Đề kiểm tra 45 phút học kì II - Môn: Sinh học 9

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 45 phút học kì II - Môn: Sinh học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH&THCS TÚ THỊNH
TỔ: KH TỰ NHIÊN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Sinh học 9
Thời gian: 45 phút
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình sinh học lớp 9:
1. Kiến thức:
- Nêu được môi trường và ảnh hưởng nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật thông qua các ví dụ. Các nhân tố sinh thái, nhận biết được một số nhóm sinh vật dựa vào mối quan hệ cùng loài, khác loài về môi trường, nhân tố sinh thái.
- Nhận biết được một số sinh thái và giải thích được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến đời sống sinh vật.
- Nêu được khái niệm: Hệ sinh thái, nhận biết được đặc điểm và tính chất cơ bản của hệ sinh thái, các mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường.
- Lấy được ví dụ minh hoạ về quần thể, quần xã, hệ sinh thái. 
- Nắm được khái niệm về quần thể sinh vật.
- Nêu được các dạng tài nguyên chủ yếu, cách sử dụng các dạng tài nguyên thiên nhiên, các biện pháp bảo vệ thiên nhiên, vai trò của các hệ sinh thái.
- Hiểu được ý nghĩa của việc cần thiết phải khôi phục môi trường và bảo vệ sự đa dạng sinh học.
- Lập biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự phát triển của cá chép.
- So sánh được loài cá chép và loài rô phi loài nào phân bố rộng hơn.
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra.
3. Thái độ: 
- Có ý thức tự bản thân bảo vệ hệ sinh thái và môi trường.
- Tự giác, trung thực khi làm bài kiểm tra.
II. Hình thức ra đề kiểm tra:
1. Hình thức: TNKQ + TL.
2. Cách tổ chức: Học sinh làm bài trên lớp, thời gian 45 phút.
III. Ma trận đề:
 Cấp độ 
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chương
Sinh vật và môi trường
- Lấy được một số ví dụ về ảnh hưởng của môi trường.
- Lập sơ đồ biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự phát triển của cá chép.
- So sánh được loài cá chép và loài rô phi loài nào phân bố rộng hơn.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1(C9)
2
20%
1(C10)
2
20%
2
4
40%
Hệ sinh thái
- Nêu được khái niệm: quần xã ví dụ
- Nhận biết được đặc của quần xã, tính chất cơ bản của quần xã và các mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường 
- Nắm được khái niệm vầ quần thể sinh vật.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1(C1)
0,25
2,5%
1(C7)
1
10%
1(C5)
1
10%
3
2,25
22,5%
Con người dân số và môi trường
- Biết được các tác động của con người tới môi trường và hậu quả của ô nhiễm môi trường...
- Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1(C4)
0,25
2,5%
1(C8)
2
20%
2
2,25
22,5%
Bảo vệ môi trường
- Nêu được các dạng tài nguyên chủ yếu, cách sử dụng các dạng tài nguyên thiên nhiên, các biện pháp bảo vệ thiên nhiên, vai trò của các hệ sinh thái
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
3(C6;2;3)
1,5
15%
3
1,5
15%
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
5
2
20%
1
1
10%
1
1
10%
1
2
20%
1
2
20%
1
2
20%
10
10
100%
IV. Đề kiểm tra:
A. Trắc nghiệm khách quan. (3 điểm)
* Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu 1-4:
Câu 1: Sinh vật nào sau đây luôn là mắt xích chung trong các chuỗi thức ăn: 
A. Cây xanh và động vật
B. Cây xanh và sinh vật tiêu thụ
C. Động vật, vi khuẩn và nấm
D. Cây xanh, vi khuẩn 
Câu 2: Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu là:
A. Năng lượng gió.
B. Tài nguyên nước.
C. Tài nguyên đất.
D. Dầu mỏ.
Câu 3: Biện pháp quan trọng để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước là:
A. Hạn chế nước ngọt chảy ra biển.
B. Tiết kiệm trong việc tưới tiêu cây trồng.
C. Không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước
D. Tiết kiệm nước trong việc ăn uống.
Câu 4: Việc săn bắt động vật hoang dã của con người dẫn đến hậu quả là:
