Đề kiểm tra 60' học kì I môn Vật lý lớp 6

doc4 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 60' học kì I môn Vật lý lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN VẬT LÝ LỚP 6
THỜI GIAN: 60 phút
(Không kể giao đề)
Đề bài:
A.Trắc nghiệm (4đ):
I.Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Cho thước mét trong hình vẽ dưới đây:
 0 1 2 3 4 97 98 99 100cm 
Giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước trên hình vẽ là:
1m và 1mm
10dm và 0,5cm
100cm và 1cm
100cm và 0,2cm
Câu 2. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 50cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dânglên tới vạch 75cm3. Hỏi thể tích hòn đá là bao nhiêu ?
Vđá = 25 cm3
Vđá = 125 cm3
Vđá = 75 cm3 
Vđá = 50cm3 
Câu 3. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi ?
Lực mà 4 chân ghế tì lên mặt đất.
Lực mà không khí đẩy quả bóng bay bay lên.
Lực mà lò xo giảm xóc ở xe máy tác dụng lên khung xe.
Lực cản mà nước tác dụng lên thuyền bè khi chuyển động.
Câu 4. Trong các câu sau đây, câu nào sai ?
Mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy là những máy cơ đơn giản.
Tấm ván kê nghiêng là mặt phẳng nghiêng.
Xà beng là đòn bẩy.
Thang gác là ròng rọc.
 II. Điền từ thích hợp trong khung vào chỗ trống.
Lực đẩy	Lực kéo 	Lực hút
Lực uốn	Lực nén	Lực nâng
Câu 1: Để nâng một tấm bêtông nặng từ mặt đất lên, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bêtông một .
Câu 2: Trong khi cày, con trâu đã tác dụng vào cái cày một 
Câu 3: Con chim đậu vào một cành cây mềm, làm cho cành cây bị cong đi. Con chim đã tác dụng lên cành cây một 
Câu 4: Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng lên quả tạ một ..
III. Đánh dấu X vào cột thích hợp.
Câu
Đúng
Sai
1. Khối lượng của một hộp kẹo chỉ số kẹo có trong hộp đó.
2. Khối lượng của hộp càphê chỉ lượng càphê chứa trong hộp đó.
3. Lực do dòng nước đẩy thuyền trôi và lực do sợi dây neo giữ thuyền lại là hai lực cân bằng.
4. Lực kéo dây của hai đội chơi kéo co có phương không song song với mặt đất.
IV. Ghép mỗi ý ở cột A với mỗi ý ở cột B để được câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
A
Nối ý
B
1. Thủ gôn bắt bóng đã tác dụng một lực làm cho quả bóng
1-
a. chuyển động nhanh hơn 
2. Lực tàn phá của gió bão đi qua đã gây 
2-
b. bị biến dạng và bị biến đổi chuyển động
3. Lực hút của nam châm làm cho hòn bi sắt 
3-
c. chuyển động chậm dần
4. Lực hãm phanh xe đạp làm cho xe đạp
4-
d. biến dạng quang cảnh, nhà cửa, cây cối.
B. Tự luận : ( 6đ )
Câu 1: Khối lượng riêng của một chất là gì? Đơn vị đo của khối lương riêng? Làm thế nào để đo được khối lượng riêng của sỏi?
Câu 2: Một vật có trọng lượng là 1950 N và thể tích là 25 cm3 . 
 Hãy tính:
Trọng lượng riêng của vật đó .
Khối lượng riêng của vật đó .
Vật đó được làm bằng chất liệu gì ?
Câu 3: Kể tên những máy cơ đơn giản thường dùng ? Nêu ví dụ về việc sử dụng máy cơ đơn giản trong cuộc sống (mỗi loại máy cơ đơn giản nêu một ví dụ).
ĐÁP ÁN
Trắc nghiệm ( 4đ ):
I.Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (1đ )
Mỗi ý đúng 0,25 điểm
1
2
3
4
B
A
C
D
II. Điền từ thích hợp trong khung vào chỗ trống ( 1đ )
Mỗi ý đúng 0,25 điểm
Câu 1: Lực nâng
Câu 2: Lực kéo
Câu 3: Lực uốn
Câu 4: Lực đẩy
III. Đánh dấu X vào cột thích hợp. ( 1 đ)
 Mỗi ý đúng 0,25 điểm 
Câu
Đúng
Sai
1.
X
2.
X
3.
X
4.
X
 IV. Ghép mỗi ý ở cột A với mỗi ý ở cột B để được câu hoàn chỉnh có nội dung đúng (1đ) 
Mỗi ý đúng 0,25 điểm
1
2
3
4
B
D
A
C
B. Tự luận : ( 6đ )
Câu 1: ( 2điểm )
-Khối lương riêng của môt chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
Đơn vị của khối lượng riêng là kilôgam trên mét khối (kg/m3 )
-Để đo khối lượng của sỏi ta làm như sau:
+Đo khối lượng của sỏi bằng cân 
+Đo thể tích của sỏi bằng bình chia độ ( hoặc bình tràn )
+Tính D= m/V 
Câu 2: ( 2điểm)
Tóm tắt 	Giải
P = 1950 N	a)Trọng lượng riêng của vật là
V= 25 cm3 = 0,025 m3 	d = P/V = 1950 : 0,025 = 78000 (N/m3 )
Tính: 	b)Khối lượng riêng của vật là
a) d = ? 	b) D = ?	D = d/10 = 78000 : 10 = 7800 (Kg/m3)
c) Vật làm bằng chất iệu gì ? 	c) Vậy vật được làm bằng sắt.
Câu 3: ( 2điểm)
+ Các loại máy cơ đơn giản thường dùng là: mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy
+ Lấy ví dụ:
Muốn đẩy một chiếc xe máy từ vỉa hè lên nền nhà cao 0,4m thì phải dùng mặt phẳng nghiêng.
Người phụ nề đứng dưới đường, muốn kéo bao xi măng lên tầng 2 thường dùng môt ròng rọc cố định.
Muốn nâng một đầu một câu gỗ nặng lên khoảng 10cm để kê một hòn gạch xuống dưới thì phải dùng đòn bẩy.
Người ta lắp vào đầu cần cẩu của xe cẩu một rồng rọc động nên cần cẩu có thể nhấc những cổ máy rất nặng lên cao bằng một lực nhỏ hơn trọng lượng của cổ máy.

File đính kèm:

  • docDe Kiem tra Hoc ki IMon Vat Ly Khoi 6.doc