Đề kiểm tra 15 phút Môn:ngữ văn 10 năm học 2007-2008

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2675 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 15 phút Môn:ngữ văn 10 năm học 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌ VÀ TÊN: ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
LỚP: MÔN:NGỮ VĂN 10 NĂM HỌC 2007-2008
 Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
Câu 1: Từ ngữ được sử dụng trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là:
a.Sử dụng có chọn lọc tất cả những yếu tố của các lớp từ ngữ khác nhau.
 b. Chỉ sử dụng những từ ngữ địa phương
 c. Chỉ sử dụng những từ ngữ mang tính khoa học
Chỉ sử dụng những từ ngữ cổ.
Câu 2: Văn bản thuyết minh có đặc điểm cơ bản là:
a. Cung cấp tri thức khách quan b. Phương thức biểu đạt là giới thiệu, giải thích
c. Ngôn ngữ chính xác, khoa học, dễ hiểu d. Cả a, b, c đều đúng
Câu 3: Hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh là:
a. Kết cấu theo trật tự thời gian b. Kết cấu theo trật tự không gian
c. Kết cấu theo trật tự logic d. Cả a, b, c đúng
Câu 4: Trong các từ sau,từ nào không phải là điển cố văn học:
a. Bồ liễu b. Trúc mai
c. Tơ duyên d. Dạ đài
Câu 5: Trong giây phút nói lời chia li đầy nước mắt, Thúy Kiều đã gọi tên ai:
a. Tên người yêu b. Tên em trai
c. Tên cha mẹ d. Cả a, b, c đều sai
Câu 6: Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật nỗi đau tự dày vò của Thúy Kiều trở thành gái lầu xanh trong đoạn thơ sau: 
 “Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
 Giật mình, mình lại thương mình xót xa
 Khi sao phong gấm rủ là
 Giờ sao tan tác như hoa giữa đường”
a. Câu hỏi tu từ b. Đối lập quá khứ với hiện tại
c. a và b đúng d. a và b sai
Câu 7: Ở lầu xanh có nhiều thú chơi hợp với tài năng “ cầm kì thi họa” của Thúy Kiều, nàng đã:
a. Trổ tài để lấy lòng khách b. Vui vẻ khi khách yêu cầu
c. Vui gượng d. Phản đối, không chịu hợp tác
Câu 8: Trong các câu sau, câu nào dùng từ không chính xác:
a. Nó có thái độ bàng quan trước cuộc đời b. Nó có thái độ bàng quang trước cuộc đời
c. Hôm qua em đi học bồi dưỡng học sinh giỏi d. Anh ấy nói chuyện rất hay.
Câu 9: Nguyễn Du đã cắt nghĩa bất hạnh của Thúy Kiều là do mâu thuẫn giữa:
a. Tài và sắc b. Tài và mệnh
c. Tài và tâm d. Tài và tình
Câu 10: Trong đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” có câu:
 “Lòng thiếp riêng ………..mà thôi”
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Bi ai b. Bi thiết
c. Bi thảm d. Bi sầu
Câu 11: Về ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng các kiểu câu:
Câu đơn, câu ghép, câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu đặc biệt……
Câu đơn, câu ghép
Câu ghép, câu trần thuật
Câu nghi vấn, câu cảm thán, câu đặc biệt….
Câu 12: Tiếng Việt có nguồn gốc từ đâu:
Tiếng Việt có nguồn gốc thuộc họ Nam Á
Tiếng Việt có nguồn gốc thuộc họ Đông Á
Tiếng Việt có nguồn gốc thuộc họ Tây Á
Cả a, b, c đều sai
Câu 13: Trong câu thơ “Giật mình, mình lại thương mình xót xa”, chữ “mình” nào chỉ thân phận hiện tại của Thúy Kiều: 
a. Chữ “mình” thứ nhất b. Chữ “mình” thứ hai c. Chữ “mình” thứ ba.
Câu 14: Kỉ vật của Kiều trao cho Vân là:
a. Chiếc thoa b. Tờ mây c. Chiếc vành d. b và c đúng.
