Đề kiểm tra 45 Phút Môn: Ngữ Văn 8 Trường Thcs Ngọc Thiện

doc37 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề kiểm tra 45 Phút Môn: Ngữ Văn 8 Trường Thcs Ngọc Thiện, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục tân yên đề kiểm tra 45 phút
Trường thcs ngọc thiện Môn: Ngữ văn 8
 (Dành cho tiết kiểm tra phần Văn HK I)

Phần I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
 Đọc kĩ các câu hỏi sau, rồi lựa chọn đáp án đúng nhất.
1. Câu văn: “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn nhập ngừng, e sợ” thuộc văn bản nào?
 A. Trong lòng mẹ.	C. Tức nước vỡ bờ.
 B. Tôi đi học.	D. Lão Hạc.
2. Trong các văn bản dưới đây, văn bản nào là văn bản nhật dụng?
 A. Cô bé bán diêm.	 C. Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000.
 B. Trong lòng mẹ.	D. Chiếc lá cuối cùng.
3. ý nào không nói lên nguyên nhân tạo nên sức mạnh phản kháng của chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
 A. Lòng căm hờn bọn tay sai cao độ.
 B. Tình thương chồng vô bờ bến.
 C. Muốn ra oai với cai lệ và người nhà lí trưởng.
 D. ý thức được sự cùng đường của mình.
4. Trong tác phẩm “”Lão Hạc”, lão Hạc hiện lên là một con người như thế nào?
 A. Là một người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc.
 B. Là một người có số phận đau thương nhưng có rất nhiều phẩm chất cao quý.
 C. Là người nông có thái độ sống vô cùng cao thượng.
 D. Là người nông dân tiềm tàng khả năng phản kháng.
5. Văn bản “Tôi đi học” được viết theo thể loại nào?
 A. Hồi kí.	C. Truyện ngắn.
 B. Tuỳ bút.	D. Tiểu thuyết.
6. Các văn bản: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Lão Hạc” được sáng tác trong thời kì nào?
 A. 1920- 1930.	C. 1945- 1954.
 B. 1930- 1945.	D. 1954-1975.
7. Giá trị của ba văn bản “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ”, “Lão Hạc” là :
 A. Giá trị nhân đạo.	C. Cả A và B đều đúng.
 B. Giá trị hiện thực.	D. Cả A và B đều sai.
8. Văn bản “Tức nước vỡ bờ” kể theo ngôi thứ mấy?
 A. Ngôi thứ nhất.	C. Ngôi thứ ba.
 B. Ngôi thứ hai.
Phần II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1. Tóm tắt ngắn gọn văn bản “Tức nước vỡ bờ”. (2 điểm)
Câu 2. (4 điểm)Viết một đoạn văn ngắn theo cách trình bày diễn dịch hoặc quy nạp với câu chủ đề sau:
 Tình yêu thương mẹ của bé Hồng trong văn bản “Trong lòng mẹ”thật sâu sắc và cảm động.

Phòng giáo dục tân yên đáp án đề kiểm tra 45 phút
Trường thcs ngọc thiện Môn: Ngữ văn 8
 (Dành cho tiết kiểm tra phần Văn HK I)

Phần I. Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

câu
đáp án
câu
đáp án
1
B
5
c
2
c
6
b
3
c
7
c
4
b
8
c

Phần II. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1:
 Tóm tắt ngắn gọn, đủ các sự việc chính, không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt được 2 điểm:
Chị Dậu chăm sóc chồng chu đáo (khi anh Dậu bị người ta đánh đập tưởng đã chết).
Chị Dậu bảo vệ chồng: van xin->đấu lí -> đấu lực.
Câu 2: 
- Hình thức: + Viết đúng đoạn văn theo yêu cầu: diễn dịch hoặc quy nạp.
 + Không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
- Nội dung: Đoạn văn phải làm rõ 2 ý chính sau:
 + Hồng luôn tin tưởng và sẵn sàng bảo vệ mẹ- khi em xa mẹ.
 + Niềm hạnh phúc tột cùng khi Hồng được gặp mẹ và sống trong lòng mẹ.























