Đề kiểm tra 1 tiết Văn Học

doc8 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1658 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết Văn Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 1 tiết Văn học
Đề I:
I/ Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu 1: Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
1, Nhận xét nào nói đúng nhất ý nghĩa của việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài Nhớ rừng (Thế Lữ)?
A- Để làm nổi bật hình ảnh con hổ.
B- Để gây ấn tượng với người đọc.
C- Để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của con hổ.
D- Để thể hiện tình cảm của tác giả đối với con hổ.
2, Hình ảnh nào xuất hiện hai lần trong bài thơ Khi con tu hú (Tố Hữu):
A- Lúa chiêm.
B- Con tu hú.
C- Trời xanh.
D- Nắng đào.
3, Trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó, con người Bác Hồ được hiện lên:
A- Bình tĩnh, tự chủ trong mọi hoàn cảnh.
B- Quyết đoán, tự tin trong mọi tình thế của cách mạng.
C- Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.
D- Yêu nước, thương dân, sẵn sàng cống hiến cho Tổ quốc.
4, Trong đoạn trích "Thuế máu" Nguyễn ái Quốc đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
A- Nghị luận + Tự sự + Thuyết minh.
B- Nghị luận + Tự sự + Miêu tả.
C- Nghị luận + Tự sự + Biểu cảm.
D- Nghị luận + Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm.
Câu 2: Điền từ, cụm từ còn thiếu vào chỗ dấu … để thấy được nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn trước hiện tình đất nước.
"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ………., ……….…; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, ………… quân thù. Dẫu cho …………., nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".
	(Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn)
Câu 3: Nối tên thể loại ở cột A với nội dung khái niệm ở cột B để có một định nghĩa hoàn chỉnh.
A: Tên thể loại
Đáp án
B: Nội dung khái niệm
 
 1/ Tấu

 2/ Hịch

 3/ Cáo

 4/ Chiếu

a/ là thể văn nghị luận thường được vua chúa, tướng lĩnh
 hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết
 phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
b/ là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh.
c/ là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa
 để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.
d/ là thể văn được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày
 một chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp
 để mọi người cùng biết.

Phần II: Tự luận (7 điểm).
Câu 4: Việc Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La có ý nghĩa như thế nào? (1 điểm)
Câu 5: Chỉ ra nội dung nghệ thuật trong hai câu thơ cuối của bài thơ "Ngắm trăng - Vọng nguyệt" (Hồ Chí Minh) - 2 điểm.
Phiên âm:	Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
	Nguyệt tòng song khích khán thi gia
Dịch thơ: 	Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
	Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Câu 6: Viết một đoạn văn nghị luận ngắn từ 7 đến 10 dòng nói lên suy nghĩ của em về nhân vật ông đồ (Ông Đồ - Vũ Đình Liên) - 4 điểm.


































Đề kiểm tra 1 tiết Văn học
Đề II:
I/ Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu 1: Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
1, Trong bài thơ Quê hương, Tế Hanh đã so sánh "cánh buồm" với hình ảnh nào?
A- Con tuấn mã.
B- Mảnh hồn làng.
C- Dân làng chài.
D- Quê hương.
2, Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A- Khi tác giả mới bị thực dân Pháp bắt và giam tại nhà lao Thừa Phủ.
B- Khi tác giả mới giác ngộ cách mạng.
C- Khi tác giả bị giải từ nhà lao này sang nhà lao khác.
D- Khi tác giả vượt ngục để trở về với cuộc sống tự do.
3, ở 4 khổ thơ đầu của bài thơ Ông đồ, tác giả đã xây dựng thành công nhân vật ông đồ qua bút pháp nghệ thuật:
A- Tả cảnh ngụ tình.
B- Nhân hóa.
C- Hình ảnh tương phản đối lập.
D- So sánh.
4, Trong văn bản Thuế máu, thái độ của quan cai trị thực dân đối với những người dân thuộc địa sau khi chiến tranh kết thúc như thế nào?
A- Rũ bỏ mọi lời hứa hẹn.
B- Đối xử tàn tệ với những người dân thuộc địa.
C- Nồng nhiệt đón họ trở về.
D- Rũ bỏ mọi lời hứa hẹn và đối xử tàn tệ với những người dân thuộc địa.
Câu 2: Điền từ, cụm từ còn thiếu vào chỗ dấu … để người đọc thấy được luận điệu lừa bịp của chính quyền thực dân Pháp đối với người dân thuộc địa khi chúng tiến hành chế độ lính tình nguyện.
"Các bạn đã ………. đầu quân, các bạn đã ……….… rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến để người thì ………… của mình như lính khố đỏ, kẻ thì ………….lao động của mình như lính thợ".
	(Trích Thuế máu - Nguyễn ái Quốc)
Câu 3: Nối tên thể loại ở cột A với nội dung khái niệm ở cột B để có một định nghĩa hoàn chỉnh.
A: Tên thể loại
Đáp án
B: Nội dung khái niệm
 
