Đề kiểm tra: 15 phút (học kì I) Môn: Văn – Khối 10 Trường Thpt An Lão

doc10 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 4906 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra: 15 phút (học kì I) Môn: Văn – Khối 10 Trường Thpt An Lão, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA: 15 PHÚT (HKI) 
TRƯỜNG THPT AN LÃO MÔN: VĂN – KHỐI 10 
	 TIẾT: 66


Bài: Khái quát lịch sử tiếng Việt. 

Đề: Trắc nghiệm 
	- Khoanh tròn vào các chữ cái đúng nhất. 
	1. Trong các lời giải thích dưới đây, lời nào đúng nhất cho nhận định: “tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt”? 
	a. Mỗi dân tộc có ngôn ngữ riêng. Dân tộc Việt có ngôn ngữ của mình là tiếng Việt. 
	b. Tiếng Việt được các dân tộc anh em trên đất nước Việt dùng làm công cụ giao tiếp chung. 
	c. Tiếng Việt được dùng trong mọi hoạt động xã hội Việt Nam. 
	d. Tiếng Việt giữ vị thế là một ngôn ngữ quốc gia. 
	2. Lịch sử phát triển của tiếng Việt trải qua mấy giai đoạn? 
	a. Hai giai đoạn: Trước và sau cách mạng tháng tám. 
	b. Ba giai đoạn: Thời kỳ dựng nước, thời kì Pháp thuộc, thời kỳ sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay. 
	c. Bốn giai đoạn: Trong thời kỳ dựng nước, thời kì độc lập tự chủ, thời kỳ pháp thuộc, thời kỳ sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay. 
	d. Năm giai đoạn: Thời kỳ dựng nước, thời bắc thuộc, thời độc lập tự chủ, thời pháp thuộc, thời kỳ sau cách mạng tháng tám đến nay. 
	3. Tiếng Việt được xác định thuộc họ ngôn ngữ gì? 
	a. Bắc Á 	b. Tây Á 
	c. Đông Á 	d. Nam Á 
	4. Nhiều nhà việt học đã chứng minh tiếng việt có nguồn gốc bản địa dực vào kết quả nghiên cứu nào sau đây. 
	a. Tiếng Việt xuất hiện và trưởng thành rất sớm trên lưu vực sông Hồng và sông Mã trong một xã hội có một nền văn minh nông nghiệp đạt đến trình độ phát triển khá cao. 
	b. Tiếng Việt có cội nguồn với nhiều ngôn ngữ khác ở Việt Nam? Bán đảo Đông Dương và ở khu vực đông nam Châu Á. 
	c. Có họ hàng với nhiều ngôn ngữ khác ở Châu Phi. 
	d. Cả a,b đều đúng. 
	5. Thời kỳ dựng nước có loại chữ nào được vay mượn để phát triển mạnh mẽ Tiếng Việt? 
	a. Chữ Hán 	b. Chữ Nôm 	
	c. Chữ quốc ngữ	c. Cả a, b, c đều đúng. 
	6. Thời kỳ độc lập tự chủ có loại chữ nào được dùng để ghi lại tiếng Việt? 
	a. Chữ Hán 	b. Chữ Nôm 	
	c. Chữ quốc ngữ	c. Cả a, b đều đúng. 
	7. Trong lịch sử, người Việt đã dùng loại chữ nào để ghi tiếng Việt? 
	a. Chữ Hán 	b. Chữ Nôm 	
	c. Chữ quốc ngữ	c. Cả b, c đều đúng. 
 8.Thuật ngữ khoa học tiếng việt được xây dựng dựa vào những cách thức nào? 
	a. Phát âm thuật ngữ qua khoa học của phương tây. 
	b. Vay mượn thuật ngữ khoa học, kỷ thuật qua tiếng Trung Quốc 
	c. Đặt thuần ngữ thuần việt 
	d. Cả a,b,c đều đúng. 
	9. Tiếng Việt được dùng làm ngôn ngữ quốc gia bắt đầu từ thời kỳ nào? 
	a. Thời kỳ dựng nước. 
	b. Thời kỳ độc lập tự chủ. 
	c. Thời kỳ từ 1945 đến 1954. 
	d. Từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay. 
	10. Một tổ chức vận động cách mạng hồi đầu thế kỉ XX đá ra sức cổ động cho việc học tập và phổ biến chữ quốc ngữ, có tên gọi là:
	A.Đông Kinh Nghĩa Thục	b.Đông Du
	C.Quang Phục Hội 	d. Cả a, b, c đều đúng