Phòng giáo dục tân yên đề kiểm tra 45 phút
Trường thcs ngọc thiện Môn: Ngữ văn 8
 (Dành cho tiết kiểm tra phần tiếng Việt HK I)
Phần I. Trắc nghiệm: (3,5 điểm) Đọc kĩ các câu hỏi sau, rồi lựa chọn đáp án đúng nhất.
1. Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, luật sư, nông dân, công nhân, nội trợ.
 A. Con người.	C. Nghề nghiêp
 B. Môn học.	D. Tính cách.
2. Thế nào là trường từ vựng?
 A. Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm.
 B. Là tập hợp tất cả các từ cùng từ loại.
 C. Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa.
 D. Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc.
3. Trong các nhóm từ sau , nhóm từ nào được xếp hợp lí- cùng là từ tượng thanh hoặc tượng hình?
 A. Vi vu, ngào ngạt, lóng lánh, xa xa, phơi phới.
 B. Thất thểu, lò dò, chồm hổm, chập chững, rón rén.
 C. Thong thả, khoan thai, vội vàng, uyển chuyển, róc rách.
 D. Ha hả, hô hố, hơ hớ, hì hì, khúc khích.
4. Trong các từ gạch chân sau, từ nào là thán từ?
 A. Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
 B. Vâng, cháu cũng nghĩ như cụ.
 C. Không, ông giáo ạ!
 D. Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường.
5. Trong các câu sau, câu nào không sử dụng tình thái từ?
 A. Những tên khổng lồ nào cơ?
 B. Tôi đã chẳng bảo ngài phải cẩn thận đấy ư?
 C. Giúp tôi với, lạy Chúa!
 D. Nếu vậy, tôi chẳng biết trả lời ra sao.
6 Trong các câu sau, câu nào không sử dụng biện pháp nói quá?
 A. Chẳng tham nhà ngói ba toà- Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành.
 B. Làm trai cho đáng nên trai- Khom lưng, uốn gối gánh hai hạt vừng.
 C. Hỡi cô tát nước bên đàng- Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
 D. Miệng cười như thể hoa ngâu- Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.
7. Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?
 A. Thôi để em cầm cũng được. (Thanh Tịnh)
 B. Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu.(Nguyên Hồng)
 C. Bác trai đã khá rồi chứ? (Ngô Tất Tố)
 D. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt. (Nam Cao)
Phần II. Tự luận: (6,5 điểm)
Câu 1: Đoạn văn sau có mấy câu ghép? Hãy phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu đó? (2,5 điểm)
 ...Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ nhất định không bán đi một sào...”
 (Trích “Lão Hạc”- Nam Cao) 
Câu 2: Viết một đoạn văn phân tích giá trị của biện pháp nghệ thuật dùng trong câu thơ sau: (4 điểm)
“Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người.”
 (Tố Hữu)

Phòng giáo dục tân yên đáp án đề kiểm tra 45 phút
Trường thcs ngọc thiện Môn: Ngữ văn 8
 (Dành cho tiết kiểm tra phần tiếng Việt HK I)

Phần I. Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

câu
đáp án
câu
đáp án
1
c
5
d
2
c
6
b
3
d
7
d
4
B



Phần II. Tự luận: (6,5 điểm)
Câu1: 
 * Đoạn văn có một câu ghép: 
 Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ nhất định không bán đi một sào...”
* Phân tích cấu tạo ngữ pháp:
- Vế 1: con trai/ lão về.
 - Vế 2: tôi/ sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ nhất định không bán đi một sào...”
Câu 2:
- BPNT nói quá.
-> Diễn tả, ngợi ca tình yêu thương vô bờ bến của Bác dành cho non sông đất nước, cho tất thảy mọi người.
-> Yêu kính Bác, tự hào về Bác.

















