Đề kiểm tra chất lượng đầu năm Môn : văn 11 (chương trình chuẩn) Trường THPT Trần Quốc Tuấn

doc29 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề kiểm tra chất lượng đầu năm Môn : văn 11 (chương trình chuẩn) Trường THPT Trần Quốc Tuấn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Trần Quốc Tuấn ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
 TỔ : NGỮ VĂN Môn : Văn 11 (Chương trình chuẩn)
 Người ra đề: Huỳnh Ngọc Mỹ

Câu 1 (2 điểm): Vấn đề người phụ nữ trở thành một đề tài trung tâm trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX. Anh (chị) hãy khái quát ngắn gọn thân phận bất hạnh của từng nhân vật qua những tác phẩm đã được học trong chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông.
Câu 2 (8 điểm): Về vẻ đẹp của bức tranh thu trong bài thơ "Câu cá mùa thu" (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến.
 ******************************************************************************
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Môn : Ngữ văn 11
Câu 1: 
A. YÊU CẦU CHUNG:
- Đề bài nhằm mục đích kiểm tra kiến thức đọc - hiểu qua những tác phẩm viết về đề tài người phụ nữ - một trong những đề tài trung tâm của văn học trung đại Viêt Nam giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, đồng thời cũng nhằm đánh giá khả năng khái quát hóa vấn đề của học sinh. Do đó, học sinh phải biết thâu tóm thân phận bất hạnh của mỗi nhân vật bằng một vài câu văn ngắn gọn.
- Yêu cầu học sinh phải nhớ chính xác và đầy đủ những tác phẩm viết về đề tài người phụ nữ đã được học ở lớp 10 và lớp 11.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ: Thân phận bất hạnh của từng nhân vật có thể khái quát như sau:
1. Nhân vật người chinh phụ trong tác phẩm "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn: Hạnh phúc lứa đôi bị chia cắt bởi chiến tranh phong kiến phi nghĩa; luôn ở trong tâm trạng đau khổ, buồn tủi, nhớ nhung, mong đợi, lo lắng...trong những ngày tháng sống trong cảnh chăn đơn gối chiếc ở quê nhà.
2. Nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: Tình yêu tan vỡ, chịu cảnh sống nhục nhã "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần", cuộc đời trải qua mười lăm năm lưu lạc "hết nạn nọ lại nạn kia"...
3. Nhân vật Tiểu Thanh trong bài thơ "Độc Tiểu Thanh kí" của Nguyễn Du: Chịu cảnh làm lẽ, bị đày đọa, sống trong cô đơn, chết trong đau đớn, chết rồi còn bị nguyền rủa, thơ còn bị đốt dở...
4. Cái tôi trữ tình của Hồ Xuân Hương trong bài thơ "Tự tình II": Cảm thấy thân phận quá rẻ rúng, xót xa cho tình duyên không trọn vẹn bởi chế độ đa thê. Thời gian cứ trôi đi, tuổi trẻ tàn phai trong đợi chờ cô độc...
C. TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM:
Điểm tối đa cho mỗi ý là 0,5 điểm.
******************************************************************************************
Câu 2: 
A. YÊU CẦU CHUNG:
-Phương thức biểu đạt chính cần thể hiện trong bài văn: phương thức nghị luận.
-Dạng đề nêu ở đề bài thuộc dạng "đề mở". Bởi vậy, đòi hỏi học sinh phải dựa vào kiến thức đã học ở phần Đọc văn và năng lực cảm nhận của bản thân để tự xác định hướng triển khai (nghĩa là phải tự xác định các luận điểm, luận cứ của bài văn).
-Để tạo lập bài văn theo yêu cầu của đề bài này, học sinh phải vận dụng nhiều thao tác nghị luận: phân tích, bình luận, chứng minh kết hợp với nêu cảm nghĩ.
-Học sinh cần phải thuộc bài thơ "Câu cá mùa thu" để nêu dẫn chứng cho chính xác.
-Bài văn phải có bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc các lỗi (chính tả, dùng từ, đặt câu).
B. YÊU CẦU CỤ THỂ:
Trên cơ sở hiểu biết chắc chắn và sâu sắc về bài thơ "Câu cá mùa thu", học sinh phải xác định được vẻ đẹp của bức tranh thu - cảnh thu của quê hương làng cảnh Việt Nam qua cái nhìn tinh tế của Nguyễn Khuyến. Về cơ bản, học sinh cần triển khai làm rõ các ý sau:
1. Giới thiệu chung:
