Đề kiểm tra 45 phút môn: Sinh học 10

doc6 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 4066 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 45 phút môn: Sinh học 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD-ĐT BG	Họ và tên : .............................
Trường THPT Ngô Sĩ Liên 	Lớp :..............
đề kiểm tra 45 phút
 Môn: sinh học 10
( Học sinh làm trực tiếp vào đề )
Trắc nghiệm (4 điểm):
Câu 1: Những biến đổi chính trong pha tiềm phát là:
Vi khuẩn tổng hợp mạnh mẽ ADN và các enzim chuẩn bị cho phân bào.
Vi khuẩn phải thích ứng với môi trường.
Vi khuẩn bắt đầu phân chia nhưng còn chậm. D. B và C đúng.
Câu 2 : Giả sử trong điều kiện nuôi cấy lí tưởng, một vi sinh vật cứ 20 phút lại phân đôi một lần thì sau 120 phút, số tế bào của quần thể vi sinh vật đó là bao nhiêu?
	A. 8 B. 16. C. 32. D. 64. E. 128
Câu 3: Thời gian thế hệ :
Thời gian từ khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó phân chia.
Thời gian để 1 tế bào vi sinh vật tăng kích thước.
Thời gian để 1 quần thể vi sinh vật tăng số lượng tế bào.
Thời gian để số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật tăng gấp 3 lần.
Câu 4: Câu nào sau đây là không đúng khi nói về nuôi cấy liên tục?
Trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật, môi trường nuôi cấy luôn được bổ sung thêm chất dinh dưỡng mới.
Trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật có sự rút bỏ chất thải và sinh khối tế bào khỏi môi trường nuôi cấy.
Trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật, quần thể vi sinh vật luôn luôn ở pha suy vong.
Trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật, thành phần môi trường nuôi cấy luôn ổn định.
Câu 5 : ở vi sinh vật, lipit được tổng hợp từ :
	A. Axit béo và prôtêin. B. Axit béo và pôlisaccarit.
	C. Axit béo và glixêrol. D. Prôtêin và glixêrol. 
Câu 6. Loại vi sinh vật nào sau đây chỉ sinh trưởng được khi nồng độ ôxi thấp hơn nồng độ ôxi trong khí quyển?
A. Hiếu khí bắt buộc B. Kị khí bắt buộc 
C. Kị khí không bắt buộc D. Vi hiếu khí
Câu 7: Sinh sản bằng cách nảy chồi là hình thức sinh sản chủ yếu của sinh vật nào sau đây ?
	A. Trùng đế giày. B. Nấm men. C. Trùng roi xanh. D. Amip.
Câu 8 : ở vi khuẩn và tảo, quá trình tổng hợp pôlisaccarit được khởi đầu bằng :
	A. Prôtêin. B. Lipit C. Kitin. D. ADP – glucôzơ.
II. Tự luận ( 6 điểm)
Câu 1.1 chủng vi khuẩn được cấy trên 3 loại môi trường sau:
- Môi trường a gồm: nước, muối ăn 5% và nước thịt
- Môi trường b gồm: nước, muối ăn 5%, glucôzơ và vitamin B1
- Môi trường c gồm: nước, muối ăn 5%, glucôzơ.
Sau khi nuôi ở tủ ấm 37oC 1 thời gian, môi trường a và môi trường b trở nên đục, trong khi môi trường c vẫn trong suốt
a. Môi trường a, b, c là loại môi trường gì?
b. Hãy giải thích kết quả thực nghiệm
c. Nước thịt, glucôzơ và vitamin B1 có vai trò gì đối với vi khuẩn
Câu 2. Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng trong nuôi cấy không liên tục của quần thể vi sinh vật?
Sở GD-ĐT BG	Họ và tên : .............................
Trường THPT Ngô Sĩ Liên 	Lớp :..............
đề kiểm tra 45 phút
 Môn: sinh học 10
( Học sinh làm trực tiếp vào đề )
I. Trắc nghiệm (4 điểm):
Câu 1: Vi khuẩn nitrat hoá, vi khuẩn oxi hoá lưu huỳnh, vi khuẩn hiđro có kiểu dinh dưỡng nào sau đây?