Phòng giáo dục tân yên đề kiểm tra 15 phút
Trường thcs ngọc thiện Môn: Ngữ văn 8
 (Dành cho HS đại trà- Lần 1, HK I)
Phần I. Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng nhất.(5 điểm)
1. Văn bản “Tôi đi học” là của tác giả nào?
A. Thanh Tịnh.	C. Nam Cao.
 B. Nguyên Hồng.	D. Thạch Lam.
2. Truyện ngắn “Lão Hạc” được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất.	C. Ngôi thứ ba.
 B. Ngôi thứ hai.
3. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” viết theo thể loại gì?
A. Hồi kí.	C. Tuỳ bút.
B. Nhât kí.	D. Tiểu thuyết.
4. Hai câu thơ sau có mấy từ tượng hình?
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
 (Qua Đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan)
Một từ.	C. Ba từ.
Hai từ.	D. Bốn từ.
5. Các từ sau thuộc trường từ vựng nào: rống, hót, gầm, , hí, rú...
A. Trường từ vựng giống loài.
B. Trường từ vựng bộ phận cơ thể động vật.
C. Trường từ vựng tiếng kêu của động vật.
D. Trường từ vựng hoạt động ăn của động vật.
. Phần II. Tự luận: (5 điểm)
 	Viết một đoạn văn ngắn theo cách trình bày diễn dịch với câu chủ đề sau:
 Lão Hạc là người nông dân nghèo khổ nhưng có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp.(Dựa vào truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao)
















Phòng giáo dục tân yên đáp án đề kiểm tra 15 phút
Trường thcs ngọc thiện Môn: Ngữ văn 8
 (Dành cho HS đại trà- Lần 1, HK I)

Phần I. Trắc nghiệm: 5 điểm

Câu
Đáp án
1
A
2
A
3
A
4
B
5
C

Phần II. Tự luận: (5 điểm)
- Hình thức: + Viết đúng đoạn văn theo yêu cầu: diễn dịch.
 + Không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
- Nội dung: Đoạn văn phải làm rõ 2 ý chính sau:
 + Lão Hạc là một lão nông nghèo khổ.
 + Lão Hạc có rất nhiều phẩm chất cao quý: nhân hậu, có tình có nghĩa; hết mực yêu thương con; giàu lòng tự trọng.
























Phòng giáo dục tân yên đề kiểm tra 15 phút
Trường thcs ngọc thiện Môn: Ngữ văn 8
 (Dành cho HS đại trà- Lần 2, HK I)

Phần I. Trắc nghiệm: 5 điểm
1. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt.
B. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.
C. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu.
D. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn.
2. Trong câu văn sau có sử dụng biện pháp tu từ gì: Thật ra thì lão chỉ tẩm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó. (Nam Cao)
A. Nhân hoá.	C. Nói quá.
B. So sánh.	D. Nói giảm nói tránh.

Phần II. Tự luận: (5 điểm)
Đặt câu ghép với cặp từ hô ứng sau: (3 đ)
 a. ...vừa...đã...
 b. ...sao...vậy...
2. Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác? (2 đ)




























Phòng giáo dục tân yên đáp án đề kiểm tra 15 phút
Trường thcs ngọc thiện Môn: Ngữ văn 8
 (Dành cho HS đại trà- Lần 2, HK I)

Phần I. Trắc nghiệm: 5 điểm

1- D (2,5đ)
2- D (2,5 đ)

Phần II. Tự luận: (5 điểm)

Đặt đúng cấu tạo ngữ pháp, đúng yêu cầu, mỗi câu được 1,5 đ.
Phân biệt biện pháp tu từ nói quá với nói khoác: 2 đ
Giống nhau: Cùng nói không đúng sự thật.
Khác nhau: + Nói khoác muốn người nghe tin vào những điều mình nói.
 + Nói quá: lại nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng giá trị gợi cảm.






























Phòng giáo dục tân yên đề Bài viết số 1
Trường thcs ngọc thiện Môn: Ngữ văn 8
 (Dành cho HS đại trà, HK I)



Đề bài:
 Người ấy (bạn, thầy, cô, người thân...) sống mãi trong lòng tôi.





















