Đề kiểm tra 15 phút Môn Văn 11

doc13 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 5193 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 15 phút Môn Văn 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Đề bài:
Chép lại bài thơ “Tự tình” (bài II) của Hồ Xuân Hương

Yêu cầu: 
Chép chính xác bài thơ, không sai lỗi chính tả (7 điểm)
Có nhan đề bài thơ, tên tác giả (2 điểm)
Trình bày sạch, đẹp (1 điểm)


































ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Đề bài:
Trình bày cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ? Được thể hiện rõ nét qua từ nào? Chép lại những câu thơ thể hiện phong cách ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.

Yêu cầu: 
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Sự thách thức, đối lập với xung quanh, tự ý thức được tài năng, bản lĩnh và phẩm chất của bản thân. (2 điểm)
Được thể hiện rõ nét qua từ “ngất ngưởng” (1 điểm)
Những câu thơ thể hiện phong cách “ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ:+ “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng” (1,5 điểm)
+ “Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì” (1,5 điểm)
+ “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng” (1,5 điểm)
+ “Trong triều ai ngất ngưởng như ông” (1,5 điểm)
Trình bày sạch, đẹp (1 điểm)


























ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Đề bài:

Giải thích tại sao cảnh Huấn Cao cho chữ (“chữ người tử tù” – Nguyễn Tuân) lại được xem là cảnh tượng xưa nay chưa từng có?

Yêu cầu: 
Xưa nay việc cho chữ là một việc cao quý, nó thường diễn ra nơi thư phòng, những nơi cảnh đẹp, Huấn Cao cho chữ trong phòng giam tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt, bẩn thỉu. (2 điểm)
Người nghệ sĩ sáng tạo giữa lúc cổ đeo gông chân vướng xiềng và là kẻ phản nghịch sắp phải rơi đầu. Người xin chữ là người coi ngục, công cụ của xã hội. (2 điểm)
Người tù ở tư thế bề trên, uy nghi còn quản ngục, thơ lại là những người có quyền lực lại kính cẩn người tù. (2 điểm)
Người tù ra lệnh còn quản ngục, thơ lại là những người thực thi nhiệm vụ. (2 điểm)
=> Có sự đổi ngôi giữa người tù và quản ngục. (1 điểm)
Trình bày sạch, đẹp (1 điểm)

























ĐỀ KIỂM TRA 
BÀI VIẾT SỐ 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Đề bài:
Bày tỏ suy nghĩ của em về phương châm “học đi đôi với hành”
	
Yêu cầu: 
Mở bài: (0,5 điểm)
Giới thiệu phương pháp học đi đôi với hành là 1 phương pháp khoa học, tiến bộ.
Thân bài
Giải thích câu nói: (4 điểm)
+ Học: 
Học lí thuyết từ sự hướng dẫn của thầy cô, tự học từ sách vở, bạn bè, cuộc sống …
Mục đích: trang bị những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để tham gia mọi hoạt động xã hội, mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình, xã hội.
+ Hành:
Đem những cái đã học vào thực tế.
Có nhiều cấp độ: Bắt trước, làm lại theo trí nhớ, sáng tạo …
Dẫn chứng: 
Đánh giá vấn đề: (3 điểm)
+ Là một phương châm đúng.
+ Thống nhất và bổ sung cho nhau.
+ Học đóng vai trò quyết định nhưng nếu không thực hành thì chỉ là vô ích.
+ Chỉ lo thực hành mà không học lí thuyết thì không nắm được bản chất sự vật dễ mắc sai lầm.
Bài học: (1 điểm)
Cần kết hợp giữa lí thuyết và thực hành thì kiến thức mới trở nên thiết thực, có ích.
Kết bài: (0,5 điểm)
Đây là phương pháp học mang lại hiệu quả cao, cần được áp dụng sâu rộng vào việc học tập.
Trình bày sạch, đẹp (1 điểm)












ĐỀ KIỂM TRA 
BÀI VIẾT SỐ 2: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Đề bài:
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua ba bài thơ “Bánh trôi nước”, “ Tự tình”(bài II) của Hồ Xuân Hương và “Thương vợ” của Trần Tế Xương.