	
 Đáp án: mỗi câu đúng 1điểm:
	
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
a
b
d
d
a
c
d
d
d
a

 SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA: 15 PHÚT (HKI) 
TRƯỜNG THPT AN LÃO MÔN: VĂN – KHỐI 10 
	 TIẾT: 11.12
	Bài: Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy 

	Đề: 

Câu 1: (6đ) Anh (chị) hãy chỉ rõ “cốt lõi lịch sử” của truyền thuyết “ Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu -Trọng Thủy” và cho biết cốt lõi đó đã được dân gian li kỳ hóa, thần kì hoá như thế nào ? 

Câu 2: (4đ) 
	Bài học lịch sử cần rút ra qua truyền thuyết ‘Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy “là gì? 

	Đáp án: 
Câu 1: - Cốt lõi lịch sử: 
	+ Nước Âu Lạc do An Dương Vương thành lập và lãnh đạo chỉ tồn tại trong lịch sử khoảng 50 năm (từ 229 – 179 tcn). Đây là giai đoạn lịch sử chuyển tiếp giữa 2 thời kỳ lịch sử dài là Văn Lang và bắc thuộc. Từ khi An Dương Vương thành lập nước cho đến khi Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng nhân dân ta thường xuyên chiến đấu chông quân xâm lược để tồn tại và phát triển. Đây là thời kỳ dân tộc ta bị uy hiếp và chịu thử thách lâu dài, nặng nề, gay go và quyết liệt (3đ). 
	- Dân gian đã li kỳ hoá và thần kỳ hoá: 
	+ An Dương Vương đươc thần linh giúp đỡ trong việc xây thành cổ loa và chế nỏ thần (1đ). 
	+ Rùa vàng kết tội cho Mỵ Châu và An Dương Vương tự tay chém đầu con gái. (1 điểm) 
	+ Mỵ Châu hoá thành ngọc trai (1 đ). 
Câu 2: (4đ) 
	Bài học lịch sử: 
+ Tinh thần cảnh giác thường trực trước âm mưu đen tối nham hiểm của kẻ thù xâm lược. 
	+ Trách nhiệm của người lãnh đạo đứng đầu quốc gia. 
	+ Bài học về mối quan hệ riêng – chung, nhà – nước của mỗi người dân với vận mệnh tổ quốc … 




 




 

SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA: 15 PHÚT (HKI) 
TRƯỜNG THPT AN LÃO MÔN: VĂN – KHỐI 10 
	 TIẾT: 27


	Bài : Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết . 

	Đề : 

Câu 1: (6đ) Hãy trình bày những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết? 

Câu 2: (4đ) Chữa lỗi cho phù hợp với văn phong ngôn ngữ viết. 
	a) Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp hết ý: (3đ) 
	b) Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ (3đ) 

	Đáp án: 

Câu 1: (6đ) 
	Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết: 

	+ Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác. Những yếu tố như: Kí hiệu chữ viết, các quy tắc chính tả, các quy cách tổ chức văn bản là yêu cầu cơ bản cần thiết phải nắm vững đối với người viết và người đọc. (2 đ) 
	+ Ngôn ngữ viết còn có sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu, của các kí hiệu văn tự, các hình ảnh minh họa, các bảng biểu sơ đồ (2đ) 
	+ Ngôn ngữ trong ngôn ngữ viết phải có tính chính xác, phù hợp với từng phong cách cụ thể và phải sử dụng ngôn ngữ phổ thông (2đ) 

Câu 2: (4đ) 
	a) Bỏ “thì, đã”; thay “hết ý” bằng “rất” 
	b) Thay “ khai vống lên” bằng “khai quá mức thực tế” hoặc “ khai khống một cách phi lý” ; thay ”đến mức vô tội vạ “ bằng “một cách tuỳ tiện” hoặc “ đến mức không thể chấp nhận được” . 