Phòng giáo dục tân yên đáp án Bài viết số 1
Trường thcs ngọc thiện Môn: Ngữ văn 8
 (Dành cho HS đại trà, HK I)
A- Yêu cầu chung:
* Hình thức:
- Bài viết đúng phương thức tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm. không lạc sang phương thức biểu đạt khác.
- Bố cụ đủ 3 phần MB, TB, KB.
- Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, không sai chính tả.
- Diễn đạt mạch lạc, lời văn trong sáng, ngắn gọn, sinh động.
* Nội dung:
- Kể về đúng đối tượng yêu cầu: bạn, thầy cô giáo, hoặc người thân trong gia đình (hoặc những cảm xúc trong ngày đầu đi học ).
- Kể có hình ảnh cảm xúc, làm nổi bật đối tượng thể hiện tình cảm của bản thân với đối tượng.
B- Yêu cầu cụ thể.
1- Mở bài:
- Giới thiệu những nét chung nhất về người ấy, tên, tuổi, hình dáng...(hoặc lý do nhớ về kỷ niệm cũ).
2- Thân bài:
- Miêu tả qua về ngoại hình..tính cách của đối tượng.
- Những kỷ niệm của bản thân với người ấy.
- Kỷ niệm mà bản thân không thể nào quên, kỷ niệm đã làm cho người ấy sống mãi trong lòng.
(Hoặc những cảm xúc của bản thân, nhưng kỷ niệm khắc sâu trong lòng về ngày đầu đi học). 
3- Kết bài:
- Khẳng định tình cảm của bản thân .
C- Biểu điểm:
* Hình thức: 1 điểm.
* Nội dung: 9 điểm: MB: 1 điểm, TB: 7 điểm, KB : 1 điểm
Phòng giáo dục tân yên đề Bài viết số 2
Trường thcs ngọc thiện Môn: Ngữ văn 8
 (Dành cho HS đại trà, HK I)

 Đề bài:
 Em hãy kể về một lần mắc khuyết điểm khiến thầy(cô) giáo buồn.




















Phòng giáo dục tân yên đáp án Bài viết số 2
Trường thcs ngọc thiện Môn: Ngữ văn 8
 ( Dành cho HS đại trà, HK I)
A.Yêu cầu chung:
- Bài viết phải đúng thể loại, biết đan xen hai yếu tố miêu tả, biểu cảm vào bài văn tự sự.
- Bố cục rõ ràng, biết tách đoạn. Không sai lỗi chính tả.
 - Nội dung mạch lạc, diễn đạt tốt.
B. Yêu cầu cụ thể:
1, Mở bài: ( 1 đ).
- Sử dụng ngôi thứ nhất xưng " tôi" hoặc " em ".
- Nêu lí do vì sao kể lại chuyện đáng buồn ấy.
- Chuyện đáng buồn ấy là gì ( cãi thầy, đánh bạn , chặt phá cây...).
2, Thân bài: (8 đ)
- Nhân vật thời gian, không gian diễn ra câu chuyện. (1, 5 đ).
- Nguyên nhân dẫn đến chuyện xảy ra. ( 1,5 đ)
- Diễn biến câu chuyện diễn ra ( theo trình tự nào ).( 3,5 đ)
- Hậu quả sự việc đó ra sao? Vì sao làm thầy cô buồn? Biểu hiện của nỗi buồn đó? (1,5đ)
3, Kết bài ( 1 đ)
-Bài học rút ra từ sự việc đáng buồn ấy.
C. Biểu điểm:
-Tính điểm hình thức kết hợp với nội dung.











Phòng giáo dục tân yên đề Bài viết số 3
Trường thcs ngọc thiện Môn: Ngữ văn 8
 (Dành cho HS đại trà, HK I)




I. Đề bài: Thuyết minh về cái bút.
II. Yêu cầu:
- Đọc kỹ đề, lập dàn ý ra nháp, viết bài.
- Làm bài nghiêm túc, tự giác, các ý thức.



















