Đề kiểm tra 15 phút (2) Môn : Ngữ văn - Khối 8 Trường THPT An Lão

doc27 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 8138 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề kiểm tra 15 phút (2) Môn : Ngữ văn - Khối 8 Trường THPT An Lão, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Định
Trường THPT An Lão	
 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT (2)
 Môn : Ngữ văn - Khối 8
 Bài 4, 5 ( Sgk tập 1)
 I. Trắc nghiệm: (3 điểm, mỗi câu đúng 0,5 điểm). 
 Hãy khoanh tròn vào đáp án của câu trả lời đúng nhất.
Tác phẩm Lão Hạc được viết theo thể loại nào?
A. Truyện ngắn B.Truyện dài
C. Truyện vừa D. Tiểu thuyết
2.Ý nào nói đúng nhất nội dung của truyện Lão Hạc?
A. Tác động của cái đó và miếng ăn đến đời sống con người.
B. Phẩm chất cao quý của người nông dân.
C. Số phận đau thương của người nông dân.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
3. Trong tác phẩm Lão Hạc, Lão Hạc hiện lên là một con người như thế nào?
 A.Là người nông dân có số phận đau thương nhưng phẩm chất cao quý.
B.Là người nông dân sống ích kỉđến mức gàn dở, ngu ngốc.
C. Là người nông dân có tháiđộ sống vô cùng cao thượng.
D. Là người nông dân có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ
4. Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến lão Hạc phải chết?
A.. Lão Hạc ăn phải bã chó.
B. Lão Hạc ân hận vì trot lừa cậu Vàng.
C. Lão Hạc rất thương con.
D. Lão Hạc không muốn làm lụy đến mọi người.
5.Từ ngữ địa phương là gì?
Là từ ngữ được sử dụng phổ biến trong toàn dân. 
Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
Là từ ngữ đuợc sử dụng ở một số dân tộc thiểu số ở phía Bắc.
Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số ở phái Nam.
6.Những mặt khác biệt trong tiếng nói của mỗi địa phương thể hiện ở phương diện nào?
A. Ngữ âm C. Ngữ pháp
B. Từ vựng D. Cả A và B
 7.Biệt ngữ xã hội là gì?
 A. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một số địa phương nhất định.
 B. Là từ ngữ được sử dụng trong tất cả các tầng lớp nhân dân.
 C. Là từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
 D.Là từ ngữ được sử dụng trong nhiều tầng lớp xã hội
 8. Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ý đến điều gì?
 A. Tình huống giao tiếp.
 B. Tiếng địa phương của người nói.
 C. Địa vị của người nói trong xã hội.
 D. Nghề nghiệp của người nói. 
 9. Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong các tác phẩm văn học?
 A. Để tô đậm màu sắc địa phương của câu chuyện.
 B. Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ.
 C.Để tô đậm tính cách nhân vật.
 D.Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.
 10.Trong bài thơ sau, từ cá tràu là loại từ ngữ nào?
 Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế
 Khế trong vườn thêm một tí rau thơm
 Ờ ! Thế đó mà một đời xa cách mẹ
 Hai mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm.
 ( Chế Lan Viên)
Từ địa phương C. Từ toàn dân
Biệt ngữ xã hội D. Cả ba ý trên đều sai
 11. Tóm tắt văn bản tự sự là gì?
 A. Là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính của văn 
 bản. 
 B. Là dùng lời văn của mình kể về các nhân vật chính trong văn bản một cách ngắn 
 gọn.
 C.Là dùng lời văn của mình nói về các yếu tố nghệ thuật của văn bản một cách ngắn gọn.
 D. Ghi lại đầy đủ các chi tiết của văn bản tự sự.
 12. Trong các văn bản đã học sau đây, văn bản nào không thể tóm tắt theo cách tóm 
 tắt một văn bản tự sự?
 A. Thánh Gióng B. Lão Hạc
 C.Thạch Sanh D. Ý nghĩa văn chương
 II. Tự luận: ( 6 điểm)
 Tóm tắt truyện Lão Hạc bằng một văn bản ngắn gọn ( 10 dòng).
 Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Định
 Trường THPT An Lão ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT(1)
 Môn: Ngữ Văn – Khối: 8
 Bài :1, 3 ( Sgk tập 1) 
 Câu 1: ( 6 điểm)
 Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: với tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn. Em hiểu lời nhận xét đó như thế nào ? Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”,hãy làm rõ ý kiến trên.
 Câu 2: (4 điểm)
 Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ sau:
Sách, vở, bút, mực.
Xe đạp, xe máy, ô tô, máy bay.
Cam, chuối, bưởi, xoài.
Cá, thịt, trứng, rau.
 