-Dẫn dắt vào đề để giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khuyến và chùm thơ thu của ông.
-Giới thiệu bài thơ "Câu cá mùa thu" với những nét đặc sắc và ẩn chứa nhiều vẻ đẹp...
-Nhấn mạnh: Góp phần làm nên nét đặc sắc của bài thơ là vẻ đẹp của bức tranh thu...
2. Lần lượt trình bày từng biểu hiện của vẻ đẹp trong bức tranh thu qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ:
a. Bức tranh thu được cảm nhận theo nhiều hướng của không gian:
-Cảnh thu được đón nhận từ gần đến xa, rồi từ xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu → mặt ao → bầu trời; rồi từ bầu trời → ngõ trúc → ao thu → thuyền câu.
-Với cách cảm nhận ấy, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu được mở ra nhiều hướng thật sinh động.
b. Bức tranh thu mang những nét rất đặc trưng của cảnh sắc mùa thu ở quê hương vùng đồng bằng Bắc Bộ:
-Màu sắc đặc trưng : màu trong veo của nước, màu xanh ngắt của bầu trời, màu vàng của lá…
-Những đường nét, chuyển động thể hiện đặc trưng của gió thu - gió heo may thổi nhẹ: Sóng "hơi gợn tí", lá vàng "khẽ đưa vèo", tầng mây "lơ lửng"…
-Sự hoà sắc, tạo hình:
+Màu xanh bao trùm có điểm xuyết màu vàng của những chiếc lá thu rơi. (Nói như Xuân Diệu: "…Cái thú vị của bài "Thu điếu" ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi").
+Sự hoà hợp của hình ảnh sự vật: ao thu nhỏ → thuyền bé tẻo teo → dáng người thu nhỏ lại. (Xuân Diệu: "…Nhiều ao cho nên ao nhỏ, ao nhỏ thì thuyền câu cũng theo đó mà bé tẻo teo…").
c. Bức tranh thu ẩn chứa sâu sắc tâm trạng con người:
-Đằng sau bức tranh thu với những cảm nhận tinh tế, người đọc thấy được tình yêu thiên nhiên đất nước, sự gắn bó thiết tha với những sự vật bình dị ở quê hương của nhà thơ.
-Nói đến chuyện "câu cá mùa thu", nhưng thực ra tâm hồn nhà thơ đang tĩnh lặng để đón nhận cảnh thu, để suy tư về thời thế…
-Không gian tĩnh lặng của mùa thu ẩn chứa nỗi buồn cô quạnh, những uẩn khúc thầm kín trong tâm hồn nhà thơ.
→ Nhìn chung, cảnh thu trong bài thơ hiện lên thật đẹp nhưng phảng phất buồn, vừa phản ánh tình yêu thiên nhiên đất nước, vừa cho thấy tâm sự về thời thế của nhà thơ.
d. Bức tranh thu được miêu tả chính xác nhờ nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, bút pháp miêu tả và năng lực cảm nhận cảnh vật của nhà thơ:
-Bức tranh thu được miêu tả bằng những từ ngữ giản dị, trong sáng, có khả năng diễn tả những biểu hiện tinh tế của cảnh vật và những uẩn khúc trong tâm trạng.
-Vần "eo" vốn là một "tử vận" (vần oái ăm khó gieo) nhưng được nhà thơ sử dụng một cách thần tình → Góp phần biểu đạt nội dung: gợi tả không gian vắng lặng, sự vật thu nhỏ dần, tâm trạng đầy uẩn khúc…
-Bài thơ thể hiện một nét đặc sắc của nghệ thuật phương Đông: lấy cái "động" để tả cái "tĩnh" (tiếng cá đớp mồi càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật).
3. Đánh giá chung về vẻ đẹp của bức tranh thu và nêu cảm nghĩ của bản thân (...).
C.TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM:
*Điểm 7 - 8: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Biết xác lập các luận điểm để triển khai vấn đề. Hệ thống luận điểm, luận cứ của bài văn được sắp xếp mạch lạc, chặt chẽ. Có sự cảm nhận sâu sắc về một số chi tiết nghệ thuật trong bài thơ. Văn viết có cảm xúc. Chữ viết rõ ràng, cẩn thận.
*Điểm 5 - 6: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Biết xác lập các luận điểm để triển khai vấn đề, song việc tìm các luận cứ để làm rõ luận điểm có thể chưa đầy đủ.
*Điểm 3 - 4: Tỏ ra hiểu được yêu cầu cơ bản của đề nhưng chỉ triển khai được khoảng một nửa số ý so với yêu cầu nêu trên.
*Điểm 1 - 2: Không biết xác định từng luận điểm, không hướng vào nội dung giới hạn ở đề bài (vẻ đẹp của bức tranh thu), mà đi vào phân tích lan man sang những nội dung khác. Hoặc: Bài làm quá sơ sài, cẩu thả.
*****************************************************************************





