Đề kiểm tra 15p Ngữ văn Lớp 8 (Tiết 46) - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hà Linh
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 15p Ngữ văn Lớp 8 (Tiết 46) - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Hà Linh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Gia An. Kiểm tra 15 phút. Họ và tên:. Môn: Tiếng Việt 8 Lớp: . Tiết: (46) ( 2) GV: Nguyễn Thị Hà Linh Điểm Lời phê của thầy cô giáo Chữ kí của phụ huynh Đề: Câu 1: Nêu đặc điểm của câu ghép? Cho ví dụ ( 5 điểm) Câu 2: Có những cách nào để nối các vế của câu ghép? ( 5điểm) Bài làm: ......................... Đáp án – Biểu điểm. Câu 1: - Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. ( 1,0đ) - Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu. ( 1,0đ) Ví dụ: U / van Dần, u / lạy Dần! ( 3,0đ) C V C V Câu 2: Có hai cách nối các vế câu: - Dùng những từ có tác dụng nối. cụ thể: + Nối bằng một quan hệ từ; ( 1,0đ) + Nối bằng một cặp quan hệ từ; ( 1,0đ) + Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau( cặp từ hô ứng).( 1,0đ) - Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. ( 2,0đ) Trường: THCS Gia An. Kiểm tra 15 phút. Họ và tên:. Môn: Tiếng Việt 8 Lớp: . Tiết: (46) ( 1) GV: Nguyễn Thị Hà Linh Điểm Lời phê của thầy cô giáo Chữ kí của phụ huynh Đề: Câu 1: Nêu đặc điểm của câu ghép? Có những cách nào để nối các vế của câu ghép? ( 6 điểm) Câu 2: Xác định câu ghép trong đoạn văn sau. ( 4điểm) - Dần buông chị ra, đi con ! Dần ngoan lắm nhỉ! U van Dần, u lạy Dần! Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lý vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy . Bài làm: ....................... Đáp án – Biểu điểm. Câu 1: - Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu. ( 1,0đ) Có hai cách nối các vế câu: - Dùng những từ có tác dụng nối. cụ thể: + Nối bằng một quan hệ từ; ( 1,0đ) + Nối bằng một cặp quan hệ từ; ( 1,0đ) + Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau( cặp từ hô ứng).( 1,0đ) - Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. ( 2,0đ) Câu 2: - U van Dần, u lạy Dần! ( 1,0đ) - Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ!( 1,0đ) - Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không. ( 1,0đ) - Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lý vào đây, ông ấy trói nốt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy. ( 1,0đ)
File đính kèm:
- de 15phut-tiet46.doc