 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT(1)
 Môn: Ngữ Văn – Khối 8(Học kỳ I)
 Bài 1, 3 (Sgk tập 1)
Câu 1: ( 6 điểm)
 Nhận xét của Nguyễn Tuân là hoàn toàn chính xác. Bởi thông qua tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã đề cập đến một thực tế trong xã hội “ có áp bức thì có đấu tranh”. Chống áp bức chính là con đường để quần chúng lao động tự cứu mình. Đây là dư vị chính trị của tác phẩm. Ngô Tất Tố đã viết tác phẩm này trước Cách mạng tháng Tám, khi tác giả chưa được giác ngộ cách mạng. Tác phẩm kết thúc bế tắc, nhà văn chưa chỉ ra được con đường đấu tranh tất yếu của quần chúng bị áp bức, nhưng bằng cảm quan hiện thực mạnh mẽ, nhà văn đã cảm nhận được xu thế “Tức nước vỡ bờ” và sức mạnh to lớn của sự vỡ bờ đó.
 Câu 2: (4 điểm)
 Dựa vào bài : Cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ” trong sgk Ngữ văn 8- tập 1 để làm bài theo yêu cầu.

 














 













 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT ( 2)
 Môn: Ngữ Văn – Khối 8
 Bài 4,5 (Sgk tập 1)
 
 I.Trắc nghiệm: (3 điểm) 
Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12


A
D
A
C
B
D
C
A
D
A
A
D
 
 II. Tự luận: (7 điểm )
 Lão Hạc có một người con trai , một mảnh vườn và một con chó. Con trai lão đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành phải bán con chó, mặc dù hết sức buồn bã và đau xót.Lão mang tất cả tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ trông coi mảnh vườn. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối cả những gì ông giáo giúp. Một hôm lão xin Binh Tư ít bã chó, nói là để giết con chó hay đến vườn, làm thịt và rủ Binh Tư cùng uống rượu. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Nhưng rồi lão bỗng nhiên chết- cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết ,chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu. 

 _______________________________________












 














 Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Định
 Trường THPT An Lão ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT (3 )
 Môn : Ngữ Văn – Khối 8
 Bài 8 ( Sgk tập 1)
 Đề bài :
 Chiếc lá thường xuân mà cụ Bơ-men vẽ trên tường trong văn bản “ Chiếc lá cuối cùng” có phải là một kiệt tác không? Vì sao?
 
