Đề kiểm tra 15’ văn 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 15’ văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 15’ văn 6 1, Bộ phận từ mượn chiếm số lượng lớn nhất trong vốn từ vựng tiếng Việt là Chọn câu trả lời đúng: A. Từ mượn tiếng Hán. B. Từ mượn tiếng Nga. C. Từ mượn tiếng Anh. D. Từ mượn tiếng Pháp. 2, Trong truyện Thánh Gióng , cha mẹ Gióng là người như thế nào? Chọn câu trả lời đúng: A. Là người phúc đức, nhân hậu và có nhiều con. B. Là hai vợ chồng lớn tuổi, hiếm muộn con nhưng chăm chỉ làm ăn và nổi tiếng là phúc đức. C. Là hai vợ chồng lớn tuổi, phúc đức, giàu có nhưng không có con trai. D. Là người hiếm muộn nhưng rất độc ác. 3, Truyện Thánh Gióng không nhằm giải thích hiện tượng nào? Chọn câu trả lời đúng: A. Có nhiều ao hồ liên tiếp ở huyện Gia Bình. B. Thánh Gióng bay về trời. C. Tre đằng ngà có màu vàng óng. D. Có một làng được gọi là làng Cháy. 4, Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết Thánh Gióng? Chọn câu trả lời đúng: A. Đứa bé lên ba không biết nói, không biết cười cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân. B. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre mà đánh giặc. C. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã phải liên tiếp chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước. D. Người anh hùng Thánh Gióng hy sinh sau khi dẹp giặc Ân xâm lược. 5, Để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, khi mượn từ tiếng nước ngoài cần phải Chọn câu trả lời đúng: A. mượn toàn bộ các từ trong một lĩnh vực. B. mượn những từ mà mình thấy thích. C. mượn những từ mà trong tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu nghĩa. D. mượn những từ dễ thuộc, dễ nhớ, dễ phát âm. 6, Phát biểu nào sau đây nêu được chính xác nhất đặc điểm của phương thức tự sự? Chọn câu trả lời đúng: A. Phương thức tự sự là phương thức trình bày, thuyết minh về một sự vật, sự việc. B. Phương thức tự sự là phương thức kể lại diễn biến của sự việc, trong đó có hoạt động của nhân vật. C. Phương thức tự sự là phương thức miêu tả người hoặc sự vật. D. Phương thức tự sự là phương thức kể lại đối thoại giữa các nhân vật. 7, Trong truyện Thánh Gióng, chi tiết cậu bé Gióng cất tiếng nói đầu tiên khi nghe sứ giả truyền tìm người đánh giặc, cứu nước thể hiện Chọn câu trả lời đúng: A. Gióng đã tìm được cơ hội để thực hiện sự nghiệp cứu nước, cứu dân, lưu danh cùng sử sách. B. nhân dân ta luôn đề phòng và sẵn sàng chiến đấu chống trả mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ tổ quốc. C. Gióng là một cậu bé thông minh đĩnh ngộ, có nhiều năng lực phi thường. D. truyền thống tốt đẹp yêu nước, chống ngoại xâm đã thấm sâu vào mọi người dân đất Việt, không phân biệt tuổi tác lớn bé. 8, Trong truyện Thánh Gióng, để ghi nhớ công ơn đánh giặc giữ nước, vua đã phong cho Gióng danh hiệu gì? Chọn câu trả lời đúng: A. Đức Thánh Tản Viên. B. Bố Cái Đại Vương. C. Lưỡng quốc tướng quân. D. Phù Đổng Thiên Vương. 9, Vì sao truyện Thánh Gióng được xếp vào thể loại truyền thuyết?Chọn câu trả lời đúng: A. Đó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử. B. Đó là câu chuyện được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác. C. Đó là câu chuyện liên quan đến các nhân vật lịch sử. D. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xưa. 10, "Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng, trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà, bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. (Trích Thánh Gióng, Ngữ văn 6, tập 1) Ý nào nêu chính xác nội dung đoạn văn trên? Chọn câu trả lời đúng: A. Sức mạnh phi thường của Gióng. B. Giai đoạn lịch sử khi Gióng được sinh ra. C. Sự ra đời kì lạ của Gióng. D. Hoàn cảnh gia đình Gióng. ĐỀ 2: Bài sơn tinh thủy tinh 1, Câu nào nhận xét đúng về vai trò của nhân vật phụ trong tác phẩm tự sự? Chọn câu trả lời đúng: A. Có vai trò thứ yếu nhưng vẫn rất cần thiết cho sự phát triển của câu chuyện. B. Không có vai trò gì trong tác phẩm. C. Có quan hệ trực tiếp với tất cả các nhân vật khác trong tác phẩm. D. Có vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm. 2, Đọc câu văn: "Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc." Từ "Lạc hầu" trong câu văn trên có nghĩa là gì? Chọn câu trả lời đúng: A. Chức danh chỉ các vị quan cao nhất giúp vua Hùng trông coi việc nước. B. Tên gọi chung chỉ các quan lại trong thời kỳ Hùng Vương. C. Tên gọi chung chỉ những người được vua Hùng tín nhiệm. D. Tên gọi chung chỉ các người con trai của vua Hùng. 3, Đọc đoạn văn sau đây và cho biết tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào: "Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém, gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh.".(Sơn Tinh, Thủy Tinh , Ngữ văn 6, tập 1) Chọn câu trả lời đúng: A. Biểu cảm. B. Tự sự. C. Miêu tả. D. Thuyết minh. 4, Nhân vật Sơn Tinh tượng trưng cho Chọn câu trả lời đúng: A. ý chí, sức mạnh chống thiên tai của nhân dân ta. B. ý chí, sức mạnh trong lao động sản xuât của nhân dân. C. ý chí, sức mạnh chống thiên nhiên của nhân dân. D. ý chí, sức mạnh bảo vệ cuộc sống yên vui của cộng đồng. 5, Truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh ra đời trong thời đại nào của lịch sử? Chọn câu trả lời đúng: A. Thời nhà Trần. B. Thời nhà Lí. C. Thời đại Văn Lang - Âu Lạc. D. Thời nhà Nguyễn. 6, Nhân vật Thủy Tinh trong truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh có tài Chọn câu trả lời đúng: A. hô phong hoán vũ. B. biến hóa khôn lường. C. dời non nấp biển. D. diệt trừ ma quái. 7, Từ "Sính lễ" trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh có nghĩa là Chọn câu trả lời đúng: A. lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới. B. lễ vật quần thần dâng lên nhà vua . C. lễ vật dùng trong nghi lễ cúng tế trời đất. D. lễ vật để dâng cúng tiên đế. 8, Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh nét tâm lí chủ yếu nào của nhân dân lao động? Chọn câu trả lời đúng: A. Vừa sùng bái, vừa mong ước chiến thắng thiên nhiên. B. Căm thù sự tàn phá của thiên nhiên. C. Thần thánh hóa thiên nhiên để bớt sợ hãi. D. Sợ hãi trước sự bí hiểm và sức mạnh của thiên nhiên. 9, Sách Ngữ văn 6, tập một giải thích "Sơn Tinh: Thần núi ; Thủy Tinh: Thần nước" là đã giải thích nghĩa của từ theo cách nào? Chọn câu trả lời đúng: A. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích. B. Không theo ba cách trên. C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. D. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích. 10, Những yếu tố cơ bản để tạo ra tính chất truyền thuyết ở truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì? Chọn câu trả lời đúng: A. Những chi tiết hoang đường là sản phẩm của sự tưởng tượng hư cấu của nhân dân. B. Các sự kiện chân thực của lịch sử. C. Dấu ấn lịch sử và những chi tiết nghệ thuật kì ảo. D. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo mang đậm màu sắc dân gian. Đề 3: Bài 4. Sự tích Hồ Gươm 1, Theo cách phân loại của nhà văn Phạm Hổ trong Những cách mở bài trong bài văn kể chuyện (Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 1, tr47), cách mở bài trong truyện Bánh chưng, bánh giầy tương ứng với kiểu mở bài nào? Chọn câu trả lời đúng: A. Mở bài bằng một cảm giác của nhân vật. B. Mở bài bằng cách chỉ ra một thời gian xa xôi. C. Mở bài bằng tả cảnh. D. Mở bài bằng cách giới thiệu hành động của nhân vật. 2, Đức Long Quân trong truyện Sự tích Hồ Gươm cho nghĩa quân mượn gươm báu là vì Chọn câu trả lời đúng: A. Lê Lợi đã nhiều lần cầu khấn đức Long Quân xin mượn gươm báu. B. thế lực của nghĩa quân lúc đầu còn non yếu. C. Đức Long Quân muốn thử tài và đức của Lê Lợi. D. Đức Long Quân muốn thử tác dụng thần kì của gươm báu. 3, Hành động trả gươm của Lê Lợi trong Sự tích Hồ Gươm thể hiện Chọn câu trả lời đúng: A. sự tin tưởng vào một nền hòa bình vĩnh viễn cho đất nước. B. khát vọng hòa bình, yên ổn của dân tộc ta. C. lòng biết ơn vô hạn đối với những vi thần đã phù trợ cho cuộc kháng chiến. D. truyền thống tôn trọng lẽ phải, sự công bằng "có mượn, có trả" của dân tộc ta. 4, Truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm có đề cập đến cuộc khởi nghĩa nào trong lịch sử dân tộc? Chọn câu trả lời đúng: A. Khởi nghĩa Lam Sơn. B. Khởi nghĩa Tây Sơn. C. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. D. Khởi nghĩa Lí Bí. 5, Phát biểu nào không nêu đúng ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm? Chọn câu trả lời đúng: A. Truyện ca ngợi, suy tôn người anh hùng dân tộc Lê Lợi, đã đánh đuổi giặc ngoại xâm, khôi phục nền độc lập cho đất nước. B. Truyện giải thích nguồn gốc tên gọi của hồ Hoàn Kiếm. C. Truyện khẳng định, ngợi ca sức mạnh và khả năng bách chiến bách thắng của quân đội và nhân dân ta dưới triều Lê D. Truyện ca ngợi tính chất nhân dân, toàn dân và chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 6, Các nhân vật trong truyện Sự tích Hồ Gươm được các bộ phận của thanh gươm ở những nơi khác nhau : lưỡi gươm ở dưới nước, chuôi gươm ở trên rừng. Chi tiết truyện đó thể hiện Chọn câu trả lời đúng: A. thanh gươm báu là linh khí kết tinh khí thiêng của sông núi. B. khả năng cứu nước có mặt ở khắp mọi nơi, từ miền sông nước cho tới miền rừng núi. C. lực lượng nghĩa quân trong thời gian đầu còn tản mát, lẻ tẻ, tự phát. D. đó là một thanh gươm kì lạ, có một không hai. 7, Chi tiết Lê Lợi được trao gươm báu trong truyện Sự tích Hồ Gươm thể hiện Chọn câu trả lời đúng: A. Lê Lợi là người "nhà Trời" được cử xuống giúp dân ta đánh giặc. B. cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được sự giúp đỡ, phù trợ của thánh thần. C. tính chất chính nghĩa, hợp lòng dân, ý trời của cuộc khởi nghĩa. D. niềm tin vững chắc của nhân dân ta đối với sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa. 8, Trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm có câu "người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh " thì từ "le lói" được dùng với nghĩa nào ? Chọn câu trả lời đúng: A. Ánh sáng dịu, ưa nhìn. B. Ánh sáng nhỏ, yếu. C. Ánh sáng mạnh, chói chang. D. Ánh sáng nhỏ nhưng mạnh. 9, Chi tiết nào không có trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm?Chọn câu trả lời đúng: A. "Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lên xem và thấy có hai chữ "Thuận Thiên" khắc sâu vào lưỡi gươm". B. "Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước". C. "Rùa Vàng đáp: "Vận nước suy thịnh, xã tắc an nguy đều do mệnh trời, con người có thể tu đức mà kéo dài thời vận". D. "Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi nước". 