Đề kiểm tra bán kì II - Lớp 11 Năm học 2007-2008 Môn: Ngữ văn Thời gian: 90 phút

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra bán kì II - Lớp 11 Năm học 2007-2008 Môn: Ngữ văn Thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã kí hiệu
Đ03V-08-ĐKTBKII11


Đề kiểm tra bán kì II - Lớp 11
Năm học 2007-2008
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 90 phút
(Đề này gồm 24 câu, 3 trang)
I.Phần trắc nghiệm(3đ)
Câu 1: Nhận định nào sau đây không đúng bối cảnh chính trị đất nước khi Phan Bội Châu viết Lưu biệt khi xuất dương và lên đường Đông du
A. Cần tiếp tục xây dựng một quốc gia dân chủ hùng mạnh trên cơ sở xuất dương tìm ngoại viện
B. Đất nước mất chủ quyền, lửa Cần Vương đã tắt sự nghiệp cứu nước đang khủng hoảng về đường lối
C. Cần có một thế hệ thanh niên trí thức, một đường lối cứu nước mới nhằm đáp ứng một vận hội mới
D. Việc chuẩn bị lực lượng cốt cán, tranh thủ sự ủng hộ của các cường quốc để giải phóng đất nước được đặt ra một cách cấp bách
Câu2: Cách dùng từ, hình ảnh của Xuân Diệu trong đoạn thơ từ dòng 5 đến dòng 11bài thơ Vội vàng có đặc điểm nào nổi bật nhất
A.Từ gợi vẻ ngọt ngào, tươi mới
C.Từ gợi vẻ đằm thắm, kín đáo
B.Từ gợi vẻ nồng thắm, quyến rũ
D.Từ gợi sự căng tràn nhựa sống
Câu 3: Hình ảnh Tháng giêng ngon như một cặp môi gần là một so sánh rất Xuân Diệu. Căn cứ vào đâu có thể nói như vậy
A. Xuân Diệu thường lấy vẻ đẹp con người, sự sống làm chuẩn mực
B. Cảnh vật trong thơ Xuân Diệu luôn đầy sắc dục, tình tứ
C. Xuân Diệu nhìn đâu cũng thấy niềm đam mê và hương vị của tình yêu
D. Xuân Diệu thường có những nét liên tưởng so sánh táo bạo
Câu 4: Tâm hồn dễ bị tổn thương và mặc cảm cô đơn, bị bỏ rơi trong thơ Xuân Diệu chủ yếu chịu tác động của nhân tố nào
A. Đức tính cần cù kiên nhẫn trong học tập, rèn luyện và lao động nghệ thuật
B. Thiên nhiên quê mẹ ở Quy Nhơn chan hoà nắng gió và dạt dào sóng biển
C. Những nỗi niềm tuổi thơ của một đứa con người vợ lẽ luôn khao khát tình thương và sự cảm thông của người đời
D .Ông hấp thụ văn hoá từ nhiều nguồn trong đó chiụ ảnh hưởng đậm nét của văn hoá phương Tây
Câu 5: Sự thay đổi trong hồn thơ Xuân Diệu từ sau Cách mạng tháng 8 chủ yếu nhất ở điểm nào
A. Bắt rễ vào phong trào cách mạng để nhập cuộc với cuộc sống rộng lớn, sôi động của nhân dân
B. Thơ tình yêu của Xuân Diệu giờ đây bớt đi cái sôi sục của tuổi trẻ
C. Thơ Xuân Diệu giờ đây xua đi nỗi buồn sự cô đơn
D. Thơ Xuân Diệu nói nhiều đến cái ấm áp của sự sum vầy, tình chung thuỷ
Câu 6: Đặc điểm nổi bật mang nét bản chất của cái Tôi trữ tình Xuân Diệu
A. Một ý thức cảm nhận cuộc đời theo cách riêng mình
B. Một tâm hồn cháy bỏng yêu thương
C. Một niềm khát khao giao cảm với đời
D. Một tiếng nói tổng hoà các loại âm sắc khác nhau
Câu 7:Về hình thức nghệ thuật thơ Xuân Diệu tiếp thu và chịu ảnh hưởng từ nguồn nào
A.Từ thơ truyền thống phương Đông
B.Từ thơ phương Tây
C.Từ thơ phương Đông là chính nhưng cũng học tập thể nghiệm thành tựu thơ phương Tây
D.Từ thơ phương Tây là chính nhưng cũng tiếp thu tinh hoa thơ phương Đông
Câu 8: Câu thơ nào sau đây chép sai so với bài Tràng giang của Huy Cận
A. Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
B. Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
C. Lòng quê dờn dợn vời con nước
D. Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Câu 9:Từ kịp trong câu thơ: Thuyền ai đậu bến sông trăng đó - Có chở trăng về kịp tối nay gợi lên điều gì rõ nét nhất đang ẩn chứa trong tâm tư của tác giả
A. Một lời khẩn cầu hi vọng mong gặp lại được người thương
B. Một niềm mong ngóng trông đợi với người thương
C. Một niềm khao khát, một thúc bách chạy đua với thời gian
D. Một nỗi buồn nhớ xa xăm đối với người thương
Câu 10: Do đâu mà tuy là một tập thơ nhưng Nhật kí trong tù vẫn được xem là một bức tranh nhà tù và một phần xã hội Trung Hoa dân quốc
A. Vì tính chất nhật kí cho phép ghi lại khá chi tiết tỉ mỉ những cảnh thật người thật mà tác giả quan sát được
B. Vì tác giả là người có năng lực, phẩm chất làm một người thư kí trung thành của hiện thực
C. Vì những gì được ghi chép lại đều là những gì mắt thấy tai nghe trong tù và trên đường bị chuyển lao
D. Vì sự tiếp nhận của người đọc trong trường hợp này
Câu 11:Qua suy nghĩ của thị Nở về Chí Phèo “Giá thử đêm qua không có thị thì hắn chết” ta có thể rút ra kết luận nào sau đây
A.Không biết hôm qua Chí Phèo sống haychết