 1/ Tấu

 2/ Hịch

 3/ Cáo

 4/ Chiếu

a/ là thể văn nghị luận thường được vua chúa, tướng lĩnh
 hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết
 phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
b/ là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh.
c/ là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa
 để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.
d/ là thể văn được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày
 một chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp
 để mọi người cùng biết.

Phần II: Tự luận (7 điểm).
Câu 4: Tại sao nói "Nước Đại Việt ta" có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta? (1 điểm)
Câu 5: Nêu nội dung nghệ thuật của hai câu thơ đầu trong bài thơ "Đi đường - Tẩu lộ" của Hồ Chí Minh ( 2 điểm).
Phiên âm: Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan,
	 	 Trùng san tri ngoại hựu trùng san;
Dịch thơ: Đi đường mới biết gian lao,
	 Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Câu 6: Dựa vào văn bản "Tức cảnh Pác Bó ", viết một đoạn văn nghị luận ngắn từ 7 đến 10 dòng nêu suy nghĩ của em về con người Hồ Chí Minh. (4 điểm).


































đáp án, biểu điểm
Đề I
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu1: Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm.
1C, 2B, 3C, 4D
Câu 2: Điền đúng mỗi từ, cụm từ được 0,25 điểm.
1, Ruột đau như cắt
2, Nước mắt đầm đìa.
3, Nuốt gan uống máu.
4, Trăm thân này phơi ngoài nội cỏ.
Câu 3: Nối đúng mỗi ý đạt 0,25 điểm.
1C, 2A, 3D, 4B

Phần II: Tự luận (7điểm)
Câu 4: (1điểm) Việc Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La có ý nghĩa:
	- Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, ý chí tự lực, tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. (0,75 điểm)
	- Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Lý Công Uẩn.(0,25 điểm)
Câu 5: (2 điểm):
	- Nghệ thuật: nghệ thuật đối, biện pháp nhân hóa. (0,5 điểm)
	- Nội dung: + Trăng và người hòa đồng gắn bó với nhau, say đắm chiêm ngưỡng nhau. Song sắt nhà tù biến mất không còn ngục tù, không còn người tù, chỉ có nhà thơ và vầng trăng tri kỷ. (0,75 điểm)
	+ Tâm hồn nhẹ nhõm thanh cao, phong thái bình thản lạc quan, đó là chất thép của người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh. (0,75 điểm)
Câu 6: (4 điểm) Đoạn văn nghị luận đảm bảo yêu cầu sau:
	- Độ dài: từ 7 đến 10 dòng 
	- Có câu chủ đề (vị trí đứng đầu hoặc cuối đoạn văn).
	- Nội dung: nêu được những ý sau:
	+ Hình ảnh ông đồ thời xưa: ông xuất hiện đều đặn vào mỗi dịp tết đến, xuân về và trở thành quen thuộc không thể thiếu trong đời sống của người dân Việt Nam. Ông đồ sống có ích cho mọi người, được mọi người trọng vọng kính nể.
	+ Hình ảnh ông đồ thời nay: Ông vẫn xuất hiện vào dịp tết đến xuân về nhưng không ai tìm đến với ông. Ông đồ cô đơn lạc lõng giữa dòng đời, ông hoàn toàn đã bị mọi người lãng quên và trở lên lỗi thời.