Yêu cầu: 
Mở bài: (0,5 điểm)
Hình ảnh người phụ nữ trong văn học nói chung.
Cảm hứng về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua ba bài thơ “Bánh trôi nước”, “ Tự tình”(bài II) của Hồ Xuân Hương và “Thương vợ” của Trần Tế Xương.
Thân bài
Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, gian nan, vất vả: (4 điểm)
+ “Bánh trôi nước”: Thân phận trôi nổi lênh đênh không có quyền quyết định tình duyên của mình.
Mang dáng dấp của người phụ nữ tội nghiệp trong ca dao.
+ “ Tự tình”(bài II): Nỗi buồn về thân phận, về tình duyên và hạnh phúc gia đình.
những điều quan trọng và có ý nghĩa nhất đối với người phụ nữ.
+ “Thương vợ”: Người vợ lặn lội sớm khuya vất vả quanh năm.
nỗi gian truân vì gánh nặng gia đình.
Người phụ nữ với nhiêu phẩm chất tốt đẹp và khao khát yêu đương: (3 điểm)
+ Thơ Hồ Xuân Hương: Khát khao tình yêu thương và được yêu thương.
+ “Thương vợ”: Vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ việt nam: Chịu thương chịu khó, hi sinh vì chồng con.
- Cảm nhận của người viết: Cảm thông, thương xót, chia sẻ, nể phục, ngợi ca (1 điểm)
Kết bài: (0,5 điểm)
Khẳng định giá trị của 3 bài thơ.
Liên hệ với phẩm chất của người phụ nữ ngày nay.
Trình bày sạch, đẹp (1 điểm)













ĐỀ KIỂM TRA 
BÀI VIẾT SỐ 3: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
ĐỀ BÀI: 
Câu 1 (2 điểm): Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”(Sa hành đoản ca) của Cao Bá Quát.
Câu 2: Cảm nhận của em về bài thơ “Câu cá mùa thu” (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến.

Yêu cầu: 
Câu 1: 
Bài thơ có thể được hình thành trong những lần Cao Bá Quát đi thi hội qua các tỉnh miền trung đầy cát trắng.
Nhà thơ mượn hình ảnh người đi khó nhọc trên bãi cát để hình dung con đường mưu cầu danh lợi đáng chán ghét và sự bế tắc của xã hội nhà Nguyễn.
Câu 2:
Mở bài: (0,5 điểm)
Giới thiệu tác giả và bài thơ.
Đánh giá về bài thơ.
Thân bài
Bức tranh thu đẹp, buồn, độc đáo. (3,5 điểm)
+ Câu 1: Hình ảnh ao thu
+ Câu 2: Xuất hiện hình ảnh người ngồi câu cá
+ Câu 3-4: Cảnh được miêu tả gần.
+ Câu 5-6: Cảnh vật được đẩy lên cao với hình ảnh bầu trời thu xanh ngắt đặc trưng của đồng bằn Bắc Bộ.
+ Câu 7-8: Trực tiếp xuất hiện hình ảnh con người.
Tình thu: (2 điểm)
+ Bài thơ có nhan đề “câu cá mùa thu” nhưng thực ra nhà thơ không chú trọng vào việc câu cá mà chủ yếu để đón nhận trời thu, cảnh thu vào cõi lòng.
+ Không gian tĩnh lặng, sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ.
Một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng thiết tha.
Nghệ Thuật: (1 điểm)
+ Ngôn ngữ giản dị trong sáng, có khả năng diễn đạt những biểu hiện tinh tế của sự vật, những uẩn khúc thầm kín của tâm trạng.
+ Cách gieo vần “Eo” độc đáo.
+ Hệ thống từ láy.
+ Nghệ thuật phương đông lấy động tả tĩnh.
Kết bài: (0,5 điểm)
Khẳng định giá trị của bài thơ.
Cảm nhận của bài viết.
Trình bày sạch, đẹp (0,5 điểm)
	






	SỞ GD&ĐT HÀ NỘI	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
	TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ	Năm học 2012- 2013
	HÀ NỘI	Môn: Ngữ văn
	Lớp: 11
	Thời gian làm bài: 120 phút
	(Không kể thời gian giao đề)

	Câu 1: Tiếng Việt (2 điểm)
	 Anh (chị) hãy nêu những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí?
Câu 2: Văn (2 điểm)
	 Cảm nhận của anh (chị) qua hai câu thơ sau:
“ Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
	(“Thương vợ”- Trần Tế Xương)
	Câu 3: Làm văn (6 điểm)
Anh (chị) hãy phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.


-Hết-
( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh: …………………….. SBD:…………..





