Câu 15: Câu nào nói đúng về các cụm từ”Bướm lả ong lơi”, “lá gió cành chim”, “sớm đưa Tống Ngọc,tối tìm Trường Khanh”:
Đây là những hình ảnh tả thực, miêu tả tỉ mỉ cuộc sống của Thúy Kiều ở lầu xanh.
Đây là những cách nói ước lệ, sử dụng điển cố, điển tích, diễn tả cuộc sống trăng gió cùng với sự suồng sã, đùa cợt của khách làng chơi ở lầu xanh.
Câu 16: Từ “trượng phu” trong câu “Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”có nghĩa là gì:
a. Người đàn ông tốt bụng b. Người đàn ông tài cao học rộng
c. Người đàn ông nghĩa hiệp d. Người đàn ông có tài năng xuất chúng.
Câu 17: Cụm từ “mặt phi thường” trong câu thơ “Làm cho rõ mặt phi thường” hàm nghĩa:
Ca ngợi tài năng xuất chúng hơn người của Từ Hải
Cách nói thể hiện sự trân trọng kính phục của Nguyễn du đối với Từ Hải
Cách nói thiếu tôn trọng của Nguyễn Du đối với Từ Hải
a và b đúng e. a và c đúng
Câu 18: Tác phẩm bằng chữ Nôm của Nguyễn Du là:
a. Nam trung tạp ngâm b. Bắc hành tạp lục
c. Thanh Hiên thi tập d. Đoạn trường tân thanh.
Câu 19: Bản dịch “Chinh phụ ngâm” của Đoàn Thị Điểm được viết theo thể thơ nào:
a. Lục bát b. Song thất lục bát
c. Lục bát biến thể d. Thất ngôn bát cú Đường luật
Câu 20: “Chinh phụ ngâm” nói lên sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là thể hiện tâm trạng khát khao tình yêu, hạnh phúc lứa đôi vốt ít được thơ văn các thời kì trước chú ý. Đúng hay sai:
a. Đúng b. Sai
Câu 21: Tên tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục” có nghĩa là:
Tập sách ghi chép những chuyện hoang đường. 
Tập sách ghi chép những chuyện kì lạ
Tập sách ghi chép những chuyện kì lạ được lưu truyền
Tập sách ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền
Câu 22: Ngô Tử Văn được giới thiệu là một người “khẳng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”. Trong truyện, tính cách này không được thể hiện qua chi tiết nào dưới đây:
Sự tức giận trước việc tác quái của tên hung thần và hành động đốt đền trừ hại cho dân.
Thái độ khiếp sợ trước những lời đe dọa của bọn quỷ dạ xoa nanh ác.
Thái độ bất khuất cứng cỏi trước Diêm Vương đầy quyền lực.
Sự gan dạ trước quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm.
Câu 23: Câu văn nào dưới đây không đúng quy tắc ngữ pháp tiếng việt:
Ngôi nhà đã mang lại niềm hạnh phúc cho cuộc sống của bà.
Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại.
Anh ấy có một điểm yếu: không quyết đoán trong công việc.
Mặc dú đến cuối năm 1995 Bộ Giáo Dục mới ra quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng.
Câu 24: Chọn từ điền vào chỗ trống cho câu văn sau: “Hắn là một người tính tình rất………”?
a. Nhỏ nhắn b. nhỏ nhẹ c. nhỏ nhen d. nhỏ nhặt
Câu 25: Ba đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật là:
Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.
Tính cụ thể, tính hàm súc, tính gợi cảm.
Tính hình tượng, tính thẩm mĩ, tính cá thể hóa.
Giá trị thông tin, giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mĩ.
Câu 26: Trong đoạn trích “Trao duyên”(Truyện Kiều- Nguyễn Du), hành động trao duyên chủ yếu được bộc lộ ở câu thơ nào dưới đây:
a. Chiếc vành………của chung b. Giữa đường………mặc em
c. Dù em …………chẳng quên d. Cậy em ………..sẽ thưa.
Câu 27: “ Gươm mài đá, đá núi cũng mòn.Voi uống nước, nước sông phải cạn”(Đại cáo bình Ngô-Nguyễn Trãi).Viết câu này tác giả nhằm:
Thể hiện niềm tin tất thắng đối với nghĩa quân Lam Sơn
Thể hiện lòng tự hào về khí thế chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn.