 




BÀI VIẾT SỐ 1 (NGHỊ LUẬN XÃ HỘI)
 Lớp: 11 A1(chương trình chuẩn)
 Tiết dạy theo PPCT: 04
 
 
Đề bài: Đọc truyện Tấm Cám, anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?

I. Yêu cầu của bài làm:
1. Về kĩ năng: HS biết cách làm một bài nghị luận, bố cục bài làm rõ ràng, diễn đạt tốt, không mác các lỗi (chính tả, dùng từ,đặt câu...).
2. Về kiến thức:
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản phải đảm bảo những ý chính sau:
-Cuộc đấu tranh giữa "thiện" và "ác" trong truyện Tấm Cám
-Cuộc đấu tranh giữa "thiện" và "ác" trong xã hội xưa và nay.
-Cuộc đấu tranh giữa "thiện" và "ác", tốt và xấu trong bản thân của mỗi người.
II. Tiêu chuẩn cho điểm:
*Điểm 9 - 10: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Biết xác định được các luận điểm và sắp xếp các luận điểm theo một hệ thống hợp lí. Dẫn chứng phong phú và lí lẽ sâu sắc. Diễn đạt lưu loát. Chữ viết cẩn thận.
*Điểm 7 - 8: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Trình tự các luận điểm tương đối mạch lạc. Dẫn chứng và lí lẽ vừa đủ để làm sáng tỏ luận điểm. Diễn đạt tương đối trôi chảy.
*Điểm 5 - 6: Tỏ ra nắm được yêu cầu của đề bài nhưng trình bày khoảng 2/3 số ý ở mục I. 2. Biết triển khai được các luận điểm đã xác định. Bố cục bài làm tương đối rõ ràng.
*Điểm 3 - 4: Bài làm trình bày dưới một nửa số ý nêu trên. Các luận điểm trình bày còn sơ lược, thiếu dẫn chứng.
*Điểm 1 - 2: Chưa hiểu đề, bài làm quá sơ sài.
...........................................................................................................................................................
BÀI VIẾT SỐ 2 (NGHỊ LUẬN VĂN HỌC - LÀM Ở NHÀ)
 Lớp: 11 A1(chương trình chuẩn)
 Tiết dạy theo PPCT: 20