B.Hôm qua Chí Phèo đã may mắn thoát chết

C.Hôm qua Chí Phèo đã chết oan uổng
D.Không thể kết luận gì về sự sống chét của Chí Phèo hôm qua
Câu 12: Nguyên văn chữ hán tên bài Chiều tối là gì
A.Tảo giải
B.Vãn cảnh
C.Mộ
D.Hoàng hôn
Câu 13: Trong nguyên bản bài thơ Chiều tối câu thơ thứ ba không có chữ tối nhưng người đọc vẫn hiểu được trời tối nhờ chiếc lò than đỏ rực ở câu cuối, thủ pháp nghệ thuật ấy gọi là gì
A.Lấy động tả tĩnh
C.Lấy điểm tả diện
B.Lấy sáng tả tối
D.Lấy cảnh tả tình
Câu 14: Nội dung chính của tập thơ Từ ấy là gì
A. Ghi lại chặng đường đấu tranh và trưởng thành của tác giả từ khi bắt gặp lí tưởng đến cách mạng tháng 8
B. Ghi lại cuộc đấu tranh gian khổ vô cùng anh dũng bất khuất của các chiến sĩ cộng sản trong nhà tù thực dân
C. Ghi lại những dằn vặt, trăn trở của tác giả trong những năm tháng bị giam cầm trong tù
D.Ghi lại những chặng đường đấu tranh cách mạng của nhân dân
Câu 15: Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu thơ “Mặt trời chân lí chói qua tim”
A.Nhân hoá
B.ẩn dụ
C.Hoán dụ
D.Phóng đại
Câu 16: Khi bà cô bảo thị Nở “Ai lại đi lấy thằng Chí phèo” bà cô cho là
A.Có ai đó đã lấy Chí Phèo làm chồng
C.Việc lấy Chí Phèo là không nên làm
B.Việc lấy Chí Phèo là việc nên làm
D.Không tỏ thái độ gì
Câu 17: Trong văn nghị luận khi bác bỏ một ý kiến nào đó ta không nên làm gì
A. Trích dẫn một cáh trung thực ý kiến cần bác bỏ
B. Chỉ ra chỗ sai trong ý kiến cần bác bỏ
C. Chỉ ra nguyên nhân của cái sai trong ý kiến cần bác bỏ
D. Nêu lên cách sửa sai trong ý kiến cần bác bỏ
Câu 18: Bài thơ Tương tư rút từ tập thơ nào của Nguyễn Bính
A.Tâm hồn tôi
C.Mười hai bến nước
B.Lỡ bước sang ngang
D.Gửi người vợ miền Nam
Câu 19: Chữ hành trong nhan đề Tống biệt hành có ý nghĩa gì
A.Đi
C.Một thể thơ cổ
B.Làm
D.Làm cho đau đớn khổ sở
Câu 20: Li khách ra đi “Một gĩã gia đình một dửng dưng” chủ yếu vì lí do nào
A.Vì chí lớn
C.Vì hờn trách số phận
B.Vì kế mưu sinh
D.Vì trốn tránh thực tại
II.Phần tự luận (7đ)
Câu 1 (2đ)
 Chép thuộc lòng bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
Câu 2 (1đ)
 Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ
Câu 3 (1đ) 
Nêu chủ đề bài thơ
Câu 4 (4đ) 
Phân tích khổ thơ thứ nhất của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
.................Hết ...............













Mã kí hiệu
HD03V-08-ĐKTBKIIL11


Hướng dẫn chấm đề kiểm tra bán kì II Lớp 11
Năm học 2007-2008
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 90 phút


Phần trắc nghiệm (3đ)
Mỗi câu đúng cho 0,15 đ
1
A
2
C
3
A
4
C
5
A
6
C
7
D
8
C
9
C
10
A
11
B
12
C
13
B
14
A
15
B
16
C
17
D
18
B
19
C
20
A

II.Phần tự luận (7đ)
Câu 1:(2đ): Chép chính xác văn bản, ngắt đoạn chính xác: cho 2 đ
Câu 2(1đ): Theo một số tài liệu bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình
Câu 3: (1đ)
Nêu được chủ đề của bài thơ: Bài thơ đã gợi nên vẻ đẹp của bức tranh phong cảnh xứ Huế qua đó nhà thơ bộc lộ tâm trạng tâm trạng đau thương và gửi gắm tình yêu tha thiết với cuộc sống
Câu 4 (3đ)
Làm rõ những nội dung sau
-Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên xứ Huế qua sự miêu tả của nhà thơ 
+ NT điệp từ nắng đã khắc hoạ được cái nắng tinh khôi mới mẻ của một buổi bình minh trong trẻo
+ Màu xanh của khu vườn Vĩ Dạ đã gợi lên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên tràn đầy sự sống
-Vẻ đẹp của con người xứ Huế thể hiện qua gương mặt chữ điền: gợi vẻ đẹp đôn hậu, kín đáo
-Tâm trạng của nhà thơ: 
+Qua câu hỏi tu từ đã thể hiện tâm trạng vừa khát khao, vừa phấp phỏng hi vọng, vừa nuối tiếc
...............Hết...........






File đính kèm:

  • docDe thi dap an thi BKII lop 11 Mon Ngu van.doc