 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT(3)
 Môn: Ngữ văn – Khối 8
 Bài : 8 ( Sgk tập 1)
 Bức vẽ này thực sự là một kiệt tác có giá trị. Vì bản thân nó được sáng tạo rất công phu, nó giống như chiếc lá thật : cuống lá màu xanh sẫm, rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng mà ngay cả Giôn- xi cũng không thể ngờ, mặc dù cô thường xuyên nhìn ngắm dây thường xuân. Hoàn cảnh ra đời bức vẽ rất đặc biệt: cụ Bơ-men là một họa sĩ đã cao tuổi, cả đời ao ước vẽ nên một tác phẩm kiệt tác. Để cứu Xiu cụ đã làm tất cả: cụ bí mật bắc thang trèo lên , vừa soi đèn, vừa vẽ ngay trên tường đúng chỗ chiếc lá cu6í cùng gắn liền với sinh mệnh Xiu đã rụng đi. Tất cả làm trọn vẹn trong một đêm, cái đêm khủng khiếp vì tối tăm, mưa gió và lạnh thấu xương. Chiếc lá không chỉ được vẽ bằng bút lông và bột màu mà còn bằng tình yêu thương lớn lao và sự hi sinh cao đẹp. Người họa sĩ già ra đi nhưng kiệt tác đó luôn để lại cái tâm và lời nhắn nhủ của người nghệ sĩ cho mọi thế hệ. Hãy biết hi sinh ,quên mình vì sự sống và hạnh phúc của con người.
 _________________________




















Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Định
 Trường THPT An Lão
 ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT (4) 
 Môn : Ngữ văn – Khối 8
 Bài 11,12 (Sgk tập 1)
 I. Trắc nghiệm: ( 2,0 điểm, mỗi câu đúng 0,5 điểm) 
 Hãy khoanh tròn vào đáp án của câu trả lời đúng nhất.
Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép?
Là câu chỉcó một cụm chủ vị làm nòng cốt câu.
 Là câu có hai cụm chủ vị và chúng không bao hàm nhau.
Là câu có hai cụm chủ vị trở lên và chúng không bao chứa nhau.
Là câu có ba cụm chủ vị và chúng bao chứa nhau.
Cho hai câu đơn: Mẹ đi làm. Em đi học. Trong các câu ghép được tạo thành sau đây, câu nào không hợp lí về mặt ý nghĩa?
A.Mẹ đi làm còn em đi học.
 B.Mẹ đi làm nhưng em đi học.
C.Mẹ đi làm, em đi học.
D.Mẹ đi làm và em đi học.
 3.Văn bản thuyết minh là gì?
 A. Là văn bản dùng để trình bày sự việc, nhân vật theo một trật tự nhất định.
 B.Là văn bản trình bày chi tiết cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật con người một cách sinh động
 C. Là văn bản trình bày những ý kiến, quan điểm thành những luận điểm 
 D. Là văn bản dùng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích đặc điểm , tính chất.. của sự vật . hiện tượng.
 4. Văn bản thuyết minh có tính chất gì?
 A. Chủ quan, giàu tình cảm,cảm xúc.
 B. Uyên bác, chọn lọc.
 C. Tri thức chuẩn xác, khách quan , hữu ích.
 D. Mang tính thời sự nóng bỏng
 5. Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”?
 A. Nói lên tính chất của nạn nghiện hút thuốc lá: là tệ nạn rất dễ lây lan.
 B.Nói lên tính chất của những tác hại mà thuốc lá gây nên: là những tác hại không dễ kịp thời nhận biết.
Nêu lên tác hại nhiều mặt của thuốc lá đối với cuộc sống gia đình và xã hội.
Cả ba n” Ôn dịch, thuốc lá” có sự kết hợp chặt chẽ của hai phương thức biểu đạt nào?
 A. Lập luận và thuyết minh B. Thuyết minh và tự sự.
 C. Tự sự và biểu cảm D. Biểu cảm và thuyết minh 
 7. Trong văn bản “ Ôn dịch, thuốc lá”, tác giả đã so sánh tác hại của thuốc lá với 
 việc gì?
 A. Với việc tằm ăn dâu.
 B. Với việc lan truyền nhanh các loại ôn dịch.
 C. Với việc bị giặc ngoại xâm đánh phá.
 D. Với việc sử dụng bao bì ni lông. 
 8. Trong các văn bản đã học sau đây, văn bản nào có sử dụng yếu tố thuyết minh một cách rõ nét?
A.. Đánh nhau với cối xay gió
B. Hai cây phong
C. Chiếc lá cuối cùng
D. Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
II. Tự luận: (8,0 điểm)
 Hãy viết một đoạn văn thể hiện lời khuyên bổ ích của em đối với người thân 
hút thuốc lá.