 


 


SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA: 15 PHÚT (HKI) 
TRƯỜNG THPT AN LÃO MÔN: VĂN – KHỐI 10 
	 TIẾT: 39

	Bài: Tóm tắc văn bản tự sự. 
Câu 1: (4đ) Nêu ngắn gọn mục đích và yêu cầu tóm tắc một văn bản tự sự? 
Câu 2: (6đ) Tóm tắc truyện An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy dựa theo nhân vật Trọng Thủy. 
Đáp án:

Câu 1: (4đ) 
	+ Mục đích: ghi nhớ câu chuyện hoặc để giới thiệu với người khác. 
	+ Yêu cầu tóm tắt một văn bản tự sự: 
	Xác định mục đích, cách thức tóm tắt sau đó đọc văn bản đề nắm vững ý nghĩa, cốt truyện, các nhân vật (số phận của nhân vật chính), rồi lập dàn ý và viết văn bản tóm tắt. Khi viết có thể lược đi những sự kiện, chi tiết phụ, nêu sự việc chi tiết chính để tạo ra một văn bản sát nội dung cơ bản của câu chuyện.

Câu 2: (6đ) 
	- Tóm tắt văn bản theo nhân vật Trọng Thủy. 
	(Lưu ý: 	- Diễn đạt, hành văn trôi chảy. 
	- Tránh lỗi chính tả) 


SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA: 15 PHÚT (HKI) 
TRƯỜNG THPT AN LÃO MÔN: VĂN – KHỐI 10 
	 TIẾT: 16(phần tự chọn)
Đề: 

Câu 1: (4đ) Hãy tìm 2 bài ca dao có dùng biện pháp so sánh tu từ ẩn dụ? 
Câu 2: (6đ) Viết đoạn văn ngắn tả cảnh thiên nhiên có sử dụng các biện pháp tu từ? 

	Đáp án: 

Câu 1: Viết đúng mỗi bài 2 điểm 
Câu 2: Viết đúng chủ đề 
	- Diễn đạt, đặt câu rõ ràng, chính xác. 
	- Tránh lỗi chính tả. 
	- Đoạn văn sử dụng ít nhất 2 biện pháp tu từ trở lên. 

	Vd: câu 1: Thuyền ơi có nhớ bến chăng 
	Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. 
	Trăm năm đành lỗi hẹn hò 
	Cây đa bến cũ, con đò khác đưa. 




SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA: 15 PHÚT (HKI) 
TRƯỜNG THPT AN LÃO MÔN: VĂN – KHỐI 10 
	 TIẾT: 60


Bài: Nguyễn Trãi 
Đề: 
Câu 1: Cuộc đờI Nguyễn Trãi có những sự kiện quan trọng nào? (6 đ)
Câu 2: (trắc nghiệm) 
	a) Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn vào năm nào? 
	a. 1432 	b. 1434 
	c. 1437 	d. 1439 
	b) Trong các tác phẩm dưới đây của Nguyễn Trãi, tác phẩm nào thuộc loại văn chính luận? 
	a. Ức Trai thi tập 	b. Bình Ngô Đại Cáo 
	c. Quân trung từ mệnh tập 	d. cả b,c đều đúng. 
	c) Nhận xét nào sau đúng về Nguyễn Trãi? 
	a. Là một bậc đại anh hùng dân tộc. 
	b. Là một nhân vật toàn tài hiếm có. 
	c. Là người đã được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thể giới. 
	d. Cả a,b,c đều đúng. 