SỞ GD&ĐT HÀ NỘI	ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I
	TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ	Năm học 2012- 2013
	HÀ NỘI	Môn: Ngữ văn
	Lớp: 11


Câu 1 (2 điểm):
Học sinh cần nêu được các đặc trưng sau:
1 – Tính thông tin thời sự. 	(1 điểm)
2 – Tính ngắn gọn.	(0,5 điểm)
3 – Tính sinh động hấp dẫn.	(0,5 điểm)
	Biểu điểm:	
Học sinh nêu được đúng, đủ ba đặc trưng trên (2,0 điểm)
Thiếu 1 trong các đặc trưng trên trừ điểm theo thang điểm.
Câu 2 (2 điểm):
Học sinh có nhiều cách trình bày, xong bài làm cần đảm bảo được các ý chính sau:
Hai câu thơ trích trong bài thơ “ Thương vợ” – Trần Tế Xương. Cho ta thấy phẩm chất cần cù, đảm đang, tần tảo, tháo vát của bà Tú. (1,5 điểm)
	+ Câu 1: sử dụng từ ngữ chỉ thời gian, giới thiệu nghề nghiệp, địa điểm và hoàn cảnh kiếm sống của bà Tú.
Bà Tú cần cù làm ăn, vật lộn với cuộc sống, kiếm sống nuôi chồng, nuôi con (0,75 điểm).
	+ Câu 2: Bà Tú còn là người vợ đảm đang: Các từ “Nuôi đủ”, các nói bằng số đếm…. “ năm con” “với một chồng” (0,75 điểm)
Hai câu thơ thể hiện lòng biết ơn vợ của ông Tú.(0,5 điểm)
	Biểu điểm:
Học sinh nêu đủ được 2 ý trên ( 2 điểm)
Thiếu 1 trong các ý trên trừ điểm theo thang điểm:
	+ Ý 1: (1,5 điểm)
	Câu 1: (0,75 điểm)
	Câu 2: (0,75 điểm)
	+ Ý 2 : (0,5 điểm)
Câu 3 (6,0 điểm): Làm văn.
Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, biết vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận để phân tích nhân vật trong một tác phẩm tự sự.
Bài làm đủ bố cục, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả - tác phẩm, học sinh biết phân tích nhân vật Huấn Cao. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng học sinh cần đảm bảo được các ý chính sau:
Vài nét về tác giả, tác phẩm. (0,5 điểm)
Ông là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại, nhà văn rất mực tài hoa, uyên bác, có phong cách nghệ thuật độc đáo.
Truyện ngắn “Chữ người tử tù” lúc đầu được đăng trên tạp chí Tao Đàn (1938), sau in trong tập truyện “Vang bóng một thời (1940), là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng 8 – 1945, giới thiệu nhân vật. 
Phân tích vể đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao. (5 điểm)
b1. Nghệ sỹ tài hoa (2,0 điểm)
Tài viết chữ hán đẹp ( 1,0 điểm) => nghệ sỹ viết chữ (chữ Hán), tài viết chữ của Huấn Cao gắn với giá trị văn hóa cổ truyền Việt Nam: Thú chơi chữ, thú chơi thanh cao tao nhã của người xưa. 
Biểu hiện:
Gián tiếp: 
	+ Qua lời đồn của tên lính và vùng tỉnh Sơn (dẫn chứng)
	+ Qua niềm ao ước, say mê chơi chữ của quản ngục (dẫn chứng)
Trực tiếp: Chữ của ông.
	+ Vuông, đẹp.
	+ Tươi tắn.
	+ Nói lên hoài bão tung hoành của một đời con người => vẻ đẹp con người chính trực, yêu tự do.
Tâm sự của nhà văn: Ca ngợi con người ( Vấn Cao) Tài hoa , nghệ sỹ, thể hiện tình yêu tha thiết với cái đẹp (nghệ thuật, thú chơi chữ), luyến tiếc các nhã thú của văn hóa cổ truyền đang bị lụi tàn.(1,0 điểm)
b2. Khí phách hiên ngang bất khuất (2,0 điểm)
Khi chưa xuất hiện (qua lời đồn) (0,5 điểm)
Là người đứng đầu bọn phản nghịch.
Nổi loạn chống lại triều đình.
Người anh hùng có nghĩa khí, lí tưởng, dám đấu tranh cho chính nghĩa.
Khi xuất hiện nơi đề lao. (1,5 điểm)
Là người tù lĩnh án tử hình.
Khi bị áp giải.
	+ Đứng đầu.
	+ Thái độ lạnh lùng, điềm tĩnh không thèm để ý đến lời dọa nạt của tên lính áp giải (dẫn chứng)
	+ Hành động dỗ gông. (dẫn chứng)
Thản nhiên nhận rượu thịt (dẫn chứng)
Khi được tin giải về kinh chém đầu “lặng nghĩ 1 lát rồi mỉm cười”.
Cố ý làm ra khinh bạc đến điều, khinh bỉ bọn ngục quan. (dẫn chứng)
Hiên ngang bất khuất trong đêm cho chữ.
Tư thế ung dung đàng hoàng, hiên ngang => người anh hùng nguyên mẫu của Cao Bá Quát.
b3. Vẻ đẹp thiên lương trong sáng. (1,0 điểm)
Nhân cách chính trực: Trọng nghĩa khinh lợi, khinh thường tiền bạc, có khí tiết, tự trọng cao. (0,5 điểm)
Tình yêu tha thiết với cái đẹp, trọng giá trị nghệ thuật, trọng mình, trọng bạn, khao khát hướng thiện. (0,5 điểm)
Huấn Cao cái đẹp của tài hoa hòa với cái đẹp của khí phách, thiên lương => tỏa sáng, bất tử.
Lòng yêu nước của Nguyễn Tuân.
Đánh giá chung.(0,5 điểm)
Nghệ thuật xây dựng nhân vật Huấn Cao.
Vị Trí ý nghĩa của nhân vật với tác phẩm.
Cảm nhận của bản thân về nhân vật.
	Biểu điểm:
Điểm 6: Hoàn thành tốt các yêu cầu trên (đủ ý), tỏ ra sắc sảo, có ý kiến riêng trong cảm nhận và phân tích nhân vật, diễn đạt tốt, đủ bố cục, không sai lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
Điểm 5: Về cơ bản nêu được các yêu cầu trên có thể chưa sâu ở một vài ý. Bài đủ bố cục, có lỗi sai về từ, chính tả, diễn đạt.
Điểm 3 và 4: Xác định đúng yêu cầu nhưng bài viết còn sơ sài, lúng túng trong lập luận, còn thiếu ý, mắc lỗi chính tả và diễn đạt.
Điểm 1 và 2: Chưa nắm vững vấn đề cần trình bày. Bài sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, câu …
Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề.










ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Đề bài:
Chép lại phần phiên âm chữ Hán và phần dịch thơ bài thơ “chiều tối”(mộ) của Hồ Chí Minh. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Theo em từ nào trong bài thơ được coi là nhãn tự của bài?

Yêu cầu: 
Chép chính xác phần phiên âm chữ Hán và phần dịch thơ, không sai lỗi chính tả. (5 điểm)
- Có nhan đề bài thơ, tên tác giả, tên dịch giả. (1 điểm)
Nêu được hoàn cảnh ra đời của bài thơ: (2 điểm)
+ Được sáng tác trong lần Bác bị chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942.
+ Là bài thơ thứ 31 trong tổng số 134 bài của tập “nhật kí trong tù”.
Từ được coi là nhãn tự của bài thơ là từ “Hồng”(1điểm)
Trình bày sạch, đẹp (1 điểm)



























ĐỀ KIỂM TRA 
BÀI VIẾT SỐ 5: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Đề bài:
Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay. 

Yêu cầu: 
Mở bài: (0,5 điểm)
Giới thiệu.
Dẫn dắt vào yêu cầu của đề bài: “Bệnh vô cảm” đang trở thành một vấn nạn trong xã hội hiện đại ngày nay.
Thân bài
Trình bày khái niệm thế nào là “bệnh vô cảm”? (2 điểm)
Thực trạng bệnh vô cảm trong xã hội ngày nay. (2 điểm)
Nguyên nhân của bệnh vô cảm. (2 điểm)
Tác hại của bệnh vô cảm. (2 điểm)
Kết bài: (0,5 điểm)
Khái quát lại yêu cầu của đề bài.
Cảm nghĩ, liên hệ bản thân.
Trình bày sạch, đẹp (1 điểm)























ĐỀ KIỂM TRA 
BÀI VIẾT SỐ 6: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Đề bài:
Cảm nhận của em về khổ đầu bài thơ “đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.

Yêu cầu: 
Mở bài. (0,5 điểm)
+ Giới thiệu về tác giả tác phẩm.
+ Dẫn dắt vào khổ 1 của bài.
Thân bài:
+ Bức tranh thôn Vĩ buổi ban mai. (6 điểm)
Câu 1:Lời mời, trách, hờn giận, sự nuối tiếc. (1,5 điểm)
Câu 2: Không gian ngập tràn sắc nắng của buổi ban mai(1,5 điểm)
Câu 3: Đại từ phiếm chỉ “ai”; nghệ thuật so sánh “xanh như ngọc” cho thấy vẻ đẹp của khu vườn. (1,5 điểm)
Câu 4: Xuất hiện hình ảnh con người thẹn thùng e ấp; “khuôn “mặt chữ điền” cho thấy sự đoan trang, phúc hậu. (1,5 điểm)
+ Niềm khao khát sống, tình yêu, tình đời, tình người. (2 điểm)
- Kết bài(0,5 điểm)
+ Khái quát lại vấn đề.
 + Nêu cảm nghĩ.
Trình bày sạch, đẹp (1 điểm)



File đính kèm:

  • docSo luu de kiem tra ngu van 11.doc