đáp án, biểu điểm
Đề II
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu1: Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm.
1B, 2A, 3C, 4D
Câu 2: Điền đúng mỗi từ, cụm từ được 0,25 điểm.
1, Tấp nập.
2, Không ngần ngại.
3, Hiến xương máu.
4, Hiến dâng cánh tay.
Câu 3: Nối đúng mỗi ý đạt 0,25 điểm.
1C, 2A, 3D, 4B

Phần II: Tự luận (7điểm)
Câu 4: (1điểm) Văn bản Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn đôc lập vì:
	- Khẳng định nước ta là nước có độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được thể hiện trên 5 phương diện: nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục tập quán, triều đại lịch sử, anh hùng hào kiệt. (0,75 điểm)
	- Kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.(0,25 điểm)
Câu 5: (2 điểm):
	- Nghệ thuật: Giọng thơ đầy suy ngẫm, điệp từ, từ tượng hình. (1 điểm)
	- Nội dung: Người tù cảm thấy thấm thía về nỗi gian lao triền miên của việc đi đường, cũng như con đường cách mạng, con đường đời. (1 điểm)
Câu 6: (4 điểm) Đoạn văn nghị luận đảm bảo yêu cầu sau:
	- Độ dài: từ 7 đến 10 dòng 
	- Có câu chủ đề (vị trí đứng đầu hoặc cuối đoạn văn).
	- Nội dung: nêu được những ý sau:
	+ Yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên.
	+ Niềm lạc quan vui tươi làm chủ cuộc sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
	+ Yêu công việc cách mạng: những khó khăn về vật chất không cản trở tinh thần cách mạng, lạc quan tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng.














Tiết 115	Kiểm tra 1 tiết Văn học.

A/ Mục tiêu tiết kiểm tra.
- Qua giờ kiểm tra, học sinh được củng cố, khắc sâu hệ thống hoá kiến thức về phần văn
 học (phần thơ hiện đại, các văn bản văn học nghị luận).
- Rèn kỹ năng làm bài, trình bày.
- Thái độ tự giác khi làm bài.

B/ Thiết lập ma trận.

Đề I.



Nội dung kiến thức
Các mức độ đánh giá

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao

TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Nhớ rừng


C1.1=0.25đ





2. Ông đồ







C6=4đ
3. Khi con tu hú


C1.2=0.25đ





4. Tức cảnh Pác Bó


C1.3=0.25đ





5. Ngắm trăng



C5=2đ




6. Chiếu dời đô
C3=0.25đ




C4=1đ


7. Hịch tướng sĩ
C2=1đ
C3=0.25đ







8. Nước Đại Việt ta
C3=0.25đ







9. Thuế máu


C1.4=0.25đ





10. BL về phép học
C3=0.25đ







Tổng số câu hỏi
2

4
1

1

1
Tổng điểm
2

1
2

1

4
Tỉ lệ %
20%

10%
20%

10%

40%


Đề II.

Nội dung kiến thức
Các mức độ đánh giá

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao

TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Ông đồ


C1.3=0.25đ





2. Quê hương
C1.1=0.25đ







3. Khi con tu hú


C1.2=0.25đ





4. Tức cảnh Pác Bó







C6=4đ
5. Đi đường



C5=2đ




6. Chiếu dời đô
C3=0.25đ







7. Hịch tướng sĩ
C3=0.25đ







8. Nước Đại Việt ta
C3=0.25đ




C4=1đ


9. Thuế máu
C2=1đ

C1.4=0.25đ





10. BL về phép học
C3=0.25đ







Tổng số câu hỏi
3

3
1

1

1
Tổng điểm
2.25

0.75
2

1

4
Tỉ lệ %
22.5%

7.5%
20%

10%

40%
C/ Đề kiểm tra










File đính kèm:

  • docKiem tra 1 tiet Van 8 HKII T115.doc