	A. Quang tự dưỡng. B. Quang dị dưỡng.
	C. Hoá dị dưỡng. D. Hoá tự dưỡng.
Câu 2: Giả sử , một quần thể vi sinh vật có số lượng tế bào ban đầu là 20. Sau 15 phút, trong điều kiện nuôi cấy thích hợp, số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật là 40. Vậy thời gian thế hệ là bao nhiêu ?
	A. 5 phút. B. 10 phút. C. 15 phút. D. 20 phút.
Câu 3: Chọn từ thích hợp trong những từ cho sẵn để điền vào chỗ trống trong câu sau sao cho đúng.
 Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng......... tế bào của quần thể.
 A. Kích thước. B. Số lượng. C. Cả A và B. D. Không phải A, B.
Câu 4: Mục đích của việc sử dụng môi trường nuôi cấy liên tục trong công nghệ là gì ?
Để thu nhiều sản phẩm và sinh khối tế bào vi sinh vật.
Để hạn chế sinh trưởng của vi sinh vật.
Để duy trì mật độ tế bào vi sinh vật ở mức tối thiểu trong dịch nuôi cấy.
Để tăng thời gian thế hệ của quần thể vi sinh vật.
Câu 5: Trong nuôi cấy không liên tục, để thu hồi sinh khối vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở thời điểm nào là tốt nhất?
	A. Cuối pha tiềm phát, đầu pha luỹ thừa. B. Đầu pha luỹ thừa.
	C. Cuối pha luỹ thừa, đầu pha cân bằng. D. Pha suy vong.
Câu 6 : Để sinh trưởng và phát triển, tất cả vi sinh vật đều cần:
	A. Độ ẩm. B. Nguồn năng lượng. C. Nguồn cacbon và nitơ
	D. Các hợp chất khoáng. E. Cả A, B, C và D.
Câu 7: Nấm mốc có những dạng bào tử hữu tính nào sau đây ?
	A. Bào tử đảm. B. Bào tử túi. C. Bào tử tiếp hợp D. Bào tử noãn.
	E. Tất cả các dạng bào tử trên.
Câu 8: Những vi sinh vật chỉ có thể sinh trưởng khi không có mặt của ôxi được gọi là:
	A. Vi sinh vật vi hiếu khí B. Vi sinh vật kị khí bắt buộc.
	C. Vi sinh vật kị khí không bắt buộc. D. Cả B và C.
II. Tự luận ( 6 điểm)
1. a. Vi khuẩn Lactic chủng 1 tự tổng hợp được axit folic ( 1 loại vitamin) và không tự tổng hợp được phênialanin ( 1 loại axit tamin), còn loại vi khuẩn lactic chủng 2 thì ngược lại. Có thể nuôi 2 chủng vi sinh vật này trên môi trường thiếu axit folic và phênialanin nhưng đủ các chất dinh dưỡng khác được không, vì sao?
b. xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không?
c. Gặp hôm trời nắng to, ai cũng muốn mang phơi 1 số đồ dùng ( như quần áo, chăn chiếu) cũng như thực phẩm ( đậu nành, lạc vừng). Việc phơi nắng có tác dụng gì?
2. Trình bày quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật
Sở GD-ĐT BG	Họ và tên : .............................
Trường THPT Ngô Sĩ Liên 	Lớp :..............
 đề kiểm tra 45 phút
 Môn: sinh học 10
( Học sinh làm trực tiếp vào đề )
I. Trắc nghiệm (4 điểm):
Câu 1 : Giả sử trong điều kiện nuôi cấy lí tưởng, một vi sinh vật cứ 30 phút lại phân đôi một lần thì sau 120 phút, số tế bào của quần thể vi sinh vật đó là bao nhiêu?
	A. 8 B. 16. C. 32. D. 64. 
Câu 2 : Môi trường nuôi cấy vi sinh vật có thể ở dạng nà sau đây ?
	A. Đặc. B. Lỏng. C. Khí. D. Cả A và B.
Câu 3 : ở vi khuẩn và tảo, quá trình tổng hợp pôlisaccarit được khởi đầu bằng :
	A. Prôtêin. B. Lipit C. Kitin. D. ADP – glucôzơ.
Câu 4: Thế nào là sinh trưởng của vi sinh vật?
Sinh trưởng là sự tăng các thành phần tế bào và có thể dẫn đến sự tăng kích thước cũng như số lượng của vi sinh vật hoặc cả hai.
Sinh trưởng ở vi sinh vật là tế bào thực hiện trao đổi chất với môi trường và lớn lên.