Phòng giáo dục tân yên đáp án Bài viết số 3
Trường thcs ngọc thiện Môn: Ngữ văn 8
 (Dành cho HS đại trà, HK I)

A. Yêu cầu chung:
- Viết đúng thể loại văn thuyết minh.
- Không mắc quá nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
- Diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc.
- Thuyết minh đúng đối tượng.
B. Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài: Giới thiệu chiếc bút là đồ dùng thân thuộc .(1 đ)
2. Thân bài: (8đ)
* Nguồn gốc của chiếc bút, quá trình phát triển của nó...màu sắc, chủng loại.
*Cấu tạo của chiếc bút.
*Công dụng của bút.
*Giới thiệu các loại bút thông dụng. 
*Cách bảo quản.
3. Kết bài: (1đ)
- Vai trò của chiếc bút trong đời sống hàng ngày, cảm xúc của em.


















Phòng giáo dục tân yên đề kiểm tra 45 phút
Trường thcs ngọc thiện Môn: Ngữ văn 8
 (Dành cho tiết kiểm tra phần Văn HK II)

Phần I. Trắc nghiệm: 3 điểm
1. Một trong những cảm hứng chung của hai bài thơ "Nhớ rừng" và "Ông đồ" là gì? 
A. Nhớ tiếc quá khứ.
B. Thương người và hoài cổ.
C. Coi thường và khinh bỉ cuộc sống tầm thường hiện tại.
D. Đau xót và bất lực.
2. Trong hai câu thơ sau của Tế Hanh có biện pháp nghệ thuật gì đặc sắc?
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
A. So sánh.	C. Hoán dụ.
B. Nói giảm nói tránh.	D. Nói quá.
3. Tập thơ “Nhật kí trong tù” được Hồ Chí Minh viết trong hoàn cảnh nào?
A. Khi Bác bị giam cầm tại Pháp.
B. Khi Bác bị giam cầm tại nhà lao Nam Ninh- Trung Quốc.
C. Khi Bác bị tù đầy tại tỉnh Quảng Đông- Trung Quốc.
D. Khi Bác bị tù đầy tại tỉnh Quảng Tây- Trung Quốc.
Phần II. Tự luận: (6 điểm)
1. Em hiểu thế nào là khái niệm "Thú lâm tuyền"? "Thú lâm tuyền " được thể hiện như thế nào trong bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" của Hồ Chí Minh? 
2. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
"Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay"
(Ông đồ- Vũ Đình Liên)


Phòng giáo dục tân yên đáp án đề kiểm tra 45 phút
Trường thcs ngọc thiện Môn: Ngữ văn 8
 (Dành cho tiết kiểm tra phần Văn HK II)
Phần I. Trắc nghiệm: 3 điểm
1- A (1đ)
2- A (1đ)
3- D (1đ)
Phần II. Tự luận: (6 điểm)
1. (3 điểm): - Thú lâm tuyền: cái thú vị khi được sống nơi núi rừng, một trong những lẽ sống của các nhà nho xưa, thích gần gũi với thiên nhiên, xa rời danh lợi, quyền thế - Lẽ sống của Đào Tiềm, Nguyễn Trãi … Bác Hồ cũng muốn luôn được sống vui với suối rừng.
- Thú lâm tuyền thể hiện trong bài "Tức cảnh Pác Bó" .
+ Vui với cuộc sống nghèo, thiếu thốn nơi núi rừng: Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
 + Vui với lối sống, sinh hoạt, ăn, ở nền nếp "Sáng ……. Đảng" 
+ Sự sang trọng thích thú của c/đ người cách mạng trong những năm tháng đầy khó khăn, gian khổ .
+ Niềm vui, sự hóm hỉnh của một ý chí kiên định, một tâm hồn sáng suốt, một tâm hồn rất đỗi trẻ trung, một chiến sỹ nghệ sỹ .
2. Đoạn văn thể hiện được nội dung sau: (3đ)
- Ông đồ đã bị hoàn toàn bị lãng quên với khách qua đường, đối với xã hội, lẻ loi và rất đáng thương giữa mùa xuân, giữa dòng đời xuôi ngược.
- Cảnh vật thê lương, ảm đạm. (phân tích hình ảnh "Lá vàng rơi trên giấy" và "Mưa bụi bay ngoài trời” )









Phòng giáo dục tân yên đề kiểm tra 45 phút
Trường thcs ngọc thiện Môn: Ngữ văn 8
 (Dành cho tiết kiểm tra phần tiếng Việt, HK II)
Phần I. Trắc nghiệm: 3 điểm
1. Nối cột A với cột B tạo thành 1 đáp án đúng:
 Kiểu câu (A) 
Chức năng chính (B)
 1. Câu trần thuật.
 
