Đề kiểm tra 45 phút tiết 10 môn: Vật lí 6

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 45 phút tiết 10 môn: Vật lí 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trương thcs trạm lộ
Đề kiểm tra 45 phút
Tiết 10
Môn: Vật lí 6
I/ Phần một: Trắc nghiệm (4 điểm)
1. Cho thước mét trong hình vẽ dưới đây:
 0 1 2 3 97 98 99 100cm
 Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là:
1m và 1mm
10dm và 0,5cm
100cm và 1cm
100cm và 0,2cm
2. Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây đẻ đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5l:
Bình 100ml có vạch chia tới 10ml
Bình 500ml có vạch chia tới 2ml
Bình 100ml có vạch chia tới 1ml
Bình 500ml có vạch chia tới 5ml
3. Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có độ chia nhỏ nhất 0,5 cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây:
V1 = 20,2cm3
V2 = 20,50cm3
V3 = 20,5cm3
V4 = 20 cm3
4. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86cm3. Hỏi các kết quả ghi sau đây, kết quả nào đúng?
V1 = 86 cm3
V2 = 55 cm3
V3 = 31 cm3
V4 = 141 cm3 
5. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng:
Thể tích bình tràn.
Thể tích bình chứa.
Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
Thể tích nước còn lại trong bình tràn.
6. Trên một hộp mứt tết có ghi 250g. Số đó chỉ:
Sức nặng của hộp mứt.
Thể tích của hộp mứt.
Khối lượng của hộp mứt.
Sức nặng và khối lượng của hộp mứt.
7. Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu một lò xo bút bi lại. Nhận xét về tác dụng của các ngón tay lên lò xo và của lò xo lên các ngón tay. Chọn câu trả lời đùng.
Lực mà ngón tay cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái là hai lực cân bằng.
Lực mà ngón trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón trỏ là hai lực cân bằng.
Hai lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng.
Các câu trả lời A, B, C đều đúng.
8. Hãy chọn thước đo thích hợp để đo các độ dài ghi trong bảng: (Nối các ý ở hai cột cho tương ứng).
Thước đo độ dài
Độ dài cần đo
1. Thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm
A. Bề dày cuón vật lí 6
2. Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 0,5cm
B. Chiều dài lớp học của em
3. Thước kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm
C. Chu vi miệng cốc
9. Đổi các đơn vị sau :
125 cm = ........ m
1 dm3 = ........ m3
2,75 kg = ........ g
10. Tìm những từ thích hợp điền vào chỗ trống :
	Một em bé chăn trâu đang kéo sợi dây thừng buộc mũi trâu để lôi trâu đi, nhưng trâu không chịu đi. Sợi dây thừng bị căng ra. Dợi dây thừng đã chịu lực tác dụng của hai ...(1)... . Một lực do ...(2)... tác dụng. Lực kia do ...(3)... tác dụng.
II/ Tự luận: (6 điểm)
11. Có 5 hòn sỏi, mỗi hòn có khối lựng 20g và có thể tích 10cm3. Hỏi :
Khối lượng của cả 5 hòn sỏi là bao nhiêu kg ?
Thể tích của 5 hòn là bao nhiêu m3 ?
12. Thế nào là hai lực cân bằng ? Lấy hai VD về hai lực cân bằng ? 
13. Thả một hòn sỏi vào một bình chia độ đang chứa 25cm3 nước thấy mực nước dâng lên 83 cm3. Hỏi hòn sỏi có thể tích bao nhiêu cm3, bao nhiêu m3?
-----Hết-----
Đáp án và biểu điểm.
I/ Trắc nghiệm (4 điểm)
Mỗi câu chọn đúng được 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
B
B
C
C
C
C
C
9. Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
a)125 cm = 1,25 m
b) 1 dm3 = 0,001 m3
c) 2,75 kg = 2750 g
10. Mỗi chỗ điền đúng được 0,25 điểm
lực cân bằng
em bé
trâu
II/ Tự luận (6 điểm)
11. 2 điểm
Tính được khối lượng của 5 hòn sỏi = 0,1 kg được 1 điểm
Tính được thể tích của 5 hòn sỏi = 0.00005 m3 được 1 điểm
12. 2 điểm
Trả lời được thể nào là hai lực cân bằng: 1 điểm
Lấy được 2 VD được 1 điểm (mỗi VD được 0.5 điểm)
13. 2 điểm
Tính được thể tích của sỏi:
V = 83 – 25 = 58 (cm3) 1 điểm
Đổi 58 cm3 = 0,000058 m3 1 điểm
(Cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)

File đính kèm:

  • docGIUA KI I.doc
Đề thi liên quan