Đề kiểm tra chất lượng đầu năm môn : ngữ văn - Lớp 8 . năm học 2008 - 2009

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng đầu năm môn : ngữ văn - Lớp 8 . năm học 2008 - 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng gd- ĐT thành phố tháI bình 
Trường THCS Minh Thành
Đề kiểm tra chất lượng đầu năm
Môn : Ngữ văn - Lớp 8 . Năm học 2008 - 2009
(Thời gian: 90 phút (Không kể giao đề)

I. Trắc nghiệm :
Câu 1:Nhà văn Thanh Tịnh có tên khai sinh là gì?
A. Trần Văn Ninh.
B. Trần Văn Minh
C. Trần Hữu Tri
D. Nguyễn Khắc Hiếu
Câu 2:Văn bản "Tôi đi học" viết theo thể loại nào?
A. Hồi kí.
B. Truyện ngắn
C. Truyện dài.
D. Tiểu thuyết.
Câu 3: Em hiểu gì về những sự kiện được nói tới trong hồi kí?
A. Là những sự kiện xảy ra trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến.
B. Là những sự kiện do nhà văn hoàn toàn hư cấu để thể hiện những nhu cầu nghệ thuật của mình.
C. Là những sự kiện do nhà văn hoàn toàn hư cấu dựa trên những tưởng tượng, suy đoán của ông ta về tương lai.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn:" Giá những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ tôi quyêt vồ lâý mà cắn, mà nhai cho kỳ nát vụn mới thôi.”
Nhân hoá
ẩn dụ
So sánh.
Hoán dụ
Câu 5. Trong các nhóm từ sau,nhóm nào đã được sắp xếp hợp lý:
vi vu, ngào ngạt, lóng lánh, xa xa, phơi phới.
thất thểu, lò dò, chồm hỗm, chập chững, lao xao.
thong thả, khoan thai, vôị vàng, uyển chuyển, róc rách.
ha hả, hô hố, hơ hớ, hì hì, khúc khích.
Câu 6. Các ý trong phần thân bài của văn bản thường được sắp xếp theo trình tự nào
Không gian.
Thơì gian
C Sự phát triển của sự việc hay mạch suy luận.
D. Cả 3 hình thức trên. 
Câu 7: Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong các tác phẩm văn học?
A.Để tô đậm màu sắc địa phương của câu chuyện.
B.Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ.
C.Để tô đậm tính cách nhân vật.
D.Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó.
Câu 8. Cho các từ ngữ: chân thực, đoạn văn, tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố, tàn ác, bất nhân, thực dân phong kiến, nông dân, liều mạng, tâm hồn, phụ nữ, yêu thương, sức sống, tiềm tàng. Hãy điền các từ ngữ đó vào chỗ trống cho thích hợp?
“Bằng ngòi bút …, đoạn văn…( Trích tiểu thuyết “ Tắt đèn”của…) đã vạch trần bộ mặt …của xã hội thực dân…đương thời;xã hội ấy đã đẩy người…vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải…chống lại. Đoạn trích cho thấy vẻ đẹp…của người…nông dân, vừa giàu…vừa có…mạnh mẽ”
II. Tự luận: 
Câu 1: Trong đoạn trích “ Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng có câu: “ Giá những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ,tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.
Hãy tìm và chỉ ra tác dung của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn.
Câu 2: Viết câu chủ đề thích hợp cho đoạn văn sau? Chỉ rõ vị trí của câu chủ đề? Xác định cách trình bày nội dung đoạn văn?
“Cũng như các thi sĩ của mọi thời đại, Bác viết rất nhiều bài thơ về đề tài trăng. Và trăng đến với thơ Bác trong nhiều hoàn cảnh thật khác nhau. Bác ngắm trăng qua song sắt nhà tù. Bác thưởng thức ánh trăng trên đường đi, khi bị kẻ thù áp giải từ nhà lao này sang nhà lao khác. Bác cảm nhận vẻ đẹp của trăng giữa không gian mênh mông của núi rừng Việt Bắc. Bác trò chuyện cùng trăng khi đang chờ đợi tin thắng trận. Với Bác, trăng là ánh sáng, là thanh bình, là hạnh phúc, là ước mơ, là niềm an ủi, là người bạn tâm tình. Với Bác, trăng làm cho cảnh vật trở nên êm đềm, làm cho tâm hồn con người trở nên trong trẻo.” 
Câu 3: Đóng vai người chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyệnbán chó với ông giáo trong truyện ngắn “ Lão Hạc” của Nam Cao. Hãy kể lại câu chuyện đó.
____Hết____

File đính kèm:

  • docDe va 8 0809.doc
Đề thi liên quan