 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT(4)
 Môn : Ngữ Văn – Khối 8
 Bài 11,12 (Sgk tập 1)
 I.Trắc nghiệm: (2,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
B
D
C
D
A
A
D
 II. Tự luận: ( 7,5 điểm)
 - Học sinh dựa vào bài “ Ôn dịch, thuốc lá” để nêu lên tác hại nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống con người .
 - Những lời khuyên phù hợp, bổ ích, có tính thuyết phục cao đối với người thân.

 _________________________________ 
 






















Sở Giáo dục- Đào tạo Bình Định
Trường THPT An Lão BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 1
 Môn : Ngữ Văn – Khối 8
 Tiết PPCT: 11,12
 
 Đề bài: Em hãy kể về một người thân yêu luôn sống mãi trong em.


 ĐÁP ÁN ĐỀ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
 - Yêu cầu học sinh kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
 - Xác định ngôi kể.
 - Bố cục chặt chẽ, hành văn mạch lạc, cảm xúc.
1. Mở bài: (1,5điểm)
 Giới thiệu về người thân, tình cảm của em đối với người thân của mình.
 2.Thân bài: (7 điểm)
Miêu tả hình dáng, tính tình…
Kể về tình cảm, cách đối xử, việc làm của người thân đối với em,với mọi người trong gia đình, với mọi người xung quanh.
 3.Kết bài: (1,5 điểm)
Khẳng định về hình ảnh người thân trong lòng em.
Tình cảm của em đối với người thân, bài học rút ra cho bản thân trong cuộc sống đời thường.
 















Sở Giáo dục- Đào tạo Bình Định
 Trường THPT An Lão ĐỀ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
 Môn : Ngữ Văn – Khối 8
 Tiết PPCT: 35,36
 Đề bài: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn.
 
 _____________________
 
 ĐÁP ÁN BÀI LÀM VĂN SỐ 2
Yêu cầu học sinh viết một văn bản tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 Xác định ngôi kể: ngôi thứ nhất.
Bố cục chặt chẽ, hành văn mạch lạc, giàu hình ảnh, cảm xúc.
Mở bài: (1,5 điểm)
Nêu lí do và thời gian, hoàn cảnh phạm lỗi( có thể đảo ngược trình tự thời gian)
Thân bài: (7 điểm) 
- Nêu nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của việc phạm lỗi.
 - Người phạm lỗi và những người có liên quan ( bạn trong lớp, khác lớp hay
 ở ngoài lớp) 
 - Người phạm lỗi đã được thầy cô giáo dục, nhận ra sai lầm, mong muốn được thầy cô tha thứ.
 	 3. Kết bài:
Suy nghĩ tình cảm sau khi sự việc đã xảy ra, bài học thấm thía cho bản thân trong học tập và cuộc sống. 

