Đề kiểm tra 15 phút lần 1 khối : 11 môn: ngữ văn năm học: 2008 – 2009 TRƯỜNG THPT CÁI BÈ
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 15 phút lần 1 khối : 11 môn: ngữ văn năm học: 2008 – 2009 TRƯỜNG THPT CÁI BÈ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD- ĐT TIỀN GIANG ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT LẦN 1 TRƯỜNG THPT CÁI BÈ Khối : 11 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2008 – 2009 ĐỀ BÀI: Tâm sự của nữ thi sĩ và người phụ nữ Việt Nam thời xưa trong bài thơ Tự tình II” (Hồ Xuân Hương ) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. YÊU CẦU: 1. Về kĩ năng : - Biết cách phân tích, cảm nhận một bài thơ. - Biết cách trình bày các ý thành một văn bản ngắn theo yêu cầu. 2. Về nội dung : Bài viết có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần phải nêu được các ý cơ bản sau: a. Hai câu đề: - Hoàn cảnh bộc lộ tâm sự: Thời gian: Đêm khuya, không gian: Trống canh dồn (gấp gáp, liên hồi) – nước non (bao la, rộng lớn), âm thanh: Văng vẳng (cảm nhận + nghe thời gian trôi). Hoàn cảnh gợi lên nỗi niềm cô đơn. - Câu thơ Trơ cái hồng nhan với nước non với biện pháp đảo ngữ ở từ Trơ + nhịp điệu 1/3/3 + kết hợp từ Cái hồng nhan gợi lên sự rẻ rúng, mỉa mai, xót xa, nhấn mạnh sự bẽ bàng, buồn tủi cho thân phận b. Hai câu thực: - Mượn rượu giải sầu: Say lại tỉnh nhưng càng uống càng tỉnh, càng buồn hơn khi nhận ra nỗi cay đắng của mình khi cảm nhận được rằng tình duyên trở thành trò đùa của con tạo - Nhìn thấy hình ảnh vầng trăng xế mà vẫn khuyết chưa tròn: tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn, càng gợi lên nghịch cảnh éo le, tội nghiệp. 3. Hai câu luận: - Hình ảnh: Rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây gợi lên sự phẫn uất và thái độ phản kháng trước số phận. - Nghệ thuật đảo ngữ nhấn mạnh sự phẫn uất của thân phận đất đá cỏ cây cũng là sự phẫn uất của thân phận con người. Kết hợp động từ mạnh (đâm, xiên) với bổ ngữ (ngang, toạc) càng thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh 4. Hai câu kết: - Ngán là chán ngán, ngán ngẩm – ngán lắm rồi nỗi đời éo le, bạc bẽo khi nhìn thấy mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đi rồi sẽ trở lại nhưng tuổi xuân của con người thì một đi không trở lại. Sự trở lại của mùa xuân đồng nghĩa với sự ra đi của tuối xuân nên càng ngán ngẩm - Nghệ thuật tăng tiến: Mảnh tình – san sẻ - tí – con con nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần, làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn, càng xót xa, tội nghiệp hơn. a Tất cả đều nói lên thân phận bé nhỏ, đau khổ, cô đơn và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ nói chung trong xã hội phong kiến ngày xưa. II. BIỂU ĐIỂM : - Điểm 10 : + Hiểu rõ và đáp ứng tốt, đầy đủ yêu cầu của đề bài ; + Có tư duy, cảm nhận riêng ; + Diễn đạt mạch lạc, lời văn tự nhiên, có cảm xúc ; + Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt. - Điểm 8 : + Hiểu rõ và đáp ứng tốt yêu cầu của đề bài ; + Có tư duy, cảm nhận sâu sắc ; + Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc ; + Còn vài mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. - Điểm 7 : + Hiểu và đáp ứng khá tốt yêu cầu của đề bài; + Bài làm có chỗ thể hiện cảm nhận tốt; + Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc nhưng chưa nhiều; + Còn mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. - Điểm 5 : + Hiểu và đáp ứng được yêu cầu của đề bài nhưng khai thác chưa sâu các ý; + Cảm nhận có đôi chỗ còn sơ sài; + Nhiều chỗ bố cục đoạn chưa hợp lí; + Diễn đạt được; + Mắc lỗi 4 - 5 lỗi chính tả, ngữ pháp. - Điểm 3 : + Chưa nắm vững và chưa làm nổi rõ yêu cầu của đề bài ; + Có những chỗ trình bày chưa sát với yêu cầu của đề ; + Nhiều chỗ bố cục đoạn chưa hợp lí; + Diễn đạt còn lúng túng, ý rời rạc ; + Mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. - Điểm 1 : + Chưa nắm vững và chưa đáp ứng được 1/3 yêu cầu của đề bài ; + Có chỗ nhận thức chưa đúng đắn hoặc sai kiến thức, lạc đề; + Bố cục bài viết không đúng; + Không biết cách diễn đạt ý ; + Mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. - Điểm 00 : Để giấy trắng hoặc chỉ viết một vài dòng không rõ ý. @@@&???
File đính kèm:
- KIEM TRA 15 LOP 11 LAN 1.doc