Đề kiểm tra 45 phút năm học 2013 - 2014 môn: Vật lí 6 (tiết 8)

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 45 phút năm học 2013 - 2014 môn: Vật lí 6 (tiết 8), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN CÁT HẢI ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
TRƯỜNG TH & THCS HOÀNG CHÂU Năm học 2013 - 2014
MÔN: VẬT LÍ 6 – TIẾT 8
 Thời gian làm bài: 45 phút 
Ngày kiểm tra: 14/10/2013
I.Trắc nghiệm khách quan: (4 điểm). Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1: Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là::
A. centimét (cm) B. mét (m) C. đềximét (dm) D. kilômét (km) 
Câu 2: Có thể dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích của vật nào dưới đây?
A. Một gói bông.	 B. Một bát gạ C. 5 viên phấn. D. một hòn đá.
Câu 3: Dụng cụ đo khối lượng của một vật là:
A. Thước B. Cân C. Bình chia độ D. Bơm tiêm 
Câu 4: Con số nào chỉ lượng chất chứa trong một vật?
A. 2 kilôgam B. 5 mét C. 2 lít D. 10 gói
Câu 5: Hai lực cân bằng là hai lực:
A. Mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều đặt vào một vật. 
B. Mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều đặt vào hai vật. 
C. Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều đặt vào một vật. 
D. Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều đặt vào hai vật. 
Câu 6. Dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng là 
A. ca đong và bình chia độ. B. bình tràn và bình chứa.
C. bình tràn và ca đong. D. bình chứa và bình chia độ.
Câu 7: Độ chia nhỏ nhất của thước là
A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước 
B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
C. độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước .
D.độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước.
Câu 8: Giới hạn đo của bình chia độ là 
A. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình. B. giá trị lớn nhất ghi trên bình
C. thể tích chất lỏng mà bình đo được. D. giá trị giữa hai vạch chia trên bình.
Câu 9: Trên vỏ túi bột giặt có ghi 1kg số đó cho ta biết gì ? 
A. Thể tích của túi bột giặt 	 B. Sức nặng của tuí bột giặt 
C. Chiều dài của túi bột giặt. D. Khối lượng của bột giặt trong túi.
Câu 10: Đơn vị lực là:
A. kilôgam.	B. mét.	 C. mili lít.	 D. niu tơn.
Câu 11: Trọng lực là 
A. lực đẩy của vật tác dụng lên Trái Đất B. lực hút giữa vật này tác dụng lên vật kia.
C. lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. D. lực đẩy của Trái Đất tác dụng lên vật.
Câu 12: Khi thả rơi một vật nặng từ trên cao thì vật sẽ rơi theo:
A. Phương ngang, chiều từ trái sang phải. B. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.
C. Phương ngang, chiều từ phải sang trái. 	D. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: Đổi các đơn vị sau:
a) 6500g = kg = .tạ	b) 0,55 kg = ..g = .mg
Câu 2: Một vật có trọng lượng 30N thì sẽ có khối lượng là bao nhiêu kilôgam?
Câu 3: Bình chia độ có chứa nước và có mực nước ở ngang vạch 70 cm3 . Thả 10 viên bi giống nhau vào bình thì mực nước trong bình dâng lên 80cm3. Hãy tính thể tích của một viên bi.
 Câu 4: Hãy nêu:
a. một ví dụ thực tế về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật.
b. một ví dụ thực tế về lực tác dụng lên một vật làm biến dạng vật đó.
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
 VẬT LÍ 6 –TIẾT 8
I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐA
B
D
B
A
C
A
A
B
D
D
C
D
II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1 (1đ) mỗi ý đúng được 0,25điểm
a) 6,5 kg ; 0,65 tạ
b) 550g ; 550000 mg
Câu 2 (1đ)
Vật có khối lượng là 3 kg
Câu 3 (2đ) 
Thể tích của 10 viên bi giống nhau là:
 80 – 70 = 10 (cm3) (1 điểm)
Thể tích của một viên bi là:
10 : 10 = 1 (cm3) (0,75 điểm)
 Đáp số: 1 (cm3) (0,25 điểm) 
Câu 4 (2đ) 
Mỗi ví dụ đúng được 1 điểm.
 Người duyệt đề 	Người ra đề
Trần Thị Ánh Tuyết	 Đỗ Thị Bích Mai
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
 Đo độ dài. Đo thể tích.
- Nêu được đơn vị, một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
- Hiểu được cách sử dụng dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.
- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.
- Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ.
Số câu hỏi
 3
3
1
7
Số điểm
1®
1®
2®
4
%
10%
10%
20%
40%
Khối lượng và lực
- Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật. 
- Nêu được đơn vị đo lực.
- Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
- Hiểu được thế nào là hai lực cân bằng.
- Hiểu được phương và chiều của một lực.
- Nêu được ví dụ về lực tác dụng vào vật làm vật bị biến đổi chuyển động, biến dạng.
- Nắm được cách đổi đơn vị khối lượng.
 Tính được khối lượng của vật khi biết trọng lượng vật đó.
Số câu hỏi
3
3
2
1
9
Số điểm
1®
1®
3®
1đ
6đ
%
10%
10%
30%
10%
60%
TS câu hỏi
6
6
 4
16
TS điểm
2®
2®
 6®
10đ
%
20%
20%
60%
100%
MA TRẬN – VẬT LÍ 6 (TIÊT 8)

File đính kèm:

  • docKT 45 phut Ly 6Tiet 8.doc