2. Câu cảm thán.
3. Câu nghi vấn.

4. Câu cầu khiến.
 
a. Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói.
b. Dùng để hỏi.
c. Dùng để ra lệnh, yêu cầu đề nghị, khuyên bảo.
d. Dùng để kể, thông báo, nhận định trình bày, miêu tả…
2. Cho hai câu thơ: 	Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
 (Vũ Đình Liên)
 Đây là câu nghi vấn dùng để:
A. Hỏi.	C. Khẳng định.
B. Bộc lộ cảm xúc.	D. Cầu khiến.
Phần II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1. Xác định các kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn sau: 3đ
 "Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ(1): 
- Này u ăn đi! (2). Để mãi ! (3) u có ăn thì con mới ăn (4) U không ăn con cũng không muốn ăn nữa.(5).
 Nể con, chị Dậu cầm lấy 1 củ, rồi chị lại đặt xuống chõng (6).
 (Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
Câu 2. Viết lại câu sau đây bằng cách chuyển từ in đậm vào những vị trí có thể được (có thể thêm từ vào chỗ thật cần thiết). (2 đ)
- Chị Dậu rón rén bưng một bát cháo lớn đến chỗ chồng nằm. (Ngô Tất Tố)
Câu3. Cho một ví dụ thực hiện hành động nói một cách gián tiếp. (1 đ)
Phòng giáo dục tân yên đáp án đề kiểm tra 45 phút
Trường thcs ngọc thiện Môn: Ngữ văn 8
 (Dành cho tiết kiểm tra phần tiếng Việt, HK II)
Phần I. Trắc nghiệm: 3 điểm
1. Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
1-d; 2-a; 3-b; 4-c.
2. B
Phần II. Tự luận: (6 điểm)
Câu1: Mỗi câu đúng 0,5 điểm.
1. Câu trần thuật - hoạt động kể.
2. Câu cầu khiến - hoạt động đề nghị.
3. Câu trần thuật - hoạt động kể .
4. Câu khẳng định - hoạt động nhận định.
5. Câu phủ định - hoạt động nhận định.
6. Câu trần thuật - hoạt động kể.
Câu 2: Mỗi câu viết đúng được 0,5 điểm (tối đa 2 điểm)
- Rón rén, chị Dậu bưng một bát cháo đến…
- Rón rén, bưng một bát cháo… chị Dậu đến chỗ chồng nằm.
- Một bát cháo lớn được chị Dậu rón rén bưng …. nằm.
Câu 3:
 Ví dụ: (1 điểm)
-" Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?"
-"Bổn phận… đưa ra trưng bày"…







Phòng giáo dục tân yên đề Bài viết số 5
Trường thcs ngọc thiện Môn: Ngữ văn 8
 (Dành cho HS đại trà, HK II)



I. Đề bài:
 Em hãy viết một bài văn thuyết minh về cách làm bánh chưng trong dịp Tết Nguyên đán.
II. Yêu cầu:
- Đọc kỹ đề, viết bài, làm bài với tinh thần tự giác, nghiêm túc.





















Phòng giáo dục tân yên đáp án đề Bài viết số 5
Trường thcs ngọc thiện Môn: Ngữ văn 8
 (Dành cho HS đại trà, HK II)

