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài khác nhau, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng giao phối với nhau để sinh sản.
 b.* Giống nhau: Quần thể sinh vật và quần thể người đều có các đặc điểm:giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong.
 * Khác nhau: Riêng ở quần thể người có những đặc điểm mà các quần thể sinh vật khác không có: pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hoá 
 * Nguyên nhân: do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.
 * Ý nghĩa: cho thấy quần thể người tiến hoá, hoàn thiện, phát triển và thoát khỏi sự lệ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. 
Câu 3: ( 3 điểm)
a. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
b. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
- Căn cứ vào biên độ dao đông:
+ Cá chép sống ở ao hồ miền Bắc nước ta là thích hợp
 + Cá rô phi sống ở ao hồ miền Nam nước ta là thích hợp
Câu hỏi
Đáp án và hướng dẫn chấm đề 2
Biểu điểm
Trắc nghiệm
Câu 1: d
Câu 2: b
Câu 3: c
Câu 4: a
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Tự luận
Tổng
Câu 1: 
* Nhân tố vô sinh: đất, nước, phân bón, ánh sáng, mưa.
* Nhân tố hữu sinh: sâu, rầy, nấm, con người.
Câu 2: a. Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài khác nhau, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng giao phối với nhau để sinh sản.
 b.* Giống nhau: Quần thể sinh vật và quần thể người đều có các đặc điểm:giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong.
 * Khác nhau: Riêng ở quần thể người có những đặc điểm mà các quần thể sinh vật khác không có: pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hoá 
 * Nguyên nhân: do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.
 * Ý nghĩa: cho thấy quần thể người tiến hoá, hoàn thiện, phát triển và thoát khỏi sự lệ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. 
 Câu 3. a. Lưới thức ăn bao gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắc xích chung
 b. Các chuỗi thức ăn: Cỏ → nai → sư tử → vi sinh vật
 Cỏ → chuột → rắn → vi sinh vật
 Cỏ → sâu → bọ ngựa → vi sinh vật
 Cỏ → sâu → chuột → vi sinh vật
 Nai → Sư tử
 Cỏ → chuột → Rắn → Vi sinh vật
 Sâu → Bọ ngựa 
 Câu 4 a.Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
b.Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
- Căn cứ vào biên độ dao đông:
+ Cá chép sống ở ao hồ miền Bắc nước ta là thích hợp
 + Cá rô phi sống ở ao hồ miền Nam nước ta là thích hợp
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
1,0đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
1,0 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
10.0đ

File đính kèm:

  • dockiem tra 1 tiet sinh 9 tiet 53.doc
Đề thi liên quan