Đề kiểm tra 20 phút ( môn ngữ văn)

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 20 phút ( môn ngữ văn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
 Trường THPT Tự Lập
 đề kiểm tra 20 phút
 ( Môn Ngữ Văn)

Tổ: Ngữ Văn.

 A. Mục đích KT.

- Giúp HS tự đánh giá kiến thức đã học về kiến thức môn Làm văn, Tiếng Việt, Đọc văn.

 B. Bảng ma trận.

Nội dung, lĩnh vực kiểm tra
Các mức độ đánh giá
Tổng
Câu / điểm


Nhận biết


Thông hiểu

Vận dụng

Đọc – văn
4 câu/ 2 điểm
4 câu/ 2 điểm
6 câu/ 3 điểm
14 câu/ 7 điểm
Tiếng Việt
1 câu/ 0,5 điểm
1 câu/ 0,5 điểm
1 câu/ 0,5 điểm
3 câu/ 1,5 điểm
Làm văn
1 câu/ 0,5 điểm
1 câu/ 0,5 điểm
1 câu/ 0,5 điểm
3 câu/ 1,5 điểm
Tổng
câu / điểm
6 câu/ 1,5 điểm 
6 câu/ 1,5 điểm
8 câu/ 4 điểm
20 câu/ 10 điểm

 C. Đề bài:

Anh (Chị) hãy trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu đáp án mà anh (chị) cho là đúng hoặc đúng nhất.

	Câu 1:Quan điểm sáng tác của NAQ-HCM không giống với quan điểm sáng tác của tác giả nào dưới đây?
a. Nguyễn Đình Chiểu.	b. Phan Bội Châu.
c. Cao Bá Quát.	d. Nguyễn Du.


Câu 2: Điền vào dấu ( . . . ) từ thích hợp trong đoạn sau:
"Người viết . . . và chủ yếu dùng . . . để vạch trần tội ác của chế độ Thực dân Pháp".
a. Văn chính luận.	b. Thơ.
c. Báo.	d. Truyện kí.
Câu 3: Tác phẩm nào sau đây có đầy đủ những giá trị: pháp lí, lịch sử, nhân bản, nghệ thuật?
a. Bản án chế độ Thực dân Pháp.
b. Tuyên ngôn độc lập.
c. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
d. Không có gì quý hơn độc lập tự do.Câu4: Những tác phẩm văn chính luận của NAQ nhằm mục đích gì?
a. Đấu tranh chính trị.	b. Đấu tranh vũ trang.
c. Đấu tranh tư tưởng.	d. Cả ba phương án.
Câu 5: Lĩnh vực nào nổi bật nhất trong sáng tác của NAQ- HCM.
a. Thơ ca.	b. Văn Chính Luận.
c. Truyện.	d. Kí.
Câu 6: Phong cách nghệ thuật thơ của HCM thể hiện rõ nhất ở tập thơ "Nhật kí trong tù" là ?
a. Hồn nhiên, bình dị.	b. Cổ điển, hiện đại.
c. Chiến sĩ, thi sĩ.	d. Hóm hỉnh, sâu cay.
Câu 7: Cụm từ “Không mọc tóc” trong câu thơ: “Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc” thể hiện rõ nhất điều gì?
Các chiến sĩ Tây tiến không mọc được tóc.
Các chiến sĩ Tây tiến cắt tóc trọc để dễ đi lại.
Dấu hiệu chung của các chiến sĩ Tây tiến.
Đau ốm, thiếu thuốc men nên tóc các anh rụng hết.
Câu 8: Truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân miêu tả bối cảnh vào năm nào?
ất dậu.	b. Kỉ dậu.
c. Quý dậu.	d. Đinh dậu.
Câu 9: Tác giả nào đã nhận xét “Đôi mắt” là “một tuyên ngôn nghệ thuật của cả một thế hệ nhà văn đi theo cách mạng”?
Tô Hoài.	b. Hoài Thanh.
c. Hoài Chân.	d. Đăng Mạnh.
Câu 10: Điều đáng phê phán nhất đối với nhân vật Hoàng trong truyện ngắn “Đôi mắt” là gì?
Đôi mắt lệch lạc.	b. Quan điểm lập trường.
c. Khinh ghét nông dân.	d. Xa lánh cách mạng. 




Câu 11: Vì sao Hoàng đi tản cư khi cuộc kháng chiến của nhân dân đang diễn ra ác liệt?
Vì Hoàng nhút nhát.
Vì Hoàng vô trách nhiệm.
Vì Hoàng không có việc gì ?
Vì Hoàng cần sự yên tĩnh để sáng tác.
Câu 12: Trong truyện ngắn “Đôi mắt”, người nông dân hiện lên rõ nét nhất trong con mắt Hoàng là?
Ngu dốt.	b. Đần độn.
c. Bẩn thỉu.	d. Bần tiện.
Câu 13: Mục đích của Độ đến nhà Hoàng để làm gì?
Thăm bạn cũ sau những ngày xa cách.
Kêu gọi Hoàng đi dạy bình dân học vụ.
Kêu gọi Hoàng tham gia kháng chiến.
Học hỏi kinh nghiệm sáng tác của Hoàng.
Câu 14: Tác phẩm “Đôi mắt” của Nam Cao được sáng tác trong thời kì nào?
a. Thời kì kháng chiến chống TDP.
b. Thời kì kháng chiến chống PX Nhật.
Thời xây dựng XHCN.
Thời kì kháng chiến chống ĐQM.
Câu 15: Giá trị quan trọng nhất của một tác phẩm văn học là?
a. Nhận thức.	b. Giáo dục.
c. Tư tưởng, tình cảm.	d. Thẩm mĩ.
Câu 16: Thao tác lập luận, đối chiếu hai hay nhiều sự vật hoặc các mặt trong cùng một sự vật là?
Quy nạp.	b. Diễn dịch.
c. Song hành.	d. So sánh.
Câu 17: Yêu cầu chính của bài văn thuyết minh về một tác phẩm văn học là gì?
Giới thiệu được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
Ghi lại đầy đủ nội dung, chi tiết của tác phẩm.
Phân tích được các chi tiết nghệ thuật của tác phẩm.
Giới thiệu những nét chính về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Câu 18: “Dùng các chi tiết, hình ảnh, giúp người đọc hình dung ra được đặc điểm nổi bật của sự việc, sự vật, con người, phong cảnh.... một cách sinh động” là yêu cầu chính của kiểu văn bản nào?
a. Tự sự.	b. Miêu tả.
c. Biểu cảm.	d. Nghị luận.
Câu 19: Câu nào sau đây không sử dụng biện pháp đối?
ăn kĩ no lâu, cày sâu lúa tốt.	b. ăn vóc học hay.
c. ăn quả nhớ kẻ trồng cây.	d. ăn trông nồi, ngồi trông hướng.


Câu 20: Câu văn sau mắc lỗi gì?
“Qua những ví dụ trong thơ của Hồ Chí Minh, Quang Dũng, Nguyễn Thi, “Bên kia sông Đuống” và Nguyễn Khoa Điềm, ta thấy Tiếng Việt đã đạt đến sự tinh tế , nhuần nhị”.
Dùng quan hệ từ sai.
Sai về quan hệ ngữ nghĩa.
Thiếu chủ ngữ.
Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.

D. Đáp án, biểu điểm.

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đ/A
d
c
b
a
a
b
d
a
a
b
b
a
c
a
d
d
d
d
b
b

 	






	

File đính kèm:

  • docDe kiem tra 30 phut.doc