Đề kiểm tra 45' học kì I môn: Sinh học 7

doc5 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 45' học kì I môn: Sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I
Môn: Sinh học 7.
Thời đỉêm kiểm tra cuối học kì I.
Thơì gian làm bài: 45 phút.
Phần I. Chọn câu trả lời đúng(4 đ):
	câu 1. Trùng roi và trùng biến hình sinh sản bằng cách nào?
a. Tiếp hợp.
b. Phân đôi.
c. Phân nhiều.
d. Cả a, b và c đều đúng.
	Câu 2. San hô có vai trò: 
a. ấu trùng của san hô là thức ăn cho nhiều động vật biển.
b. Tạo hệ sinh thái đặc sắc cho đại dương.
c. Một số đảo ngầm tạo trở ngại cho giao thông đường biển.
d. Cả a,b,c.
	Câu 3. Giun đốt phân biệt với giun tròn ở đặc điểm nào?
a. Cơ thể phân đốt.
b. Mỗi đốt đều có đôi chân bên.
c. Có khoang cơ thể chính thức.
d. Cả a, b, c.
	Câu4. Vì sao trong ao hồ thường không thả thả trai nhưng vẫn có nhiều trai?
a. Trai bò vào ao, hồ.
b. Trai theo dòng nước vào ao hồ.
c. ấu trùng bám vào da cá.
	Câu 5. Tôm có màu sắc của môi trường là do:
a. Do thành phần vỏ có chứa sắc tố.
b. Do cấu tạo trong của cơ thể tôm.
c. Do các mạch máu trong cơ thể tôm.
d. Do các chất trong môi trường bám vào cơ thể.
	Câu 6. Hệ thần kinh của tôm có dạng:
a. chuỗi hạch.
b. Dạng ống thần kinh.
c. Dạng mạng lưới.
d. Dạng não.
	Câu 7. Nhện hô hấp bằng:
a. Mang.
b. Đôi khe thở.
c. Hệ thống ống khí.
d. Phổi.
	Câu 8. Tim châu chấu có dạng:
a. Có hai ngăn.
b. 3 ngăn.
c. 4 ngăn.
d. Dạng ống và có nhiều ngăn.
	Phần II. Câu hỏi tự luận(6 đ)
Câu 1. (4 đ): Nêu các đặc điểm cấu tạo ngoài của giun tròn thích nghi với lối sống kí sinh.
Câu 2. (2 đ) Hô hấp ở châu chấu khác tôm như thế nào?
đáp án:
	Phần I(4 đ):mỗi ý đúng 0.5 đ.
	 1- b.	2 - d.	3 - d.	4. - c.	5 - a.	6 - a.	7- b.	8 - d.
	Phần II. Trả lời câu hỏi tự luận:
Câu 1 (4 đ)
+ cơ thể dài thuôn nhon hai đầu.(1 đ)
+ Mặt ngoài cơ thể có lớp cuticun giúp cơ thể không bị phân huỷ bởi men tiêu hoá.(2 đ)
+ Đầu có giác bám.(1 đ)
Câu 2. (2 đ)
+ Tôm: Hô hấp bằng mang.(1 đ)
+ Châu chấu: hô hấp bằng hệ thống ống khí được bắt nguồn từ khe thở ở hai bên thành bụng.(1 đ)
Đề kiểm tra giữa học kì II
Môn: Sinh học 7.
Thời đỉêm kiểm tra giữa học kì II.
Thơì gian làm bài: 45 phút.
Phần I: Chọn câu trả lời đúng:
	Câu 1. Hệ thần kinh của cá chép gồm:
a. Bộ não trong hộp sọ.
b. Tuỷ sống trong cung đốt sống.
c. Các dây thần kinh từ bộ não, tuỷ sống tới các cơ quan.
d. Cả a, b, c.
	Câu 2. Cơ quan đường bên giúp cá:
a. Nhận biết được những kích thích về áp lực.
b. Nhận biết được tốc độ dòng nước.
c. Nhận biết được các vật cản trên đường để tránh.
d. Cả a, b và c.
	Câu3. Hô hấp phổi của ếch được thực hiện nhờ :
a. sự nâng hạ của thềm miệng.
b. Sự nâng hạ của cơ liên sườn.
c. Hệ thống mao mạch dày đặc.
d. cả a, b và c.
	Câu4. Da ếch tiết chất nhày có tác dụng:
a. Làm giảm ma sát khi bơi.
b. Rẽ nước khi bơi.
c. Giúp ếch định hướng.
d. Giúp ếch hô hấp.
	câu5. Tại sao máu đi nuôi cơ thể của thằn lằn ít bị pha hơn so với ếch?
a. Do có vách ngăn tạm thời ở tâm thất.
b. Do có hai vòng tuần hoàn.
c. Do xuất hiện phổi.
d. Do trao đổi khí ở phổi hiệu quả hơn.
	Câu 6: Trong các đặc điểm sau đặc điểm nào là của thằn lằn?
a. Chi sau có màng bơi.	b. Da tiết chất nhày.	
c. Đẻ trứng và thụ tinh ngoài.	d. Cổ dài.
Câu 7. Phổi chim bao gồm một hệ thống ống khí dày đặc có ý nghĩa gì trong hô hấp?
a. Làm không khí đi theo một chiều.	b. Tạo bề mặt trao đổi khí rất rộng.