______________________________________________ 
















Sở Giáo dục- Đào tạo Bình Định
 Trường THPT An Lão ĐỀ KIỂM TRA 1TIẾT
 Môn: Văn – Khối 8
 Tiết PPCT: 41
 Bài 3,4, 6,11
Phần I: Trắc nghiệm (3điểm ,mỗi câu đúng 0,25 điểm )
Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất.
Cửa sổ mọi nhà sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất. Gia sản tiêu tán,và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa.
Em nép mình trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào một chút. Em thu đôi chân vào vào người, nhưng mỗi lúc em thấy rét buốt hơn.
Tuy nhiên, em không thể về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em.
	(Ngữ văn 8- tập 1)
Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào trong sgk (Ngữ văn 8 – tập 1?)
A. Cô bé bán diêm
B. Hai cây phong
Chiếc lá cuối cùng
D. Đánh nhau với cối xay gió
Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A. Xéc -van -tét
B. O Hen-ri
An-đéc-xen
D. Cả A, B, C đều sai
Tác giả của đoạn văn trên là người nước nào ?
A. Thụy Điển
B. Thụy Sĩ
C. Đan Mạch
D. Phần Lan
Truyện ‘’ Cô bé bán diêm ‘’ được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Nghị luận
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Biểu cảm
Qua đoạn trích trên, em biết gì về gia cảnh hiện tại của cô bé?
A. Gia đình có cuộc sống đầy đủ, sung túc.
B.Gia đình có cuộc sống nghèo khổ, bần hàn.
C. Gia đình có cuộc sống bình thường.
D. Cả ba phương án trên đều sai.
 6. Thời gian xảy ra câu chuyện là vào lúc nào ?
A. Vào một sáng mùa xuân nắng đẹp.
B. Vào một buổi tối mùa thu đầy trăng sao.
C. Vào một buổi chiều mùa hè oi bức.
D. Vào một đêm giao thừa giá rét.
7.Từ ‘’trường xuân’’ trong đoạn trích có nghĩa là gì?
A. Một loại dầu thực vật.
B. Một loại cây thân gỗ, lá nhỏ.
C. Một loại cây leo, bám vào tường gạch, lá rụng dần về mùa đông.
D. Cả ba phương án trên đều sai.
 8.Các từ cùng trường từ vựng thời gian sau đây, từ nào có ý nghĩa khái quát ?
A. Năm giờ
B . Buổi sáng
C. Hoàng hôn
D. Ngày
9.Từ nào không phải là từ tượng thanh trong các câu sau?
A.Róc rách 
B.Leng keng
C. Ríu rít
D. Gập ghềnh
 10 Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh ?
 A. Thôi để mẹ cầm cũng được. ( Thanh Tịnh)
 B. Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu. ( Nguyên Hồng)
 C. Bác trai đã khá rồi chứ ? ( Ngô Tất Tố)
 D. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! ( Nam Cao) 
 11. Trong các câu sau,câu nào không phải là câu ghép ?
A. Vì trời mưa to nên nước sông dâng cao.
B.Cô giáo đang giảng bài.
C.Mặc dầu nhà Lan xa trường nhưng chưa bao giờ bạn ấy đi học muộn.
D.Tôi thích chơi bóng đá, còn Hùng thích đi bơi.
12. Tại sao lần đầu tiên tham gia Ngày Trái Đất, nước ta lại chọn chủ đề :
‘’ Một ngày không sử dụng bao bì ni lông’’?
A. Vì đây là một chủ đề cụ thể, thiết thực, liên quan đến cuộc sống của tất cả mọi người, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam.
B. Vì đây là một vấn đề thiết thực ,cụ thể song lại có ý nghĩa vô cùng to lớn.
C.Giáo dục một vấn đề lớn qua một việc nhỏ là một chủ trương hay, biện pháp đúng, khả thi.
D. Cả ba phương án trên đều đúng.
II. Tự luận: (7 điểm)
 1 . Em hãy tóm tắt khoảng 10 dòng đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” ? ( 3 điểm )
 2. Phát biểu cảm nghĩ của em về một nhân vật văn học mà em yêu thích? ( 4 điểm)
 
 

 ĐÁP ÁN MÔN VĂN 1 TIẾT
I. Trắc nghiệm : 	

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ. án
A
C
C
B
B
D
C
D
D
D
B
D