A. Yêu cầu chung:
- Viết đúng yêu cầu của bài văn thuyết minh không lạc sang các kiểu bài văn khác.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, phù hợp với thể loại thuyết minh.
- Diễn đạt ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu, không mắc quá nhiều lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt, lỗi chính tả.
B. Yêu cầu cụ thể: Cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1/ Mở bài (1đ): Giới thiệu phong tục làm bánh chưng ngày Tết là phong tục cổ truyền của người Việt Nam - đã có truyền thuyết về phong tục này.
2/ Thân bài (8đ): Thuyết minh lần lượt các khâu chuẩn bị, cách làm, yêu cầu sản phẩm.
a) Nguyên liệu: (Cụ thể số chiếc bánh).
- Gạo nếp: Trắng , căng tròn (số lượng cụ thể).
- Đỗ xanh: (số lượng cụ thể, chất lượng).
- Lá dong: (Số lượng, chất lượng lá).
- Thịt lợn (số lượng cụ thể).
- Dây buộc bánh (dây dùng).
- Mì chính, muối, hạt tiêu….. khuôn bánh vuông.
b) Cách làm:
- Gạo nếp vo sạch, để róc nước, trộn 1 chút muối vào gạo.
- Đỗ xanh ngâm, đãi sạch vỏ, để ráo nước, trộn một chút muối.
- Lá dong rửa sạch, lau khô, cắt những gân cứng (cuống lá).
- Gập lá dong theo khuôn có sẵn, đổ khoảng một bát con gạo nếp, san đều theo khuôn, cho một nửa số đỗ cho một chiếc bánh, san đều thành hình vuông hẹp hơn một chút để miếng nhân bánh lên trên , thêm một lượt đỗ lên trên, cho tiếp một bát gạo và tiếp san đều. Gập từng lá bánh lại sao cho kín chiếc bánh, dùng 2 dây buộc chiếc bánh lại, sao cho 4 góc bánh vuông.
- Sau đó xếp bánh lần lượt vào xoong, cho nước ngập bánh, đun sôi khoảng 1,5h - 2h thì thay nước một lượt, đun tiếp
 sôi khoảng 3 tiếng (giờ đồng hồ) thì vớt bánh ra rửa qua bằng nước sạch để bánh khỏi dính vào nhau.
c) Y/c thành phẩm:
- Bánh vuông 4 góc, không rách nát, không tuột các dây buộc.
- Bánh màu xanh mướt của lá dong, ăn mềm, dẻo dai, đậm đà, đỗ đều.
3/ Kết bài (1đ)
Cảm xúc của bản thân em khi ăn món bánh chưng trong ngày Tết nguyên đán, vai trò, ý nghĩa của món bánh này trong ngày tết cổ truyền của dân tộc VN.






















Phòng giáo dục tân yên đề Bài viết số 6
Trường thcs ngọc thiện Môn: Ngữ văn 8
 (Dành cho HS đại trà, HK II)

 Đề bài: 
 Bao trùm lên đoạn trích “ Hịch tướng sĩ” là tấm lòng băn khoăn, lo lắng cho vận mệnh đất nước của Trần Quốc Tuấn.
 Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.























Phòng giáo dục tân yên đáp án đề Bài viết số 6
Trường thcs ngọc thiện Môn: Ngữ văn 8
 (Dành cho HS đại trà, HK II)
A. Yêu cầu chung:
- Bài viết đúng thể loại văn nghị luận c/m ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, có hệ thống luận điểm hợp lý.
- Diễn đạt trong sáng, rõ ràng… không mắc lỗi diễn đạt.
- Lời văn không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp, không sai quá nhiều lỗi chính tả.
- Bố cục rõ ràng.
B. Yêu cầu cụ thể:
- Bài viết có thể viết theo nhiều hình thức khác nhau, về cơ bản đảm bảo được các ý sau:
1/ Mở bài: (1điểm)- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
 - Nêu được vấn đề nghị luận: Tấm lòng băn khoăn, lo lắng cho vận mệnh đất nước của Trần Quốc Tuấn trong “ Hịch tướng sĩ”.
 2/ Thân bài ( 8 điểm):
 HS biết phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ các luận điểm:
Tầm nhìn xa trông rộng, sự cảnh giác và lòng căm thù giặc của TQT:
 - Tác giả đã lột tả sự ngang ngược của kẻ thù. (1 điểm)
 - Lòng căm thù giặc đến bầm gan tím ruột… (2 điểm)
 B. Thổ lộ ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược:
 - Phân tích phải trái , làm rõ đúng sai trong hàng ngũ tướng sỉ. (2điểm)
 - Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu kiên cường. (1.5điểm
 * Giá trị NT :Cách viết ước lệ tượng trưng, diễn đạt bằng phép đối; so sánh; tượng trưng giàu biểu cảm; câu văn biền ngẫu; giọng văn đanh thép, hùng hồn….góp phần diễn tả thành công tinh thần yêu nước của TQT. (1 .5điểm)
* Lưu ý: HS có thể lồng giá trị NT trong quá trình phân tích.
3/ Kết bài (1 điểm ):-Nhấn mạnh vấn đề nghị luận.
Liên hệ bản thân.
Phòng giáo dục tân yên đề Bài viết số 7
Trường thcs ngọc thiện Môn: Ngữ văn 8
 (Dành cho HS đại trà, HK II)


