Đề kiểm tra 45 phút – công nghệ lớp 7 – tiết 8
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 45 phút – công nghệ lớp 7 – tiết 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận đề kiểm tra 45 phút – công nghệ 7– tiết 8 Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề 1: Thành phần của đất trồng. Biện pháp sửdụng đất. Tính chất của đất trồng Thành phần của đất trồng. Thế nào là độ chua độ kiềm của đất. Thành phần của đất trồng. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất. Nhiệm vụ của trồng trọt. Số câu Số điểm 2 0,25 1 3,5 2 0,25 5 4,5 Chủ đề 2: Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất. Tác dụng của phân bón trong trồng trọt Phân bón là gì. Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất. Vì sao phải sử dụng đất hợp lí. Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất. Số câu Số điểm 1 0,25 1 0,25 1 1,0 1 1,0 4 2,5 Chủ đề 3: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón trong trồng trọt Cách bón phân cho cây trồng. Bảo quản các loại phân bón thông thường. Cách bón phân cho cây trồng. Bảo quản các loại phân bón thông thường. Số câu Số điểm 1 0,25 1 1,25 1 0,25 1 1,25 4 2,5 Tổng số câu. Tổng số điểm. Tỷ lệ % 4 câu 4,25 điểm 42,5% 6 câu 3,25 điểm 32,5% 3 câu 2,5 điểm 25% 13 câu 10điểm 100% Núi Đèo, ngày 2 tháng 10 năm 2012 Người thẩm định Người kiểm tra Người ra đề Trường THCS Núi Đèo Họ và tên: Ngày kiểm tra: 13/ 10/ 2012 Lớp: 7A Đề kiểm tra 45 phút – công nghệ 7– tiết 8. (Thời gian 45 phút- không kể thời gian giao đề) Điểm Lời phê của thầy cô giáo Đề Bài I.Trắc nghiệm khách quan: (2,0 điểm) Câu 1 : Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 1. Thành phần của đất trồng gồm: A. Phần khí – Phần rắn B. Phần khí – Phần lỏng C. Phần khí – Phần rắn – Phần lỏng A. Phần rắn – Phần lỏng 2. Trị số pH nào dưới đây gặp ở đất chua: A. pH = 6 B. pH = 7 C. pH = 8 D. pH = 9 3. Loại đất nào sau đây có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng tốt nhất: A. Đất sét B. Đất thịt C. Đất cát D. Đất cát pha 4. Khai hoang, lấn biển nhằm mục đích gì? A. Tăng sản lượng nông sản B. Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng C. Tăng chất lượng nông sản D. Tăng diện tích đất trồng 5. Cày sâu, bừa kĩ kết hợp bón phân hữu cơ áp dụng cho loại đất: A. Xám bạc màu B. Chua C. Phèn D. Đồi núi 6. Phân trâu, bò thuộc nhóm phân : A. Phân hoá học B. Phân hữu cơ C. Phân vi sinh D. Phân vi lượng 7. Phân đạm bón cho cây lúa bằng cách: A. Bón phun lên lá B. Bón theo hàng C. Bón vãi D. Bón theo hốc 8. Bón thúc cho cây trồng chủ yếu sử dụng: A. Phân xanh B. Phân trâu, bò C. Khô dầu dừa D. Phân đạm II. Tự luận: (8,0 điểm) Câu 2 (3,5 đ): Đất trồng gồm những thành phần nào, vai trò của từng thành phần đó đối với cây trồng ? Câu 3 (2 đ): Nêu các biện pháp sử dụng đất trồng? Nêu những biện pháp cải tạo đất đã áp dụng ở địa phương em? Câu 4 (2,5 đ): Nêu cách bảo quản các loại phân bón thông thường? ở gia đình và địa phương em bảo quản phân hoá học và phân chuông như thế nào ? Bài làm Đáp án – hướng dẫn chấm đề kiểm tra công nghệ 7 – tiết 8 I.Trắc nghiệm khách quan (2đ) - Mỗi lựa chọn đúng được 0,25 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A A D A B C D II.Tự luận: (8đ) Câu 2 (3,5 đ): - Nêu được đất trồng gồm 3 thành phần gồm: Phần khí, phần rắn, phần lỏng. ( 0,5đ ) - Phần khí chính là không khí có ở trong các khe hở của đất. Không khí trong đất cũng chứa nitơ, ôxi, cacbonic như không khí trong khí quyển. (1 đ ) - Phần rắn của đất bao gồm thầnh phần vô cơ và hữu cơ: + Thành phần vô cơ chiếm từ 92 đến 98% khối lượng phần rắn, trong đó có chứa nhiều chất dinh dưỡng như nitơ, photpho, kali. ( 0,5 đ ) +Phần hữu cơ của đất bao gồm những sinh vật sống trong đất và xác động, thực vật, vi sinh vật đã chết. (0,5 đ) - Phần lỏng chính là nước trong đất. Nước trong đất có tác dụng hoà tan các chất dinh dưỡng. (1 đ) Câu 3 Nêu các biệnpháp sử dụng đất trồng(1,0 đ): - Thâm canh tăng vụ. (0,25 đ) - Không bỏ đất hoang. (0,25 đ) - Chọn cây trồng phù hợp với đất. (0,25 đ) - Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo. (0,25 đ) Liên hệ được các biện pháp cải tạo đất ở địa phương (1,0 đ): - Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ. (0,5 đ) - Bón vôi để khử chua. (0,5 đ) Câu 4 (2,5 đ) - Nêu được cáh bảo quản đối với các loại phân hoá học. (0,75 đ): + Đựng trongchum, vại sành đậy kín hoặc bao gói bằng bao ni lông. + Để ở nơi cao ráo, thoáng mát. + Không để lẫn lộn các loại phân với nhau. - Cách bảo quản phân chuồng. (0,5 đ): + Phân chuồng có thể bảo quản tại chồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài. - Liên hệ cách bảo quản phân bón ở gia đình và địa phương. (1,25 đ) + Phân hoá học (0,75 đ). + Phân chuồng (0,5 đ).
File đính kèm:
- De kiem tra cogn nghe 7 nam 20122013.doc