Đề kiểm tra 45 phút môn: hình học 6 năm học 2008 - 2009

doc5 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 968 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 45 phút môn: hình học 6 năm học 2008 - 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Khương Thượng
Năm học 2008 - 2009
Đề kiểm tra 45 phút
Môn: Hình học 6
Trắc nghiệm:
Câu 1: Chọn đáp án đúng:
Trong các kết luận sau, kết luận nào là kết luận đúng?
A nằm giữa B và C.
C
B
A
C và B nằm khác phía với A.
A và C nằm cùng phía với B.
BA và BC là hai tia đối nhau.
Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB nếu:
M nằm giữa A, B và MA > MB.
MA + MB = AB
MA = MB
MA = MB = AB : 2
Câu 2: Điền vào chỗ trống:
1. Hai đường thẳng không trùng nhau gọi là hai đường thẳng........................
2. Điểm M nằm giữa hai điểm A và B khi .....................................................
3. Hai tia phân biệt có nhiều nhất ..............................................điểm chung.
4. Hình tạo thành bởi điểm A và phần đường thẳng chứa tất cả các điểm nằm cùng phía với A gọi là .......................................................................
Tự luận:
Câu 1: Cho 3 điểm M, N, P không thẳng hàng. Vẽ các tia MN, NP, đoạn thẳng MP. Lấy điểm Q nằm giữa hai điểm M và N. Nối PQ. Hỏi trên hình vẽ có tất cả bao nhiêu đoạn thẳng. Hãy kể tên các đoạn thẳng đó.
Câu 2: Trên tia Ox, lấy các điểm A, B sao cho OA = 2cm, OB = 5cm. Lấy điểm C thuộc tia đối của tia Ox sao cho OC = 5cm.
Trong ba điểm A, O, B, điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?
Tính AB.
O có phải là trung điểm của BC không? Vì sao?
Câu 3: Cho 20 điểm phân biệt, trong đó chỉ có 8 điểm thẳng hàng nhau. Cứ qua hai điểm vẽ một đường thẳng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đường thẳng? (Các đường thẳng trùng nhau coi như tạo thành một đường thẳng)
Trường THCS Khương Thượng
Năm học 2008 - 2009
Đề kiểm tra 45 phút
Môn: Hình học 6
Trắc nghiệm:
Câu 1: Chọn đáp án đúng:
Trong các kết luận sau, kết luận nào là kết luận đúng?
B nằm giữa A và C.
C
A
B
A và B nằm khác phía với C.
B và C nằm cùng phía với A.
AB và AC là hai tia đối nhau.
Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB nếu:
M nằm giữa A, B và MA < MB.
MA + MB = AB
MA = MB
MA = MB = AB : 2
Câu 2: Điền vào chỗ trống:
1. Hai tia không trùng nhau gọi là hai tia ......................................................
2. Nếu MA + MB = AB thì ............................................................................
3. Hai đường thẳng phân biệt có nhiều nhất ..............................điểm chung.
4. Hình tạo thành bởi hai điểm A, B và tất cả các điểm nằm giữa hai điểm A và B gọi là ...............................................................................
Tự luận:
Câu 1: Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Vẽ đường thẳng AB, tia BC, đoạn thẳng AC. Lấy điểm D nằm giữa hai điểm A và C. Nối BD. Trên hình vẽ có tất cả bao nhiêu đoạn thẳng? Hãy kể tên các đoạn thẳng đó.
Câu 2: Trên tia Ox, lấy các điểm A, B sao cho OA = 3cm, OB = 5cm. Lấy điểm C thuộc tia đối của tia Ox sao cho OC = 3cm.
Trong ba điểm A, B, O, điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?
Tính AB.
Điểm O có phải là trung điểm của đoạn thẳng AC không? Vì sao?
Câu 3: Cho 20 điểm phân biệt, trong đó chỉ có 8 điểm thẳng hàng nhau. Cứ qua hai điểm vẽ một đường thẳng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đường thẳng? (Các đường thẳng trùng nhau coi như tạo thành một đường thẳng)
đáp án – biểu điểm
Đề 1: 
Trắc nghiệm:
Câu 1:	1. D	2. D
Câu 2:
phân biệt
MA + MB = AB
một
tia gốc A
Tự luận:
M
Câu 1:
P
Q
N
	Trên hình vẽ có tất cả 6 đoạn thẳng:
	MN, MP, NP, NQ, QM, QP.
C
B
A
O
Câu 2: 
Trên cùng một tia Ox, có OA < OB (2cm < 5cm)
=> A nằm giữa hai điểm O và B.
Theo câu a, A nằm giữa hai điểm O và B
=> OA + AB = OB
2 + AB = 5
AB = 5 – 2
AB = 3 (cm)
Vì B và C thuộc hai tia đối nhau gốc O
=> O nằm giữa B và C.
Mà OB = OC = 5cm
=> O là trung điểm của đoạn thẳng BC.
Câu 3:
Có tất cả 12.11 : 2 + 12.8 + 1 = 66 + 96 + 1 = 163 (đường thẳng)
Đề 2:
Trắc nghiệm:
Câu 1:	1. D	2. D
Câu 2:
phân biệt
M nằm giữaA và B
một
đoạn thẳng AB
Tự luận:
A
Câu 1:
C
D
B
	Trên hình vẽ có tất cả 6 đoạn thẳng:
	AB, AC, BC, BD, AD, CD.
C
A
B
O
Câu 2: 
Trên cùng một tia Ox, có OA < OB (3cm < 5cm)
=> A nằm giữa hai điểm O và B.
Theo câu a, A nằm giữa hai điểm O và B
=> OA + AB = OB
3 + AB = 5
AB = 5 – 3
AB = 2 (cm)
Vì A và C thuộc hai tia đối nhau gốc O
=> O nằm giữa A và C.
Mà OA = OC = 3cm
=> O là trung điểm của đoạn thẳng BC.
Câu 3:
Có tất cả 12.11 : 2 + 12.8 + 1 = 66 + 96 + 1 = 163 (đường thẳng)

File đính kèm:

  • docKT 1tiet ki 1 hinh 6 DTV.doc