	Đáp án: 
Câu 1: Cuộc đời Nguyễn Trãi có những sự kiện quan trọng. 
	+ Sinh 1380, cháu ngoại quan tư đồ Trần Nguyễn Đán, con trai của Nguyễn Phi Khanh – một thầy đồ nghèo xứ nghệ (1đ) 
	+ Giặc Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn Phi Khanh bị bắt cùng các triều thần nhà Hồ, Nguyễn Trãi theo lời cha dặn, trở về tím đường “Rửa nhục cho nước, trả thù cho cha” (1đ) 
	+ Nguyễn Trãi tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dâng Bình Ngô Sách và trở thành quân sư số một bên cạnh Lê Lợi, góp phần quan trọng đưa cuộc khởi nghĩa đến ngày toàn thắng. Đây là thời kì bộc lộ rõ nhật thiên tài quân sự, chính trị, ngoại giao …” của Nguyễn Trãi (2đ). 
	+ Bước sang thời kì hoà bình (1429), Nguyễn Trãi bị vua nghi ngờ, bị bắt rồi tha, nhưng không được trọng dụng, phải tìm về cuộc sống ẩn dật. (1đ) 
	+ Vụ án Lê Chi Viên (1442) khiến Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc, tước tác của ông tuy bị cấm, bị đốt song vẫn tìm thấy gần như nguyên vẹn trong lòng dân. Hơn 20 năm sau, vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi. (2đ) 
Câu 2: (trắc nghiệm): mỗi câu đúng 1 điểm. 
	a) d	b) c 	c) d. 



 

 


 

























SỞ GD – ĐT BÌNH ĐINH
TRƯỜNG THPT AN LÃO
	
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Văn	Khối: 10
Tiết số: 7
Bài viết số 1: (Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống, hoặc một tác phẩm văn học)
Đề: Sau khi đọc xong truyện ngắn “Chiếc lươc ngà”của Nguyễn Quang Sáng, em có những cảm xúc và suy nghĩ gì về nhân vật bé Thu và tình cảm cha con trong chiến tranh?
 Đáp án: 

Nhân vật bé Thu; người viết cần nêu được những cảm nghĩ cơ bản sau:
Bé Thu là một đứa trẻ hồn nhiên, đáng yêu, tuy có phần bướng bỉnh, ương ngạnh.
+ Sự ương ngạnh của bé Thu thể hiện ở việc dứt khoát không chịu nhận ông Sáu là cha: hốt hoảng mặt tái đi rồi vụt chạy và kêu thét lên khi mới gặp ông Sáu, chỉ gọi trống không với ông Sáu mà không chịu gọi “ba”; nhất định không chịu nhờ ông chắt giúp nước nồi cơm to đang sôi; hất cái trứng cá mà ông gắp cho khiến cơm tung toé khắp mâm; cuối cùng khi bị ông Sáu tức giận đánh cho một cái thì bỏ sang nhà bà ngoại, khi xuống xuồng còn cố ý khua giây cột xuồng kêu rổn rảng thật to, đang nằm cũng giẫy lên khi bà ngoại hỏi “ba con sao con không nhận?”(1, 5)
+ Sự ương ngạnh của bé Thu không hề đáng trách, mà còn có phần đáng yêu. Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá nhỏ để có thể hiểu được tình thế khắc nghiệt, éo le của đời sống và người lớn cũng không ai kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường, nên nó không tin ông Sáu là ba nó chỉ vì trên mặt ông có thêm vết thẹo, khác với tấm hình người ba chụp chung với má nó được biết. (1, 5)
+ Phản ứng tâm lý của bé Thu là hoàn toàn tự nhiên, chứng tỏ một cá tính mạnh mẽ, một tình yêu sâu sắc, chân thật và đầy kiêu hãnh dành cho người cha.(1)
Tình cảm mãnh liệt của bé Thu dành cho người cha trước lúc lên đường: nó kêu lên một tiếng như xé “ba” rồi chạy xô tới “dang hai tay ôm lấy cổ ba nó, rồi nó hôn ba nó, hôn cả cái vết thẹo”, “hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ, hai tay không thể giử được ba nó, nó dang cả hai chân câu chặt lấy ba nó, đôi vai nhỏ bé của nó rung rung” (1).
Hình ảnh bé Thu và tình yêu sâu sắc của Thu đã gây xúc động mạnh trong lòng người đọc, để lại những ấn tượng sâu sắc (1).
Về tình cảm cha con trong chiến tranh:
Tình cảm cha con trong chiến tranh có những xa cách, trăc trở nhưng rất thiêng liêng và sâu sắc(1)
Người đọc thật sự xúc động về tình cảm của họ nhưng không khỏi có những trăn trở, suy ngẫm (1)