Sinh trưởng của vi sinh vật là sự phân chia tế bào theo cấp số nhân.
Cả A, B và C đều đúng.
Câu 5: Nguyên nhân nào khiến quần thể vi sinh vật chuyển từ pha cân bằng sang pha suy vong trong nuôi cấy không liên tục?
	A. Chất dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt. B. Nồng độ O2 giảm, nồng độ PH thay đổi.
	C. Các chất độc hại được tích luỹ. D. Cả A, B và C.
Câu 6: Sinh sản bằng cách nảy chồi là hình thức sinh sản chủ yếu của sinh vật nào sau đây ?
	A. Trùng đế giày. B. Nấm men. C. Trùng roi xanh. D. Amip.
Câu 7: Câu nào sau đây có nôi dung không thuộc về “ yếu tố sinh trưởng ”đối với vi sinh vật ?
Là những chất hữu cơ quan trọng mà vi sinh vật không tự tổng hợp được và phải thu nhận trực tiếp từ môi trường ngoài.
Một số chất như vitamin, axit amin... vi sinh vật không tự tổng hợp được mà phải tiếp nhận từ bên ngoài thì mới sinh trưởng bình thường được.
Một số chất hữu cơ như vitamin, axit amin... với hàn lượng rất ít nhưng cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được từ các chất vô cơ.
Nhiều chất hữu cơ mà vi sinh vật tự tổng hợ được từ các chất vô cơ.
Câu 8: Đặc điểm của phương pháp nuôi cấy vi khuẩn liên tục là:
Điều kiện môi trường được duy trì ổn định( bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng, loại bỏ không ngừng chất thải ).
Quần thể vi sinh vật có thể sinh trưởng ở pha luỹ thừa trong một thời gian dài.
Quần thể vi sinh vật chỉ phát triển qua một vài thế hệ.
Cả A, B và C đều đúng.
II. Tự luận ( 6 điểm)
Câu 1.
a. Vì sao sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5- 10 phút?
b. Giải thích tại sao khi mua 1 miếng thịt lợn hoặc 1 con cá nhưng chưa kịp chế biến, người ta thường sát muối lên miếng thịt hoặc con cá?
c. Vì sao nói " Dạ dày - ruột ở người là 1 hệ thống nuôi cấy liên tục đối với VSV"?
Câu 2.Nấm sợi có thể sinh sản bằng những hình thức nào? Trình bày đặc điểm của hình thức sinh sản đó? 
Sở GD-ĐT BG	Họ và tên : .............................
Trường THPT Ngô Sĩ Liên 	Lớp :..............
đề kiểm tra 45 phút
 Môn: sinh học 10
( Học sinh làm trực tiếp vào đề )
I. Trắc nghiệm (4 điểm):
Câu 1 : Giả sử trong điều kiện nuôi cấy lí tưởng, một vi sinh vật cứ 40 phút lại phân đôi một lần thì sau 120 phút, số tế bào của quần thể vi sinh vật đó là bao nhiêu?
	A. 8 B. 16. C. 32. D. 64. E. 128
Câu 2. Ta có thể làm được sữa chua, làm dưa chua là nhờ sinh vật nào sau đây ?
A. Vi khuẩn E.coli B. Vi khuẩn axetic C. Virut. D. Vi khuẩn lactic.
Câu 3 : Chọn cụm từ thích hợp trong số những cụm từ cho sẵn và điền vào chỗ trống trong câu sau đây :
Vi sinh vật có khả năng phân giải ngoại bào nhờ khả năng tiết các enzim..............để phân giải các chất.
	A. ở bên trong tế bào. B. Ra ngoài môi trường.
	C. Để thu năng lượng. D. Cả A và C.
Câu 4 : Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn cacbon chủ yếu là CO2 và năng lượng của ánh sáng được gọi là :
	A. Hoá tự dưỡng. B. Hoá dị dưỡng.
	C. Quang tự dưỡng. D. Quang dị dưỡng.
Câu 5: Thời gian thế hệ :
A. Thời gian từ khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó phân chia.
B. Thời gian để 1 tế bào vi sinh vật tăng kích thước.
C. Thời gian để 1 quần thể vi sinh vật tăng số lượng tế bào.
D. Thời gian để số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật tăng gấp 3 lần.
Câu 6 : Môi trường tự nhiên phân biệt với môi trường tổng hợp ở những điểm nào sau đây ?
