Đề kiểm tra 1 tiết tập trung học kì II – năm học: 2012- 2013 Môn Văn – Khối 10 Trường Thpt Nguyễn Trung Trực

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết tập trung học kì II – năm học: 2012- 2013 Môn Văn – Khối 10 Trường Thpt Nguyễn Trung Trực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT TÂY NINH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG TRỰC
 š&›

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TẬP TRUNG HK II – NĂM HỌC: 2012- 2013
MÔN VĂN – KHỐI 10
Thời gian : 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

Đề 1:

Câu 1: ( 2đ )
 Nêu ý nghĩa văn bản bài văn bia “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” (Trích Bài kí đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) của Thân Nhân Trung ?
Câu 2: ( 8đ )
Em hãy phân tích đoạn thứ hai trong bài “Đại cáo bình Ngô” (Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi để thấy được tội ác của giặc Minh gây ra cho nhân dân ta?

Đề 2:
Câu 1 (2đ)
 Nêu ý nghĩa văn bản bài “Phú sông Bạch Đằng” (Bạch Đằng giang phú) của Trương Hán Siêu?
Câu 2 (8 đ)
 Em hãy phân tích tầm quan trọng và ý nghĩa của hiền tài đối với đất nước trong bài “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” (Trích Bài kí đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) của Thân Nhân Trung ?





















ĐÁP ÁN.
Kiểm tra 1 tiết HK II – Môn: Ngữ văn 10 
Năm học 2012-2013

Đề 1:

Câu 1: ( 2đ )
 Ý nghĩa văn bản bài “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” (Trích Bài kí đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) của Thân Nhân Trung ?
 - Khích lệ kẻ sĩ đương thời luyện tài, rèn đức, nêu những bài học cho muôn đời sau; thể hiện tấm lòng của Thân Nhân Trung với sự nghiệp xây dựng đất nước. 
 *Chú ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh nêu đúng ý nghĩa văn bản.
Câu 2 (8đ)
1. Về kỹ năng
- Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học theo thể loại phân tích, có mở bài, thân bài, kết bài. Diễn đạt lưu loát, mạch lạc. Khuyến khích những bài viết có suy nghĩ sâu sắc, sáng tạo, có cảm xúc.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Về kiến thức: Xác định đúng yêu cầu của đề bài, trình bày kiến thức chính xác, khuyến khích những bài có phông kiến thức rộng, biết so sánh, mở rộng về kiến thức.
* Lưu ý: Tuỳ theo cách diễn đạt của học sinh mà giáo viên cân nhắc khi chấm điểm.
* Mở bài (1đ)
- Giới thiệu những nét khái quát, nổi bật về Nguyễn Trãi 
+ Là một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao tài ba, đồng thời là một nhà văn, nhà thơ lớn, một danh nhân văn hóa của thế giới.
+ Đặc sắc văn chương Nguyễn Trãi: tư tưởng nhân nghĩa yêu nước, thương dân.
- Giới thiệu khái quát về bài “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi và đoạn trích cần phân tích.
* Thân bài (6đ)
- Nêu được hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm “Đại cáo bình Ngô”: Sau 10 chiến đấu gian khổ, quân ta đã tiêu diệt quân Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Đại cáo bình Ngô”.
- Vị trí của đoạn trích cần phân tích: nằm ở đoạn thứ 2 trong tác phẩm, có nội dung là tố cáo tội ác của giặc Minh gây ra cho đất nước ta.
- Phân tích đoạn hai:
+Giặc Minh đã chà đạp lên chủ quyền của dân tộc Đại Việt, gây nhiều tội ác dã man bất chấp nhân nghĩa.+ Đoạn kể tội quân Minh ngắn nhưng sắc sảo. Một bản cáo trạng đanh thép được viết lên từ một lòng căm thù sục sôi.+ Sử dụng lí lẽ đanh thép, dẫn chứng xác thực để bóc trần bản chất phản nhân nghĩa của giặc Minh, vạch trần những hành động vô nhân, bất nghĩa, phản bội lại cha ông (học thuyết nhân nghĩa) của chúng, đập tan âm mưu xảo trá của chúng.Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,Để trong nước lòng dân oán hận.Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ,Nguyễn Trãi đã vạch trần âm mưu xâm lược của giặc. Lợi dụng việc Hồ Quý Li cướp ngôi nhà Trần, giặc Minh đã "thừa cơ gây hoạ". Núp dưới bóng cờ "phù Trần diệt Hồ", giặc đã giả nhân giả nghĩa để thực hiện bài "mượn gió bẻ măng".- Âm mưu xâm lược của quân giặc gian xảo bao nhiêu thì chính sách cai trị của chúng càng thâm độc bấy nhiêu. Vẫn là những chính sách cũ nhưng thâm độc hơn nhiều : chúng không chỉ bóc lột vơ vét hết mọi sản vật, sức người, sức của của dân ta mà chúng còn huỷ hoại cả môi trường sống (tàn hại giống côn trùng cây cỏ) và tàn sát con người không biết ghê tay. Hai câu :Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.như được viết ra bằng máu và nước mắt của người anh hùng suốt đời một lòng vì dân vì nước.Vơ vét sản vật, tiêu diệt con người, tội ác của giặc không giấy bút nào tả xiết :Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.Nguyễn Trãi chọn cái vô cùng (trúc Nam Sơn, nước Đông Hải) để nói đến tội ác của một loài quỷ dữ (thằng há miệng, đứa nhe răng).+ Hai câu cuối kết án vô cùng đanh thép :Lẽ nào trời đất dung tha,Ai bảo thần nhân chịu được ?Tội ác của giặc Minh đã vượt qua cái giới hạn của lẽ trời. Hành động nhơ bẩn của chúng khiến cả thần và người đều không thể tha thứ.- Bình: Đứng trên lập trường nhân nghĩa, đoạn văn là máu, là nước mắt, thể hiện sự căm hận sục sôi của Nguyễn Trãi đối với kẻ thù.
* Kết bài (1đ)
- Khẳng định lại nội dung, nghệ thuật của đoạn hai
- Mở rộng vấn đề, liên hệ thực tế cuộc sống và bản thân để rút ra bài học cho mình.