Mỡ bài, kết bài (rõ ràng, chặt chẽ, mạch lạc) (2)


SỞ GD – ĐT BÌNH ĐINH
TRƯỜNG THPT AN LÃO
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Văn	Khối: 10
Tiết số: 20-21
Bài viết số 2: (Văn tự sự)
Đề: Trong giất mơ em được gặp cô bé bán diêm (nhân vật trong truyện “Cô bé bán diêm” của An - dec – xen). Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ đầy thú vị ấy.
 Đáp án và biểu điểm: 
Mở truyện: Kể lại (kết hợp với tả, biểu cảm) vì hoàn cảnh của cuộc gặp gỡ giữa những nhân vật “tôi” và cô bé bán diêm (1).
Thân bài: 
Có thể là cuộc trò chuyện của nhân vật “tôi” với cô bé bán diêm.
Có thể nhân vật “tôi” chứng kiến một hành động cao đẹp mà cô bé bán diêm làm và kể lại.
Có thể nhân vật “tôi” chứng kiến một cuộc sống mới trên thiên đường của cô bé bán diêm và kể lại cuộc sống đó.
Có thể nhân vật “tôi” chứng kiến những nổi bất hạnh mới mà cô bé bán diêm gặp……
c) Kết truyện: Kết thúc của câu chuyện (hoặc cuộc gặp gỡ…)
- Có thể nêu cảm nghĩ, suy ngẫm của người viết.
+ Biểu điểm: - Mở bài: 1đ; -Kết bài: 1đ.
	 - Thân bài: 7đ (chỉ cho điểm tối đa khi biết kết hợp các yếu tố kể với miêu tả và biểu cảm câu chuyện tự nhiên hợp lý)
 - Văn phong, chữ viết chính tả: 1đ
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Văn	Khối: 10
Tiết số: 33 (học sinh làm ở nhà)
Bài viết số 3: (Văn tự sự)
 Đề: Cho tình huống sau: Sau 50 năm xa cách, nhân vật “tôi” mới trở lại quê hương.
Em hãy đóng vai nhân vật “tôi” kể lại cuộc gặp gỡ xúc động đó.
 Đáp án: 
 1- Yêu cầu cần đạt:
 Học sinh viết được một văn bản tự sự về một câu chuyện xãy ra trong giả định. Do đó đòi hỏi hs nắm chắc lý thuyết về kiểu bài và cần phải có óc tưởng tượng tốt, biết hư cấu sự việc sao cho phù hợp với logic cuộc sống và có ý nghĩa.
 HS phải hoá thân vào một nhân vật đã luống tuổi (64 – 65 tuổi). Nhân vật phải bộc lộ cả chiều sâu suy ngẫm và cảm xúc về quê hương, về con người của quê hương.
 Giáo viên cần phải tôn trọng những sáng tạo của học sinh.
 2- Biểu điểm:
Kể được cuộc gặp gỡ (có nhân vật, sự việc,cốt truyện, kết cấu hợp lý (5đ)
Chú ý các yếu tố biểu cảm, nghị luận (1đ).
Các yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, miêu tả nội tâm (1đ)
Diển đạt hành văn (1đ)
Mở bài (1đ)
Kết bài (1đ)
SỞ GD – ĐT BÌNH ĐINH
TRƯỜNG THPT AN LÃO
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Văn	Khối: 10
Tiết số: 64-65
Bài viết số 5: (V ăn thuyết minh)
Đ ề: Em hãy giới thiệu một di tích lịch sử (hoặc di tích văn hoá) ở địa phương em.
Đáp án: 
Yêu cầu cần đạt:
Viết đúng thể loại văn thuyết minh. Bố cục rõ rang (mở bài, thân bài, kết bài). Văn phong trong sáng, diển đạt hành văn mạch lạc, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, đúng chính tả.
Mở bài: Giới thiệu được di tích (tên, địa điểm).
Thân bài: 
Giới thiệu (kết hợp được miêu tả, cảnh quan, thiên nhiên xung quanh)
Giới thiệu về sự hình thành và phát triển, biến động của di tích.
Nếu di tích là đền, chùa, miếu…thì cần giới thiệu (kết hợp miêu tả), kiến trúc, các hiện vật trưng bày và ý nghĩa.
Vị trí của di tích trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân địa phương.
Kết bài: Cảm nghĩ của người viết
Biểu điểm:
Mở bài: 1đ
Thân bài: 7đ
Kết bài: 1đ
Ý 1 & 4: 4đ
Ý 2 & 3: 3đ