 A. Gồm các chất có nguồn gốc tự nhiên. B. Có thành phần các chất không xác định.
 C. Gồm các chất có thành phần xác định. D. Cả A và B.
Câu 7: Nấm mốc có những dạng bào tử hữu tính nào sau đây ?
	A. Bào tử đảm. B. Bào tử túi. C. Bào tử tiếp hợp D. Bào tử noãn.
	E. Tất cả các dạng bào tử trên.
Câu 8: Dựa vào khả năng chịu đựng nhiệt độ, người ta vi sinh vật thành bao nhiêu nhóm?
	A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
II. Tự luận ( 6 điểm)
Câu 1. a. Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh? nhiệt độ nào thích hợp cho sự sinh trưởng của vi sinh vật kí sinh động vật?
b. giải thích vì sao tác nhân gây hư hại các loại quả thường là nấm mốc mà ít khi là vi khuẩn?
c. Nếu nuôi cấy VSV không liên tục thì dựa vào đường cong sinh trưởng em sẽ thu hoạch sinh khối vào thời điểm nào là thích hợp?
Câu 2. Trình bày những hình thức sinh sản của VSV nhân sơ
Sở GD-ĐT BG	Họ và tên : .............................
Trường THPT Ngô Sĩ Liên 	Lớp :..............
đề kiểm tra 45 phút
 Môn: sinh học 10
( Học sinh làm trực tiếp vào đề )
I. Trắc nghiệm (4 điểm):
Câu 1 : Giả sử trong điều kiện nuôi cấy lí tưởng, một vi sinh vật cứ 13 phút lại phân đôi một lần thì sau 78 phút, số tế bào của quần thể vi sinh vật đó là bao nhiêu?
	A. 8 B. 16. C. 32. D. 64. 
Câu 2 : Vi sinh vật sau đây có hình thức tự dưỡng là :
	A. Tảo đơn bào. B. Vi khuẩn lưu huỳnh.
	C. Vi khuẩn nitrát hoá. D. A , B , C đều đúng.
Câu 3 : Sinh sản hữu tính không là hình thức sinh sản của sinh vật nào sau đây ?
	A. Động vật có vú. B. Chim. C. Lưỡng cư. D. Vi khuẩn.
Câu 4 : Để sinh trưởng và phát triển, tất cả vi sinh vật đều cần:
	A. Độ ẩm. B. Nguồn năng lượng. C. Nguồn cacbon và nitơ
	D. Các hợp chất khoáng. E. Cả A, B, C và D.
Câu 5: Vì sao phải bảo quản thịt cá ở nhiệt độ thấp ?
ở nhiệt độ thấp vi khuẩn gây thối thịt cá không hoạt động được.
ở nhiệt độ thấp, màng tế bào vi khuẩn bị phá huỷ.
ở nhiệt độ thấp, thịt, cá đông cứng lại, vi khuẩn gây thối không xâm nhập được.
ở nhiệt độ thấp, vi khuẩn chết.
Câu 6 : Cho sơ đồ sau đây :
 Nấm men
 (A)
Đường hoá
Tinh bột Glucôzơ ( B ) + CO2
 Trong sơ đồ trên, (A) là :
A. enzim amylaza. B. enzim lipaza. C. enzim pepsin. D. enzim prôtêaza.
Câu 7 : Cũng theo sơ đồ của câu 32 nói trên (B) là :
	A. Rượu êtanol. B. Đường mantôzơ. C. Axit piruvic. D. Axit lactic.
Câu 8 : Vi khuẩn thuộc nhóm ưa trung tính ngừng sinh trưởng khi PH < 4 là do :
Môi trường axit làm phá huỷ ADN của vi khuẩn.
 Môi trường axit làm phá huỷ màng tế bào của vi khuẩn.
Ion H+ và OH- kìm hãm hoạt động của các enzim trong tế bào.
H2O trong tế bào bị ion hoá thành ion H+ và OH-.
II. Tự luận ( 6 điểm)
Câu 1. a. Vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn?
b. Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?
c. Hãy cho biết nơi sống của các vi khuẩn ưa lạnh, ưa ấm, ưa nhiệt và ưa siêu nhiệt
Câu 2. Các chất dinh dưỡng chính ảnh hưởng tới sinh trưởng của VSV như thế nào?
.....................................................

File đính kèm:

  • docde kiem tra 1 tiet sinh 10 ki 2.doc