Đề bài: Một trong những nội dung cơ bản của tinh thần nhân đạo trong văn học viết Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX là: nói về nỗi đau của người phụ nữ, đồng thời ca ngợi những phẩm chất đáng quí của họ.
Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua các tác phẩm: Độc Tiểu Thanh kí, Truyện Kiều của Nguyễn Du và Bánh trôi nước, Tự tình II của Hồ Xuân Hương.
I. Yêu cầu của bài làm:
1. Về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học, biết sử dụng các thao tác nghị luận để làm sáng tỏ nhận định nêu ở đề bài. Bài làm có bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc các lỗi (chính tả, dùng từ, ngữ pháp). Chữ viết cẩn thận.
2. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng nhìn chung phải đảm bảo những ý cơ bản sau:
a. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội và sự ra đời của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học viết Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX.
b. Đi đến nhấn mạnh: Một trong những nội dung cơ bản của tinh thần nhân đạo trong văn học giai đoạn này là: nói về nỗi đau của người phụ nữ, đồng thời ca ngợi những phẩm chất đáng quí của họ.
c. Làm sáng tỏ vấn đề nêu trên qua các tác phẩm giới hạn ở đề bài:
c1. Nỗi đau khổ của người phụ nữ:
-Bài thơ "Độc Tiểu Thanh kí": Chịu cảnh làm lẽ, bị đày đọa, sống trong cô đơn, chết trong đau đớn, chết rồi còn bị nguyền rủa, thơ còn bị đốt dở...
-Truyện Kiều: Tình yêu tan vỡ, chịu cảnh sống nhục nhã "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần", cuộc đời trải qua mười lăm năm lưu lạc "hết nạn nọ lại nạn kia"...
-Bài thơ "Bánh trôi nước": Cuộc sống lênh đênh "bảy nổi ba chìm", thân phận bị lệ thuộc, không thể tự quyết định được số phận mình khi sống trong xã hội phong kiến bất công.
-Bài thơ "Tự tình II": Cảm thấy thân phận quá rẻ rúng, xót xa cho tình duyên không trọn vẹn bởi chế độ đa thê. Thời gian cứ trôi đi, tuổi trẻ tàn phai trong đợi chờ cô độc...
c2. Những phẩm chất của người phụ nữ:
-Bài thơ "Độc Tiểu Thanh kí": Là một phụ nữ trẻ trung, có tài làm thơ, có tâm hồn cao đẹp...
-Truyện Kiều: Hiếu thảo, đa tài, đa tình, khao khát yêu đương tự do và được hưởng hạnh phúc lứa đôi, biết hi sinh tình yêu vì một lẽ cao quí hơn (chữ hiếu).
-Bài thơ "Bánh trôi nước": Có vẻ đẹp về hình thức, có tấm lòng son sắt thủy chung dù phải lâm vào bất cứ hoàn cảnh nào.
-Bài thơ "Tự tình II": Dù duyên phận hẩm hiu nhưng vẫn khao khát hạnh phúc và có khát vọng sống mãnh liệt.
II. Biểu điểm:
*Điểm 9, 10: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên.Tỏ ra nắm vững phương pháp làm bài. Biết xác định mức độ trình bày mỗi ý. Biết chọn lọc và phân tích dẫn chứng sâu sắc. Văn viết trôi chảy, có cảm xúc. Chữ viết cẩn thận.
*Điểm 7, 8: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Nắm được phương pháp làm bài ở mức độ khá. Biết xác định mức độ trình bày mỗi ý. Biết chọn và phân tích dẫn chứng.Văn viết trôi chảy. Có thể mắc một số sai sót nhỏ.
*Điểm 5, 6: Hiểu được cốt lõi yêu cầu của đề bài, tỏ ra đi đúng hướng, hiểu được nội dung của các tác phẩm, nhưng việc phân tích dẫn chứng để làm rõ vấn đề có phần hạn chế. Văn viết chưa trôi chảy nhưng diễn đạt được ý.
*Điểm dưới 3-4: Chưa nắm được yêu cầu của đề bài, chưa nắm kỹ các tác phẩm. Bài làm thiên về phân tích các tác phẩm một cách dàn trải mà không xác định được các .luận điểm.
* Điểm 1-2: Bài làm sơ sài, thiếu nhiều ý. Mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả. Chữ viết cẩu thả.

