Đề kiểm tra chất lượng 8 tuần học kỳ II năm học 2009- 2010 môn ngữ văn 12 Trường THPT Mỹ Lộc – Nam Định

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng 8 tuần học kỳ II năm học 2009- 2010 môn ngữ văn 12 Trường THPT Mỹ Lộc – Nam Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Mỹ Lộc – Nam Định
Đề kiểm tra chất lượng 8 tuần học kỳ II
Năm học 2009- 2010
Môn Ngữ văn 12
( Thời gian làm bài : 90 phút)
--- o 0 o---

Câu 1: ( 2 điểm) 
 Anh (chị) hãy trình bày ngắn gọn cách hiểu của bản thân về ý nghĩa nhan đề của bài kí “ Ai đã đặt tên cho dòng sông” - Hoàng Phủ Ngọc Tường- ( Sách giáo khoa Ngữ Văn 12- tập 1, trang 198- NXB Giáo dục, 2008)
Câu 2: ( 2 điểm) 
 “Nếu không có mục đích, anh không làm được điều gì cả. Anh cũng không làm được một cái gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường” ( Đi- đơ - rô) 
 Anh ( chị ) hãy viết một đoạn văn khoảng 400 chữ trình bày suy nghĩ về quan niệm trên!
Câu 3: ( 6 điểm ) 
 Phân tích hình tượng cây Xà- nu trong truyện ngắn “ Rừng Xà- nu” của Nguyễn Trung Thành. ( Sách giáo khoa Ngữ Văn 12- tập 2, trang 37, NXB Giáo dục, 2008)
--------------------- Hết ----------------------


























Trường THPT Mỹ Lộc – Nam Định
Gợi ý Đề kiểm tra chất lượng 8 tuần học kỳ II
Năm học 2009- 2010
Môn Ngữ văn 12
( Thời gian làm bài : 90 phút)
===========================
Câu 1: ( 2 điểm) 
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng về cơ bản phải đáp ứng được những yêu cầu sau: 
Đáp án
Điểm
- “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một nhan đề đặc biệt, nó được viết dưới dạng một câu hỏi tu từ . Một câu hỏi không phải chỉ dùng để hỏi mà gửi gắm nhiều ý nghĩa: 

(0,25đ)
+ Biểu hiện một nỗi xốn xang, mê đắm trước dòng sông đẹp như một giấc mộng, ẩn chứa niềm tự hào sâu sắc về dòng sông 

(0,5đ)
+ Gợi mở cho người đọc những hướng trả lời khác nhau bằng trải nghiệm văn hoá của bản thân. 

(0,5đ)
+ Bài kí kết thúc bằng cách lí giải về cái tên của dòng sông, gợi lại huyền thoại về chuyện người dân hai bên bờ sông nấu nước của trăm hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm mãi . Mục đích giúp người đọc hiểu về cái tên đẹp của dòng sông: sông Hương = sông Thơm, gợi sự biết ơn đối với những người đã khai phá miền đất này. 

(0,5đ)
à Nhan đề và kết thúc thể hiện rõ chủ đề và phong cách bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường: giàu sức gợi và thấm đẫm chất thơ. 

(0,25đ)

Câu 2: ( 2 điểm) 

Đáp án
Điểm
- Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội, xây dựng bài văn có kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, có sức thuyết phục người đọc

- Yêu cầu về kiến thức: Đây là vấn đề quan niệm sống. Mỗi người cần xây dựng cho mình một quan niệm sống cao đẹp. Học sinh cần trình bày ý kiến của mình từ thực tế bản thân, đời sống, từ những hiểu biết về mục đích sống của thế hệ trẻ ngày nay. Có thể trình bày theo một số gợi ý sau: 

+ Mục đích là vấn đề ta đặt ra để mà hướng tới thực hiện, mở ra một phướng hướng nỗ lực, dẫn dắt hành động của con người theo hướng tập trung biến ước mơ thành hiện thực 
( 0,5đ)
+ Mục đích sống rất cần thiết như người đi đường cần biết đích đến để xác định hướng đi, cách đi. Mục đích sống càng cao đẹp ( Sống có lí tưởng, có khát khao sáng tạo, sống vì mọi người…) càng có khả năng thúc đẩy chúng ta vượt qua mọi khó khăn để đi tới thành công. Cuộc sống không có mục đích hay mục đích sống nhỏ nhoi, tầm thường ( chỉ quanh quẩn với quyền lợi cá nhân, ích kỉ) là cuộc sống tẻ nhạt, vô vị
( 0,5đ)
+ Tuy nhiên mục đích phải có tính khả thi ( tránh những tham vọng xấu xa hoặc khát vọng hão huyền) và cần được thực hiện với nỗ lực cao nhất. Mơ ước quá viển vông, ảo tưởng hay có mục đích mà không cố gắng thực hiện đều không dẫn đến kết quả tốt đẹp. 
( 0,5đ)
+ Với học sinh, thanh niên hiện nay mục đích là học tập, trau dồi đạo đức và kiến thức để chuẩn bị cho tương lai ngày mai
( 0,5đ)


Câu 3: ( 6 điểm ) 

Đáp án
Điểm
a) Yêu cầu về kĩ năng: 
 Biết cách làm bài văn nghị luận, vận dụng khả năng đọc hiểu để phân tích ý nghĩa ý nghĩa hình tượng trong tác phẩm văn học. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

b) Yêu cầu về kiến thức: 
 Trên cơ sở nắm vững tác phẩm “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, học sinh có thể trình bày cảm nhận theo các cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau:

- Giới thiệu chung về tác phẩm và hình ảnh Xà -nu 
(0,25đ)
- Phân tích ý nghĩa hình tượng cây Xà- nu:
+ Cây Xà- nu là hình tượng xuyên suốt, được miêu tả công phu, đậm nét trong toàn bộ tác phẩm, tạo nên không gian nghệ thuật đậm chất Tây Nguyên 
 
 (1đ)
+ Cây Xà- nu gắn bó mật thiết với đời sống của dân làng Xô- man ( Dẫn chứng) 

 (1đ)
+ Cây Xà- nu biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của dân làng Xô- man:
à Biểu tượng cho sự mất mát, đau thương: hàng ngàn cây, không cây nào là không bị thương…( Dân làng Xô- man bị giết hại hoặc mang thương tật suốt đời)
à Biểu tượng cho sức sống bất diệt, tinh thần yêu tự do: Xà- nu sinh sôi nẩy nở rất nhanh, rất khoẻ, nó là loài cây ham ánh sáng, cứng cáp và vươn mình lên che chở cho dân làng Xô- man…( Con người Tây Nguyên tha thiết yêu tự do, yêu cách mạng, lớp lớp người kế tục đứng lên bảo vệ Tổ quốc)
 



 (3đ)

- Đánh giá chung: 
+ Nghệ thuật: 
à Giọng văn thiết tha, biểu cảm
à Sử dụng “nhân hoá” như một phép tu từ chủ đạo
+ Nội dung: Hình tượng cây Xà- nu giúp người đọc hiểu thêm về cuộc sống, tâm hồn con người Tây Nguyên, thêm yêu quý và tự hào về con người Tây Nguyên



( 0,75đ)



















File đính kèm:

  • docde thi giua hoc ki II 2010.doc