I. Đề bài:
 Chứng minh rằng: "Văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết "thương người như thể thương thân" và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn.
II. Yêu cầu:
- Làm bài tự giác, nghiêm túc.



















Phòng giáo dục tân yên đáp án đề Bài viết số 7
Trường thcs ngọc thiện Môn: Ngữ văn 8
 (Dành cho HS đại trà, HK II)
A. Yêu cầu chung: 
- Bài làm viết đúng thể văn nghị luận chứng minh, ngoài ra có sử dụng các yếu tố tự sự, biểu cảm, miêu tả.
- Nội dung: Tập trung làm sáng tỏ 2 luận điểm: ngợi ca và phê phán.
- Hình thức: Bố cục đầy đủ, chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, hợp lý. Lập luận rõ ràng, có khả năng thuyết phục cao.
B. Yêu cầu cụ thể:
1/ Mở bài: (1điểm)
 Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.
2/ Thân bài: (8 điểm)
a) Luận điểm 1: Văn hoá Việt Nam luôn ca ngợi những ai biết "thương người như thể thương thân" (4 điểm)
- D/c: "Bầu ơi thương lấy bí cùng.
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
=> Phân tích dẫn chứng thấy đây là lời nhắc nhở phải biết yêu thương đồng loại.
- D/c: Truyện cổ tích: "Thạch Sanh…" Thể hiện lòng
"Sọ Dừa" …..
nhân ái => Phân tích dẫn chứng.
- Dẫn chứng: Bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên:
" Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay"
=> Phân tích thấy được hình ảnh tiều tuỵ, đáng thương của ông đồ => thấy được nỗi niềm xót thương, nhớ tiếc của tác giả.
"Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?"
=> Lòng nhân ái không chỉ đối với một người mà là cả lớp người trong xã hội xưa.
b) Luận điểm 2: Nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn: (4điểm)
- D/C: "Sống chết mặc bay" trước số phận của người dân trong cảnh đê vỡ, ngập lụt.
- Những dẫn chứng khác.
3/ Kết bài: (1điểm)
- Khẳng định - nâng cao vấn đề cần chứng minh.
- Liên hệ - rút ra bài học cho bản thân.




















Phòng giáo dục tân yên đề kiểm tra 15 phút
Trường thcs ngọc thiện Môn: Ngữ văn 8
 (Dành cho HS đại trà- Lần 1, HK II)
Phần I. Trắc nghiệm: 5 điểm
1. Bài thơ “Khi con tu hú” là của tác giả nào?
A. Tố Hữu.	C. Tế Hanh.
B. Hồ chí Minh.	D. Nguyễn Trãi.
2. Nội dung chính của bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh là:
A. Tác giả nói đến vấn đề đi đường núi của con người .
B. Tác giả nói đến chân lí của con đường đời: Vượt qua gian lao sẽ đến thắng lợi.
C. Cả hai đáp án A & B đều đúng.
D. Cả hai đáp án A & B đều sai.
Phần II. Tự luận: (5 điểm)
 Nét đặc sắc của hai câu thơ sau:
 	“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
 	Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”
 (Ngắm trăng- Hồ Chí Minh) 














Phòng giáo dục tân yên đáp án đề

File đính kèm:

  • docDedap an kiem tra Ngu van 8 ca nam.doc