Đề 2:
Câu 1 (2đ)
 Nêu ý nghĩa văn bản bài “Phú sông Bạch Đằng” (Bạch Đằng giang phú) của Trương Hán Siêu?
Thể hiện niềm tự hào, niềm tin vào con người và vận mệnh quốc gia, dân tộc.
 *Chú ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh nêu đúng ý nghĩa văn bản.

Câu 2 (8đ)
* Mở bài (1đ)
- Giới thiệu Thân Nhân Trung : Là thành viên trong Hội Tao đàn do Lê Thánh Tông sáng lập.
Tư tưởng xuyên suốt con người Thân Nhân Trung là một tấm lòng yêu nước thương dân sâu xa, một ý thức trách nhiệm cao với dân, với nước, một đòi hỏi cao về đạo đức đối với mọi người, ngay cả với bậc đế vương.
- Thân Nhân Trung không chỉ là một vị quan đại triều có uy tín về đức độ và tài năng mà ông còn là nhà giáo dục mẫu mực của thời đại. Ông là tấm gương sáng về tinh thần hiếu học để gia đình, con cháu và quê hương noi theo.
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” và vị trí của đoạn trích cần phân tích (đoạn 1).

* Thân bài (6đ)
- “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” là một một trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu – Hà Nội, viết năm 1484 thời Hồng Đức.
- Tầm quan trọng và ý nghĩa của hiền tài đối với đất nước:
- “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”: 
+ Hiền tài: những người có tài cao, học rộng, có đạo đức tốt, được mọi người tín nhiệm, suy tôn.
 + Nguyên khí: khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật. 
à Nghệ thuật so sánh nhằm khẳng định vai trò của hiền tài đối với sự sống còn và phát triển của đất nước.
- Mối quan hệ:
+ Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao.
+ Nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp.
à Nghệ thuật đối lập kết hợp tăng tiến.
à Vai trò to lớn, không thể thiếu của hiền tài đối với đất nước: hiền tài có quyết định sự hưng thịnh của đất nước, góp phần làm nên sự sống còn của quốc gia và xã hội.
- Bình: Từ xưa, dân ta đã luôn đề cao vai trò của hiền tài đối với quốc gia, họ chính là rường cột, có quan hệ lớn tới thịnh suy của đất nước, khẳng định vai trò quan trọng của tri thức và người trí thức trong xã hội, đồng thời dân ta cũng luôn quan tâm đến giáo dục và trọng dụng nhân tài. Những người tài xuất hiện trong tiến trình lịch sử của dân tộc, rất nhiều người xuất thân từ những gia đình lao động vất vả, từ những dòng họ, từ những làng quê có bề dày về truyền thống hiếu học, chịu thương, chịu khó. Bác Hồ của chúng ta là một tấm gương sáng ngời về hiếu học, qua hoạt động cách mạng đầy gian truân của Người có thể thấy ở mọi nơi, mọi lúc Người đều tranh thủ học tập, tích lũy kiến thức.
* Kết bài (1đ)
- Khẳng định lại vai trò của hiền tài đối với vận mệnh của đất nước.
- Mở rộng vấn đề, liên hệ thực tế cuộc sống và bản thân để rút ra bài học cho mình.
3.THANG ĐIỂM BÀI LÀM VĂN:
- Điểm 7 – 8: Đảm bảo tốt những yêu cầu trên, bố cục hoàn chỉnh, hành văn trôi chảy, mạch lạc, có những liên tưởng đặc sắc, trình bày sạch sẽ, không hoặc ít sai lỗi chính tả, diễn đạt (1 đến 3 lỗi).
- Điểm 5 - 6 : Bài làm khá, đáp ứng tương đối đầy đủ những yêu cầu trên, ý mạch lạc, hành văn trôi chảy, bố cục hoàn thiện, còn mắc lỗi chỉnh tả, diễn đạt nhưng lỗi không nghiêm trọng.
- Điểm 3 - 4 :: Bài làm chưa rõ ý, chưa biết áp dụng lý thuyết vào thực hành phân tích đoạn trích, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả, chữ viết cẩu thả, bố cục chưa hoàn chỉnh.
- Điểm 1 - 2: Bài không có bố cục 3 phần, không nắm vững kỹ năng làm văn, không nắm kiến thức cơ bản .
- Điểm 0: bỏ giấy trắng hoặc sai lạc hoàn toàn.
Lưu ý: 
- Giám khảo căn cứ vào tình hình cụ thể bài làm để cho điểm sát với trình độ học sinh.
- Điểm toàn bài lấy lẻ đến 0.5 điểm.

HẾT
**************************************************

Người ra đề: Nguyễn Thị Huyền





File đính kèm:

  • docVan 10 KT lan 1 (Huyen).doc