A. Mất nhiều loài vật.
B. Mất nơi ở của sinh vật.
C. Xói mòn và thoái hoá đất.
D. Ô nhiễm môi trường.
Câu 5: Tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống ...... để hoàn thiện câu sau (1 điểm)
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể (1)......................, sinh sống trong một khoảng (2).................... nhất định, ở một (3) ............... nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng (4).................... tạo thành những thế hệ mới.
Câu 6: Hãy xắp xếp các tài nguyên tương ứng với từng dạng tài nguyên.
Dạng tài nguyên
Trả lời
Các tài nguyên
1. Tài nguyên tái sinh.
2. Tài nguyên không tái sinh.
1....................
2....................
a. Tài nguyên đất
b. Dầu lửa
c. Tài nguyên rừng
d. Than đá
g. Năng lượng gió
B. Trắc nghiệm tự luận: (7 điểm)
Câu 7: (1 điểm) Thế nào là quần xã sinh vật ? cho ví dụ ?
Câu 8: (2 điểm) Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường?
Câu 9: (2 điểm) Qua quan sát khu vực thực hành về tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật. Em hãy lấy 3 ví dụ về thực vật ưa ẩm, 5 ví dụ thực vật chịu hạn, 3 ví dụ động vật ưa ẩm, 5 ví dụ động vật ưa khô ?
Câu 10: (2 điểm) Tác động của t0 nước đối với cá chép chịu đựng từ 2 - 44 0C. Phát triển mạnh nhất ở 280C 
a. Lập biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự phát triển của cá chép.
b. Cá rô phi Việt Nam chịu đựng nhiệt độ 5 - 42 0C, phát triển tốt nhất ở 300C. Giải thích để kết luận 2 loài trên loài nào phân bố rộng hơn?
V. Đáp án - Biểu điểm:
A. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Từ câu 1 đến câu 4: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm. 
Câu hỏi
1
2
3
4
Đáp án
D
A
C
A
Điểm
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 5: (1 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm.
 1. cùng loài. 2. không gian. 
 3. thời điểm. 4. sinh sản
Câu 6: (1 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm.
 1.a, c; 2. b, d.
B. Trắc nghiêm tự luận: (7điểm)
Câu 7: (1 điểm) 
- Là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian gian xác định. Các sinh vật trong quànn xã có mỗi quan hệ gắn bó như một thể thống nhất. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng
Ví dụ: Quần xã rừng mưa nhiệt đới. Quần xã rừng ngập mặn ven biển
Câu 8: (2 điểm) 
Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường:
- Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công ngiệp và sinh hoạt.
- Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học.
- Ô nhiễm do các chất phóng xạ.
- Ô nhiễm do các chất thải rắn. 
- Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh.
Câu 9: (2 điểm) 
- Ví dụ thực vật ưa ẩm: Rau má, rêu, dương xỉ
- Ví dụ thực vật chịu hạn: Cây bạch đàn, sim, mua, tre, cây keo
- Ví dụ động vật ưa ẩm: Con giun đất, ốc sên, nhái.
- Ví dụ động vật chịu hạn: Con kiến, nhện, bướm, cào cào, châu chấu.
Câu 10: (2 điểm)
a. Biểu đồ ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự phát triển của cá chép. (1điểm)
 Mức
 độ 
 sinh 
 trưởng giới hạn dưới giới hạn trên
 khoảng thuận lợi
 điểm cực thuận 280C t0c
 điểm gây chết 20C giới hạn chiu đựng điểm gây chết 440C
b. (1 điểm) Giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của cá chép là: 44-2 = 420C.
- Giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của cá rô phi là: là: 42-5 = 370C
- Vậy giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của cá chép lớn hơn của cá rôphi, nên cá chép sống được ở những nơi có nhiệt độ cao và thấp hơn so với cá rôphi nên cá chép phân bố rộng rãi hơn.
_______________________________________________________________________________________
Xác nhận của tổ chuyên môn
..
..
Tổ phó
Nguyễn Thị Hoa
Ngày 18 tháng 4 năm 2014
Người ra đề
GVBM
Hoàng Ngọc Đại

File đính kèm:

  • docDe thi hoc ki 2 moi.doc
Đề thi liên quan