II. Tự luận :
 1.Anh Dậu đang ốm nặng đến nỗi còn đang run rẩy chưa kịp húp được hớp cháo nào thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã ập tới , quát tháo om sòm , định đánh trói anh Dậu. Chị Dậu đành nhẫn nhục van xin nhưng tên cai lệ không hề động lòng còn tiếp tục văng ra những lời lẽ thô bỉ. Nhưng tới khi chúng cố tình hành hạ cả chồng chị lẫn chị thì 

chị đã vùng lên chống lại. Cuộc chiến đấu không cân sức giữa một bên là người đàn bà bị áp bức đến cùng cực với một bên là hai tên đàn ông đại diện cho cường quyền bạo lực tạm thời kết thúc, mà phần thắng lại nghiêng về chị Dậu, điều đó khẳng định tính đúng đắn của quy luật ‘’ Tức nước vỡ bờ’’. 
2. Học sinh phát biểu cảm nghĩ của mình về một nhân vật văn học mà mình yêu thích.
 ________________________________




































 Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Định
 Trường THPT An Lão BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 3
 Tiết PPCT: 55,56
 Đề bài: Em hãy thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam. 
 
 ĐÁP ÁN BÀI LÀM VĂN SỐ 3
Mở bài: (1,5 điểm)
Giới thiệu khái quát về mối quan hệ gắn bó giữa chiếc nón lá với con người ở Việt Nam .
Thân bài: ( 7 điểm)
 Thuyết minh cụ thể về đối tượng:
Hình dáng, màu sắc, các loại nón.
 Quy trình làm nón, công dụng của chiếc nón trong đời sống sinh hoạt và văn hóa.
 Hình ảnh chiếc nón trong tình cảm bạn bè quốc tế.
Các làng nón nổi tiếng ở Việt Nam.
 Cách bảo quản nón, giá thành của nón.
Kết bài: (1,5 điểm)
 Khẳng định vị trí của chiếc nón trong hiện tại và tương lai.
 Tình cảm của người dân Việt Nam đối với chiếc nón lá.
 __________________________






















Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Định
 Trường THPT An Lão ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
 Môn: Tiếng Việt – Khối 8 (Học kỳ I)
 Tiết PPCT: 60 
Trắc nghiệm (3đ,mỗi câu đúng 0,25 điểm) )
 Hãy khoanh tròn vào đáp án của câu trả lời đúng nhất và điền thêm từ ngữ vào chỗ trống để tạo thành câu trả lời đúng.
1.Điền vào mục D từ có phạm vi nghĩa bao hàm được nghĩa của các từ ở A, B, C
	A.Miệng B. Mắt C. Mũi D………
2. Từ nào thay thế được từ đi đời trong câu Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ! 
	A. Bỏ mạng B. hi sinh C.Chết D. Hết đời
3. Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?
 A. Vui vẻ	 B.Hu hu	 C.Ầng ậc	 D. Móm mém
4. Chọn một từ trong các từ sau đây(lễ phép, ngoan ngoãn, hiếu thảo) để điền vào chỗ trống tạo thành câu nói giảm nói tránh?
 Nó không phải là đứa………….với cha mẹ.

5.Dòng nào xác định đúng nhất về các từ được in đậm.
	Lom khom dưới núi tiều vài chú 
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà

A. Các từ tượng thanh	B.Các từ tượng hình
C.Các tình thái từ	D. Các trợ 
6. Cụm từ thân sành sỏi có nghĩa là gì?
A. Thân người tầm thường, rẻ mạt như mảnh sành, hòn sỏi
B.Thân thể xấu xí như mảnh sành hòn sòi
C.Thân bé nhỏ như mảnh sành hòn sỏi
D.Thân dày dạn phong trần, sẵn sàng chấp nhận gian khổ.
7.Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong ví dụ sau dùng để làm gì?
Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu: “ Cô ấy thoát khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng. Giờ chỉ còn việc chăm nom – thế thôi”.
A.Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
B. Đánh dấu sự bổ sung và lời dẫn trực tiếp
C.Đánh dấu sự thuyết minh và lời dẫn trực tiếp
D.Đánh dấu sự giải thích và lời dẫn trực tiếp
8.Câu ca dao sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
 Bồng bồng cõng chồng đi chơi
 Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng
	Chị em ơi cho tôi mượn cái gàu sòng
	Để tôi tát nước múc chồng tôi lên. (Ca dao)
 A. Nói giảm nói tránh	B.Nhân hoá	C. Nói quá	 D.Điệp từ	
 9. Các lỗi cần tránh về dấu câu là gì?
 A. Thiếu dấu ngắt câu hoặc dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
 B. Thiếu dấu thích hợp để ngắt các bộ phận của câu khi câu khi cần thiết.
 C. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu với nhau.
 D. Tất cả các lỗi trên.
 10. Trong bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” những từ xách, ra tay, đánh tan, đập bể 
 thuộc từ loại nào?
 A. Danh từ	 B. Tính từ
 C. Động từ D. Số từ
 11. Từ “ hào kiệt “ trong câu thơ” Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu” có nghĩa là gì?
 A. Là người bình dân ít chữ.
 B. Là người có tài võ nghệ.
 C. Là người giỏi văn chương.
 D. Là người có tài năng và chí khí.
 12.Việc lặp lại từ vẫn trong câu thơ “ Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu” có tác dụng 
 gì?
Khẳng định và nhấn mạnh phong thái ung dung, tự tin, ngang tàng,bất khụất của nhà thơ.
Biểu hiện tình cảm, thái độ của nhà thơtrước hoàn cảnh sa cơ, thất thế của mình.
Nhấn mạnh sự không thay đổi về nhân cách của nhà thơ cho dù thời cuộc đổi thay.
 Cả ba ý trên đều sai.
II. Tự luận: ( 6 đ)
Thế nào là tình thái từ? ( 2 điểm) 
Thế nào là câu ghép? Đặt 2 câu ghép?( 2 điểm)
Viết một đoạn văn từ 5-7 câu có sử dụng thành ngữ nói quá đã học?( 3 điểm)

 ĐÁP ÁN ĐỀ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Trắc nghiệm:
 Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ.án
 Mặt
D
D
Hiếu thảo
B
D
D
C
D
C
D
A
 II. Tự luận:
 Học sinh dựa vào bài học trong sách giáo khoa: Tình thái từ, Câu ghép, Nói quá.






 



Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Định
 Trường THPT An Lão ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT (1)
 Môn: Ngữ Văn – Khối 8 (Học kỳ II)
 Bài :19 (SGK tập 2)
 Đề bài: Thơ là tiếng nói tâm hồn của nhà thơ. Bài thơ “Khi con tu hú” cho ta thấy gì về tâm hồn của nhà thơ Tố Hữu? Hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bài thơ. 
 
 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT (1)
 Thơ là tiếng nói tâm hồn của nhà thơ. Bài thơ “Khi contu hú cho ta thấy tâm hồn của nhà thơ Tố Hữu là:
Hồn thơ nhạy cảm với mọi biểu hiện của cuộc sống.
 Hồn thơ yêu cuộc sống mãnh liệt.
 Hồn thơ đấu tranh cho tự do.
 Đó là hồn thơ cách mạng.
 Bài thơ được viết xong vào tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ (Huế). Nhà thơ bị cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, bị tù đày khắc nghiệt , ngột ngạt , người chiến sĩ cách mạng với lòng sôi rạo rực đã gửi gắm vào bài thơ một tình yêu cuộc sống cũng như tâm trạng phẫn uất tột đọ và niềm khao khát tự do cháy bỏng khi nghe tiếng chim tu hú gọi bầy cứ kêu thôi thúc. 























 Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Định
 Trường THPT An Lão ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT (2)
 Môn: Ngữ Văn – Khối 8 ( Học kỳ II)
 Đề bài: Theo em những lời tấu trình của Nguyễn Thiếp có ý nghĩa như thế nào 
 Đối với việc học hôm nay. Hãy viết một đoạn văn có sử dụng yếu tố biểu cảm nói về mục đích học tập?
 
 ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT ( 2)

 Đạo học lấy mục đích hưng thịnh đất nước, học để trở thành người tốt.
 Cách học lí thuyết gắn với hoạt động thực tiễn.
 Cách mạng tháng Tám thành công, mọi công dân Việt Nam đều được đến trường. Một chân trời mới mở rộng ra trước mắt thế hệ trẻ. Học để làm người, làm một công dân tốt. Học để trở thành người lao động sáng tạo trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Học để đem tài năng góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Học tập để đưa nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu . Xã hội càng phát triển chúng ta càng phải học. Không còn nạn mù chữ, đất nước sẽ tiến nhanh, tiến mạnh . Vì vậy học tập là nghĩa vụ của mỗi chúng ta.
 ___________________________________










 













Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Định
 Trường THPT An Lão ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT (3)
 Môn: Ngữ Văn – Khối 8 ( Học Kỳ II)
 Đề bài: Những ích lợi cụ thể của việc đi bộ được nhắc đến qua văn bản “ Đi bộ ngao du” của Rút-xô . Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về tác dụng của thể dục thể thao đối với cuộc sống con người.
 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT 
Lợi ích của đi bộ:
 Sức khỏe được tăng cường, tính khí vui vẻ, khoan khoái, hài long với tất cả.
Viết đoạn văn:
 Sức khòe là vốn quýcủa con người. Không có sức khỏe , con người không thể sống vui khỏe, lành mạnh và hạnh phúc. Không có sức khỏe con người không thể tham gia lao động xây dựng, vui sống trong sự lạc quan với long tự tin vào mình và sẵn long giúp đỡ đùm bọc người khác. Có nhiều biện pháp để bảo vệ sức khỏe nhưng luyện tập thể thao là một phương thuốc tốt nhất để nâng cao sức khỏe. Luyện tập thể thao thể dục sẽ giúp chúng ta thích ứng với môi trường, con người sẽ trở nên bền bỉ, dẻo dai, nhanh nhẹn, máu huyết lưu thong, tinh thần phấn chấn, hăng hái , tự tin vàn cuộc sống, vào sức lực của mình. Như vậy tập luyện thể thao không những có ích cho bản thân mà còn có lợi cho cả xã hội và dân tộc.
 ___________________________























Sở Giáo dục – Đào tạo Bình Định
 Trường THPT An Lão ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT (4)
 Môn: Ngữ Văn – Khối 8 ( Học Kỳ II)
Trắc nghiệm: ( 2 điểm)
Hãy khoanh tròn vào đáp án của câu trả lời đúng nhất.
 1. Trong hội thoại, người có vai xã hội thấp phải có thái độ ứng xử với người có vai xã hội cao như thế nào?
A. Ngưỡng mộ	B. Kính trọng
C. Sùng kính	D. Thân mật.
 2.Một người cha nói chuyện với con về công việc gia đình. Trong cuộc hội thoại đó, quan hệ giữa hai người là quan hệ gì?
 A..Quan hệ gia đình	B. Quan hệ tuổi tác
 C. Quan hệ chức vụ xã hội	D. Quan hệ họ hàng
3.Trong hội thoại khi nào người nói im lặng mặc dù đến lượt mình?
A.. Khi muốn biểu thị một thái độ nhất định.
B. Khi không biết nói điều gì.
C. Khi người nói đang ở trong trạng thái phânvân, lưỡng lự.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
4.Thế nào là hành vi cướp lời ( xét theo cách hiểu về lượt lời)?
A..Nói tranh lượt lời của người khác.
B.Nói khi người khác đã kết thúc lượt lời.
C.Nói khi người khác chưa kết thúc lượt lời.
D. Nói xen vào khi người khác không yêu cầu.
 5. Câu nào dưới đây không thể hiện hành động hứa hẹn?
 A.Con sẽ chăm chỉ học bài hơn nữa.
 B.Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc.
 C.Họ đang quyết tâm hoàn thành công việc trong thời gian ngắn nh

File đính kèm:

  • docTổng hợp đề Kt Văn 8.doc