Đề kiểm tra 45 phút kì I môn: Sinh học 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 45 phút kì I môn: Sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Sinh học 7 Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Động vật nguyên sinh 05 tiết Trình bày được các đặc điểm về cấu tạo, dinh dưỡng và vòng đời của trùng sốt rét Đề ra các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét 20% = 2,0 điểm 50% = 1,0 điểm 50% = 1,0 điểm 2. Ruột khoang 03 tiết Giải thích được cấu tạo ruột túi ở thủy tức và con đường thải bã đặc biệt của động vật này 10%= 1,0 điểm 100% = 1,0 điểm 3. Giun 07 tiÕt Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài của sán lá gan Nêu được các biện pháp cần thiết để phòng tránh bệnh giun sán kí sinh 30%= 3,0 điểm 50% = 1,5 điểm 50% = 1,5 điểm 4. Thân mềm 04 tiÕt Dựa vào cấu tạo ngoài của trai sông giải thích được vai trò lọc nước của trai 10%= 1,0 điểm 100% =1 điểm 5. Chân khớp 07 tiÕt Nêu được đặc điểm chung và vai trò của Chân khớp Dựa vào cấu tạo vỏ tôm sông và châu chấu, giải thích được sự lột xác để lớn lên của 2 đại diện trên 30%= 3,0 điểm 66,67% = 2 điểm 33,33% = 1 điểm Tổng số câu: 5 Tổng số điểm 100 % =10 điểm 1câu+1/2câu+ 1/2câu 4,5 điểm 45 % 1 câu+1/2câu+ 1/2câu 3,5 điểm 35 % 1/2 câu 1 điểm 10% 1/2 câu 1 điểm 10% ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Sinh học 7 (Thời gian làm bài: 45 phút ) Câu 1: Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiễn ngành chân khớp ? Cho ví dụ? Câu 2: Em hãy vận dụng kiến thức sinh học để giải thích các vấn đề sau: Vì sao ấu trùng tôm và châu chấu phải lột xác nhiều lần để lớn ? b. Nói trai sông là máy lọc sống của tự nhiên là đúng hay sai ? Vì sao ? Câu 3: Trình bày cấu tạo, dinh dưỡng và vòng đời của trùng sốt rét. Nêu các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét. Câu 4: Ruột túi là gì? Thủy tức có ruột túi, vậy chúng thải bã ra ngoài bằng con đường nào? Câu 5: a. Trình bày cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh? b. Nêu các biện pháp cần được thực hiện để phòng chống bệnh giun sán kí sinh ở người? BÀI LÀM ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1 (2,0 điểm) - Đặc điểm chung ngành chân khớp : + Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ ,che chở) + Phát triển vòng đời qua biến thái + Các chân phân đốt, khớp động - Vai trò thực tiễn: + Có lợi : Làm thực phẩm, xuất khẩu: tôm, cua, cáy, ghẹ.... + Tiêu diệt sâu bọ gây hại: bọ cánh cam, bọ ngựa... + Thụ phấn cho cây trồng: ong, bướm... . + Có hại : Một số gây hại cho cây trồng: châu chấu, rầy hại lúa... 1,0 điểm 1,0 điểm Câu 2 (2,0 điểm) a) - Ấu trùng tôm và châu chấu phải lột xác nhiều lần để lớn vì - Cơ thể châu chấu được bao bọc bởi lớp vỏ kitin rất cứng và chắc, có vai trò như bộ xương ngoài. - Trong quá trình sinh trưởng, kích thước cơ thể tăng nhưng kích thước vỏ không tăng nên vỏ cũ không phù hợp với cơ thể mới. Vì thế, nó cần 1 vỏ mới lớn hơn, đó là sự lột xác, mỗi 1 giai đoạn tăng trưởng thì châu chấu lại lột xác 1 lần; vì vậy, để lớn thành con trưởng thành, nó phải lột xác rất nhiều lần b)- Trai sông là máy lọc nước sống của tự nhiên là đúng: vì Trai dinh dưỡng theo kiểu hút nước vào cơ thể qua lỗ hút, nước qua tấm miệng có cấu tạo như những tấm lọc giữ lại chất cặn và chất hữu cơ có trong nước đưa vào miệng, nước sạch được thải qua lỗ thoát góp phần lọc sạch môi trường nước. 1 điểm 1 điểm Câu 3 (2,0 điểm) * Cấu tạo và dinh dưỡng của trùng sốt rét - Không có cơ quan di chuyển, không có các không bào . - Dinh dưỡng thực hiện qua màng tế bào, lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu - Vòng đời: Trùng sốt rét chui vào vào hồng cầu ăn chất nguyên sinh ở hồng cầu phá vỡ hồng cầu lại tiếp tục chui vào hồng cầu khác. * Biện pháp: - Giữ vệ sinh cá nhân, VS môi trường . - Nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ . - Diệt lăng quăng, diệt muỗi . - Mắc màn ngủ kể cả ban ngày. 1,0 điểm 1,0 điểm Câu 4 (1,0 điểm) - Ruột túi là ruột có hình túi, tức là chỉ có 1 lỗ miệng duy nhất thông với ngoài. - Thủy tức có ruột túi, chúng lấy thức ăn vào và thải bã ra ngoài đều bằng lỗ miệng. 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 5 (3 điểm) a. Đặc điểm cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh. - Cơ thể dẹp đối xứng hai bên, ruột phân nhánh. - Mắt và lông bơi tiêu giảm. Giác bám, cơ quan tiêu hoá, cơ quan sinh dục phát triển. - Phát triển qua nhiều giai đoạn ấu trùng và thay đổi vật chủ. b.Các biện pháp cần được thực hiện để phòng chống bệnh giun đũa kí sinh ở người: - Giữ vệ sinh ăn uống: ăn chín uống sôi, không ăn rau sống, tiết canh, không ăn gỏi - Giữ vệ sinh thân thể: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi ngoài, không tiếp xúc với những nơi ô nhiễm - Giữ vệ sinh môi trường: thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ nơi ở, khử trùng môi trường. - Tẩy giun định kì 1-2 lần/năm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm
File đính kèm:
- de thi HK ISinh 7.doc