c. Tạo áp lực lơn để lấy khí.	d. Tạo lực hút không khí vào trong phổi.
	Câu 8. Máu đi nuôi cơ thể chim là?
a. Máu đỏ thẫm.	b. Máu đổ tươi.	c. Máu pha.	d. Cả a,b,c đều đúng.
	Câu 9. Trứng của thỏ được thụ tinh và phát triển thành phôi ở đâu?
a. Trong tử cung của cơ thể mẹ.
b. Ngoài môi trường.
c. Trong ruột của thỏ.
d. Trong khoang bụng của thỏ.
	Câu10. Vì sao bộ não của thú có bán cầu dại não và tiểu não rất phát triển?
a. Vì tai thỏ rất thính.	b. Vì thú có nhiều hoạt động phức tạp
c. Thú có hệ tuần hoàn hoàn thiện.	d. Mắt thỏ rất tinh..
	Phần II. Tự luận.(5 đ)
Câu 1: Hệ tuần hoàn của chim bồ câu của chim có gì khác so với bò sát?(2 đ)
Câu 2. Nêu những đặc điểm ngoài của thằn lằn thích nghi với môi trường trên cạn?(3 đ)
đáp án:
	Phần I. Câu trắc nghiệm:
	1 - d.	2 - c.	3 - a.	4 - d.	5 - a. 	6 - d.	 7 - b. 	8 - b.	9 - a.	10 - b.
	Phần II. Câu hỏi tự luận:
	Câu1: (2 đ)
Bò sát: Tim 3 ngăn và 1 vách ngăn hụt, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.(1 đ)
Chim: Tim 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. (1 đ)
	Câu2: (3 đ). Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với lối sống ở môi trường trên cạn là:
+Da khô, có vảy sừng bao bọc.(1 đ)
+ Cổ dài.(0.5 đ)
+ Mắt có mi cử động được, có nước mắt.(0.5 đ)
+ Thân dài đuôi rất dài.(0.5 đ)
+ Chân có vuốt.(0.5 đ)
Đề thi học kì II
Môn: Sinh học 7.
Thời đỉêm cuối học kì II.
Thơì gian làm bài: 45 phút.
Phần I: Câu hỏi trắc nghiệm
 Câu 1Chọn câu trả lời đúng:(2.5 đ)
	1. Hệ thần kinh của cá chép gồm:
a. Bộ não trong hộp sọ.
b. Tuỷ sống trong cung đốt sống.
c. Các dây thần kinh từ bộ não, tuỷ sống tới các cơ quan.
d. Cả a, b, c.
	2. Cơ quan đường bên giúp cá:
a. Nhận biết được những kích thích về áp lực.
b. Nhận biết được tốc độ dòng nước.
c. Nhận biết được các vật cản trên đường để tránh.
d. Cả a, b và c.
	3. Tại sao máu đi nuôi cơ thể của thằn lằn ít bị pha hơn so với ếch?
a. Do có vách ngăn tạm thời ở tâm thất.
b. Do có hai vòng tuần hoàn.
c. Do xuất hiện phổi.
d. Do trao đổi khí ở phổi hiệu quả hơn.
	4. Trứng của thỏ được thụ tinh và phát triển thành phôi ở đâu?
a. Trong tử cung của cơ thể mẹ.
b. Ngoài môi trường.
c. Trong ruột của thỏ.
d. Trong khoang bụng của thỏ.
5. Các biện pháp đấu tranh sinh học bao gồm:
a. Sử dụng thiên địch. 
b. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.
c. Gây vô sinh diệt động vật gây hại.
d. Cả a, b, c.
Câu 2.(1.5) Hãy chọn nội dungở cột B sao cho phù hợp với cột A rồi điền vào cột trả lời.
Cột A
Đặc điểm bộ răng của thú ăn thịt
Cột B
ý nghĩa thích nghi
Trả lời.
Răng cửa ngắn,sắc.
Răng nanh lớn, dài, nhọn.
Răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc.
a. Cắt, nghiền mồi.
b. Róc xương.
c. xé mồi
1.........
2........
3.........
Phần II. Câu hỏi tự luận:
Câu 1: Vẽ sơ đồ hệ tuần hoàn máu của chim bồ câu? Và cho biết máu đi nuôi cơ thể là máu gì?(2 đ)
 Câu 2: Nêu lợi ích của hiện tượng thai sinh ở thú? ở địa phương em có những loài thú nào?
Đáp án:
Phần I. Trắc nghiệm.
Câu 1. Chọn câu trả lời đúng(mỗi ý đúng cho 0.5 đ)
1 - d.	2 - d.	3 - a. 	4 - a. 	5 - d.
câu 2. chọn nội dung ở cột B sao cho phù hợp với cột A. (mỗi ý đúng cho 0.5 đ)
1- c. 	2 - b. 	3 - a.
Phần II. Tự luận.
Câu1.(2.5 đ)
Vẽ được sơ đồ cấu tạo cho 2 đ.
Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi cho 0.5 đ
Câu 2 (3.5 đ) Mỗi ý đúng cho 0.5 đ.

File đính kèm:

  • docde sinh 7.doc
Đề thi liên quan