10, Đặc điểm nổi bật của thể loại truyền thuyết là gì? Chọn câu trả lời đúng: A. Có những chi tiết hoang đường. B. Mang dấu ấn của hiện thực lịch sử. C. Những sự kiện, nhân vật lịch sử gắn với yếu tố kì ảo. D. Có yếu tố kì ảo. Đề 4: Bài 1. Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy 1, Chi tiết "Năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên non, khi có việc thì nương tựa lẫn nhau" trong truyền thuyết Con rồng cháu Tiên thể hiện Chọn câu trả lời đúng: A. tinh thần yêu nước nồng nàn, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. B. truyền thống cần cù chăm chỉ trong lao động, dũng cảm anh hùng trong chiến đấu chống ngoại xâm của nhân dân ta. C. ước nguyện đoàn kết, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. D. nguyên nhân vì sao nhân dân Việt Nam hiện nay vừa sống trên núi, vừa sống ở vùng đồng bằng. 2, Câu nào sau đây trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy không nói về hoàng tử Lang Liêu? Chọn câu trả lời đúng: A. Là người có văn tài võ lược nhưng phải chịu nhiều thiệt thòi vì mẹ chàng bị vua cha ghẻ lạnh. B. Là con thứ mười tám của Hùng Vương. C. Là người có cuộc sống bình dị và đạm bạc. D. Là người chăm lo công việc đồng áng, quanh năm suốt tháng lo việc trồng lúa, trồng khoai. 3, Câu nào không nêu đúng cách giải thích của vua Hùng về ý nghĩa hai loại bánh hình tròn và hình vuông do Lang Liêu dâng lên?Chọn câu trả lời đúng: A. Hai loại bánh được làm từ lúa gạo tượng trưng cho mơ ước về mùa mang bội thu, nhân dân được sống đầy đủ, phong túc. B. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất. C. Các thành phần và cách thức làm bánh là biểu tượng cho cầm thú, cây cỏ muôn loài và ngụ ý sự đùm bọc lẫn nhau. D. Bánh giầy hình tròn tượng trưng cho trời. 4, Truyền thuyết Con rồng cháu Tiên ra đời nhằm mục đíchChọn câu trả lời đúng: A. giải thích nguồn gốc cộng đồng người Việt Nam, nguồn gốc các dân tộc trên lãnh thổ nước ta. B. nêu cao tình thần yêu nước và truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc. C. kể về những câu chuyện thần kì, có thật và được nhân dân lưu truyền từ đời này qua đời khác. D. tái dựng lại bức tranh lịch sử nước ta trong buổi đầu dựng nước. 5, Từ nào sau đây là từ láy?Chọn câu trả lời đúng: A. Thần thông. B. Thiên thần. C. Lủi thủi. D. Thạch Sanh. 6, Câu nào không nói về thể loại truyền thuyết?Chọn câu trả lời đúng: A. Là những câu chuyện chứa đựng nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo. B. Là câu chuyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử. C. Là những câu chuyện kể về các hoạt động hàng ngày của người dân thời nguyên thủy. D. Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan tới lịch sử. 7, Từ nào dưới đây là từ láy?Chọn câu trả lời đúng: A. Mồm mép. B. Mặt mũi. C. Ao ước. D. Vuông vức. 8, Trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy, vị thần xuất hiện và báo mộng cho Lang Liêu đã nói thứ gì là quý nhất trong trời đất?Chọn câu trả lời đúng: A. Lúa gạo B. Thịt mỡ, đậu xanh, lá dong tượng trưng cho cầm thú, cây cỏ. C. Lá dong bọc ngoài, mỹ vị để trong là ngụ ý cho sự đùm bọc lẫn nhau. D. Bánh chưng, bánh giầy. 9, Trong các từ sau, từ nào là từ láy?Chọn câu trả lời đúng: A. Che chở. B. Le lói. C. Mỏi mệt. D. Gươm giáo. 10, Truyện Con Rồng cháu Tiên kể về giai đoạn nào của lịch sử nước ta?Chọn câu trả lời đúng: A. Thời An Dương Vương xây thành Cổ Loa. B. Thời kỳ Bắc thuộc. C. Thời đại phong kiến. D. Thời đại Hùng Vương.
File đính kèm:
- Suu tam de kiem tra 15 van 6.doc