Ca ngợi sức mạnh chiến đấu của nghĩa quân Lam Sơn.
Thể hiện lòng tự hào về lực lượng của nghĩa quân Lam Sơn.
Câu 28: Biện pháp Việt hóa từ ngữ Hán phổ biến nhất là:
a. Thay đổi về sắc thái b. Thay đổi về âm đọc.
c. Thay đổi về kết cấu d. Thay đổi về ý nghĩa.
Câu 29: Hơn 10 năm sống trong thời đại loạn lạc của xã hội phong kiến, cuộc đời Nguyễn Du có những thay đổi gì?
a.Ông học được ngôn ngữ nghệ thuật dân gian.
b. Ông được tiếp xúc với một nền văn hóa lớn.
c. Ông được nâng tầm khái quát cho những tư tưởng về xã hội.
d. Ông được tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng.
Câu 30: Chữ viết ghi lại tiếng Việt dựa vào việc vay mượn một số yếu tố văn tự Hán được gọi là:
a. Chữ Hán Nôm b. Chữ Nôm c. Chữ Hán Việt d. Chữ Việt
Câu 31: “Anh minh hai vị thánh quân, Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh”(Phú sông Bạch Đằng- Trương Hán Siêu). “Hai vị thánh quân” trong câu trên là:
a. Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông b. Trần Thánh Tông, Trần Anh Tông
c. Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông d. Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông
Câu 32: “Từ ngữ, câu văn, hình ảnh hoặc toàn bộ văn bản nghệ thuật có khả năng gợi ra nhiều nghĩa, nhiều tầng nghĩa khác nhau”. Nhận định này nhằm nói đến đặc điểm nào sau đây của ngôn ngữ nghệ thuật?
a. Tính cụ thể b. Tính đa nghĩa. c. Tính hàm súc d. Tính hình tượng.
Câu 33: Từ “xuân” trong câu “Riêng mình nào biết có xuân là gì”(Nỗi thương mình-Truyện Kiều) có nghĩa là?
a. Mùa xuân b. Tuổi xuân
c. Niềm may mắn d. Hạnh phúc tình yêu đôi lứa.
Câu 34: Đọan trích “Nỗi thương mình”(Truyện Kiều- Nguyễn Du) cho ta thấy Kiều là người:
a. Không đứng đắn b. Dễ dàng chấp nhận số phận
c. Không có ý thức cá nhân d. Có ý thức về bản thân.
Câu 35: Bút pháp xây dựng nhân vật Từ Hải trong đoạn trích “Chí khí anh hùng” (Truyện kiều- Nguyễn Du) là:
a. Lý tưởng hóa và cảm hứng vũ trụ b. Hiện thực hóa
c. Cảm hứng vũ trụ d. Lý tưởng hóa
Câu 36: Vì sao khi Trần Quốc Tuấn mất, ông được phong tặng rất trọng hậu:
Vì ông có nhiều công lớn đối với đất nước
B. Liên tiếp đánh bại giặc Nguyên, đời Trùng Hưng lập nên công nghiệp hiếm có.
Tiến cử người tài, để lại những tác phẩm có giá trị
Cả a, b, c đều đúng.
Câu 38: Chi tiết Trần Quốc Tuấn đem lời cha dặn ra hỏi ý kiến mọi người và phản ứng của ông khi nghe câu trả lời của họ có ý nghĩa như thế nào:
Hoàn cảnh đầy thử thách, bản thân phải lựa chọn giữa trung và hiếu, nợ nước và tình nhà.
Đặt trung lên trên hiếu, nợ nước trên tình nhà.
Thương dân, trọng dân và lo cho dân
Có đức độ lơn lao.
Câu 39: Bài học rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ trong đoạn trích “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” (Hoàng Đức Lương)là:
a. Phải biết quý trọng hiền tài. b. Noi gương hiền tài
c. Khuyến khích nhân tài d. Ngăn ngừa đều ác.
Câu 40: Theo Hoàng Đức Lương có mấy nguyên nhân khiến cho thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ:
a. Ba b. Bốn c. Năm d Sáu
 

File đính kèm:

  • docDe kiem tra hoc ki II(1).doc