Đề kiểm tra 15’ (chương II lý 9)
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 15’ (chương II lý 9), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 15’ (Chương II Lý 9) I. Biết (1đ x 3 câu) Câu 1. Điều nào sau đây là sai khi nói về đường sức từ? a. Tại bất kỳ điểm nào trên đường sức từ, trục của kim nam châm cũng tiếp xúc với đường sức từ đó. b. Với một nam châm, các đường sức từ không bao giờ cắt nhau. c. Chiều của đường sức từ hướng từ cực bắc sang cực nam của kim nam châm thử đặt trên đường cảm ứng từ đó. d. Bên ngoài một nam châm thì đường sức từ đi ra từ cực bắc và đi vào cực nam của nam châm đó. Câu 2. Quy tắc bàn tay trái dùng để làm gì? Chọn câu trả lời đúng. a. Xác định chiều của lực từ do từ trường tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường đó. b. Xác định chiều dòng điện chạy trong ống dây. c. Xác định chiều đường sức từ của thanh nam châm. d. Xác định chiều đường sức từ của dây dẫn mang dòng điện. Câu 3. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào sử dụng dòng điện xoay chiều? a. Dòng điện chạy qua quạt điện trong gia đình. b. Dòng điện chạy qua động cơ gắn trên xe ô tô đồ chơi. c. Dòng điện xuất hiện khi đưa nam châm lại gần một khung dây dẫn kín. d. Dòng điện chạy qua bóng đèn pin khi nối hai đầu bóng đèn với hai cực của một viên pin. II. Hiểu (0.5đ x 4 câu) Câu 4. Mắc một bóng đèn có ghi 12V – 6W lần lượt vào mạch điện một chiều rồi vào mạch điện xoay chiều cùng hiệu điện thế 12V. Thông tin nào sau đây là đúng khi nói về độ sáng của bóng đèn? a. Khi mắc vào mạch điện một chiều bóng đèn sáng hơn. b. Khi mắc vào mạch điện xoay chiều bóng đèn sáng hơn. c. Độ sáng của bóng đèn trong hai trường hợp là như nhau. d. Khi mắc vào mạch điện xoay chiều, độ sáng bóng đèn chỉ bằng một nửa so với khi mắc vào mạch điện một chiều. Câu 5. Trong các loại động cơ điện sau đây, động cơ nào thuộc loại động cơ điện một chiều? a. Động cơ điện trong các đồ chơi trẻ em. b. Máy bơm nước. c. Quạt điện. d. Động cơ trong máy giặt. Câu 6. Nam châm điện được sử dụng trong thiết bi nào sau đây? Chọn phương án trả lời đúng nhất. a. Loa điện. c. Chuông báo động. b. Cả ba loại trên. d. Rơ le điện từ. Câu 7. Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự nhiễm từ của sắt? a. Sắt đặt trong ống dây có dòng điện chạy qua, nó sẽ bị nhiễm từ. b. Khi lõi sắt trong ống dây đang bị nhiễm từ, nếu cắt dòng điện thì lõi sắt sẽ mất từ tính. c. Sự nhiễm từ của sắt được ứng dụng trong việc chế tạo nam châm điện. d. Các phát biểu a, b và c đều đúng. III. Vận dụng ( 1đ x 3 câu) Câu 8. Một số kim nam châm đặt xung quanh một thanh kim loại. Sauk hi đã quay tự do, các kim nam châm cân bằng và định hướng như hình vẽ 52. Thông tin nào sau đây là đúng nhất. a. Thanh kim loại không có từ tính. b. Thanh kim loại có từ tính (đó là một thanh nam châm). c. Các kim nam châm tương tác với nhau và không tương tác với thanh kim loại. d. Thanh kim loại có từ tính. Đó là một thanh nam châm mà đầu bên trái là cực từ nam, đầu bên phải là cực từ bắc. Câu 9. Trên thực tế, người ta làm rô to của máy phát điện xoay chiều quay bằng cách nào? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất trong các câu trả lời sau: a. Dùng động cơ nổ. b. Dùng tua bin nước. c. Dùng cánh quạt gió. d. Các cách a, b, c đều đúng. Câu 10. Khi cuộn dây quay đều đặn trong từ trường thì dòng điện trong cuộn dây đổi chiều như thế nào? Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau: a. Mỗi vòng quay, dòng điện đổi chiều 2 lần. b. Mỗi vòng quay, dòng điện đổi chiều 3 lần. c. Mỗi vòng quay, dòng điện đổi chiều 4 lần. d. Mỗi vòng quay, dòng điện đổi chiều 5 lần. IV. Tự luận (2đ) Điều kiện để xuất hiện dòng điện cảm ứng? ________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ ĐÁP ÁN A. Trắc nghiệm: 1 C 2 A 3 A 4 C 5 A 6 D 7 D 8 D 9 D 10 A B. Tự luận: Phần ghi nhớ bài 32 trang 89 SGK
File đính kèm:
- De KT 15Ph-VL 9 (54).doc