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: VĂN - LỚP 10
TIẾT: (Học sinh làm bài ở nhà)
Bài viết số 6
(Văn thuyết minh văn học)
 Đề: Giới thiệu truyền thuyết: Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thuỷ.
 Đáp án và biểu điểm:
 + Mở bài: Giới thiệu một cách tự nhiên tác phẩm An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thuỷ.(1đ)
 + Thân bài: Truyền thuyết “An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thuỷ” đặt ra vấn đề gì?
Bài học dựng nước gắn liền với giữ nước. (2đ)
An Dương Vương xây thành ở đất Việt.
Thành cứ xây gần xong lại đổ.
Nhờ thần Rùa vàng giúp đở.
Nhà Vua ngỏ lời với Rùa vàng”Nếu có giặc lấy gì mà chống”
Rùa vàng tháo vuốt, vua chế nỏ, đánh lui quân xâm lược của Triệu Đà.
Bài học rút ra: (1đ)
Dựng nước quả là việc gian nan.
Nhân dân ta đã thần thánh hoá sức lao động.
Dựng nước phải gắn liền với giữ nước.
Bài học về đề cao tinh thần cảnh giác. (2, 5)
Vua vô tình gả con gái là Mỵ Châu cho con trai Triệu Đà là Trọng Thuỷ.
Trọng Thuỷ dỗ vợ cho xem trộm nỏ thần rồi làm một cái nỏ giả đánh tráo, chia tay về nước, Triệu Đà cất quân sang xâm lược.
Vua điềm nhiên đánh cờ, nỏ thần vô nghiệm. Vua cùng Mỵ Châu chạy trốn ra biển.
- Rùa vàng hiện lên kết tội Mỵ Châu. An Dương Vương rút gươm ra chem con gái, rồi cầm sừng tê bảy tấc về thuỷ phú.
* Bài học rút ra: (1đ)
Ỷ lại vũ khí sẽ thất bại.
Thất bại càng làm cho kẻ thù mưu sâu, kế hiểm.
Không phân biệt bạn thù thì bao giờ cũng sa vào mưu kế của chúng.
Thái độ tác giả dân gian từng nhân vật:
	+ An Dương Vương.
	+ Mỵ Châu.
	+ Trọng Thuỷ.
	+ Với mối tình Mỵ Châu - Trọng Thuỷ.
 + Kết bài: Ý nghĩa tìm hiểu truyền thuyết An Dương vương, Mỵ Châu- Trọng Thuỷ. (1đ)
 - Về hình thức, diển đạt, lổ chính tả… (1đ)	

File đính kèm:

  • docTổng hợp đề Kt Văn 10.doc