 BÀI VIẾT SỐ 3 (NGHỊ LUẬN VĂN HỌC)
 Lớp: 11 (chương trình chuẩn)
 Tiết dạy theo PPCT: 35, 36
Đề bài: Khi đánh giá về bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu, có ý kiến cho rằng: "Lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật bi tráng và bất tử về hình tượng người nông dân - nghĩa sĩ".
 Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
I. Yêu cầu của bài làm:
1. Về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận văn học, biết sử dụng các thao tác nghị luận để làm sáng tỏ nhận định nêu ở đề bài. Bài làm có bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc các lỗi (chính tả, dùng từ, ngữ pháp). Chữ viết cẩn thận.
2. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng nhìn chung phải đảm bảo những ý cơ bản sau:
a. Giới thiệu chung:
-Những nét chính về cuộc đời, thơ văn Nguyễn Đình Chiểu và bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc".
-Trích dẫn nhận định nêu ở đề bài (...).
b. Làm sáng rõ nhận định nêu ở đề bài:
-Trước Nguyễn Đình Chiểu, văn học dân tộc chưa có một hình tượng hoàn chỉnh về người anh hùng nông dân - nghĩa sĩ.
-Đến Nguyễn Đình Chiểu, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người nông dân chống ngoại xâm mới có thể chiếm lĩnh trọn vẹn trong một tác phẩm với vóc dáng đích thực của mình và được ngợi ca như những anh hùng của thời đại.
-Hình tượng người anh hùng nông dân - nghĩa sĩ mang vẻ đẹp bi tráng bởi hình tượng này có sự kết hợp giữa yếu tố "bi" (đau thương) và yếu tố "tráng" (hào hùng, tráng lệ):
+ Yếu tố "bi" được gợi lên qua đời sống lam lũ vất vả, nỗi đau thương mất mát của người nghĩa sĩ và tiếng khóc xót đau của những người còn sống... (Dẫn chứng).
+Yếu tố "tráng" được tạo nên qua lòng căm thù giặc, lòng yêu nước, hành động quả cảm, anh hùng của nghĩa quân...(Dẫn chứng).
Tóm lại, tiếng khóc trong "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là tiếng khóc đau thương mà lớn lao, cao cả.
-Hình tượng người anh hùng nông dân - nghĩa sĩ trở thành bất tử: Vẻ đẹp của họ luôn sống mãi trong sự ngưỡng mộ của mọi người dân Việt Nam yêu nước qua bao thế hệ.
II. Tiêu chuẩn cho điểm:
-Điểm 9-10: Đảm bảo các nội dung nêu trên. Biết cách lựa chọn chi tiết trong tác phẩm và phân tích sâu sắc để tập trung làm rõ vấn đề nêu ở đề bài (không viết lan man sang nội dung khác hoặc đi vào phân tích dàn trải cả tác phẩm). Văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát.
-Điểm 7-8: Cơ bản đáp ứng được các nội dung nêu trên, không sa vào việc phân tích dàn trải cả tác phẩm, nhưng việc phân tích một số chi tiết chưa được sâu sắc, việc sắp xếp ý chưa thật chặt chẽ.
-Điểm 5-6: Tỏ ra nắm được yêu cầu của đề bài nhưng trình bày khoảng 2/3 số ý ở mục I. 2. Biết triển khai được các luận điểm đã xác định. Bố cục bài làm tương đối rõ ràng.
-Điểm 3-4: Không biết chọn lọc chi tiết để phân tích, nhiều chỗ đi vào phân tích dàn trải cả tác phẩm.
-Điểm 1-2: Có đề cập đến nội dung tác phẩm nhưng hoàn toàn sai lạc về nội dung và phương pháp. Bài viết quá sơ sài.

BÀI VIẾT SỐ 4 (KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ I)
 Lớp: 11 (chương trình chuẩn)
 Tiết dạy theo PPCT: 67 - 68.
 Người soạn: Huỳnh Ngọc Mỹ
 Ngày kiểm tra: 03 - 01 - 2008 (theo kế hoạch chung).
A. Mục đích yêu cầu:
Giúp HS: 
-Củng cố các kiến thức và kĩ năng cơ bản về phần Văn học, Tiếng Việt và Làm văn đã học trong học kì I.
-Thành thục hơn nữa trong việc làm bài kiểm tra trắc nghiệm.
-Mạnh dạn và có tiến bộ hơn trong việc phát biểu những ý kiến riêng của mình về một đề tài nghị luận văn học (hoặc đời sống) gần gũi, quen thuộc.
B. Đề bài (nộp cho tổ chuyên môn):
I. Trắc nghiệm khách quan (2 điểm): sử dụng phần mềm EMP.
II. Tự luận (8 điểm):
Ý kiến của anh (chị) về tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của Nam Cao thể hiện trong truyện ngắn Chí Phèo.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN TỰ LUẬN
*YÊU CẦU CHUNG:
-Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận văn học: Trình bày ý kiến của bản thân về một vấn đề trong tác phẩm văn học.
-Những ý kiến nêu ra phải phù hợp với yêu cầu đề bài, chân thành, sâu sắc, có sức thuyết phục lí trí và tình cảm người đọc.
-Hệ thống luận điểm, luận cứ được tổ chức một cách mạch lạc, chặt chẽ, theo một trình tự hợp lí, có ý nghĩa làm sáng tỏ vấn đề. Biết sử dụng những từ ngữ, những câu...để chuyển ý, chuyển đoạn.
-Biết sử dụng kết hợp các thao tác nghị luận trong quá trình làm bài: phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh...
-Bài làm không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận.
* YÊU CẦU CỤ THỂ VỀ KIẾN THỨC:
Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, nhưng về đại thể cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
1.Giới thiệu chung:
a. Dẫn dắt vào đề để giới thiệu tác giả Nam Cao, truyện ngắn Chí Phèo.
b. Giới thiệu khái quát giá trị nhân đạo của tác phẩm và nhấn mạnh đến tư tưởng nhân đạo mới mẻ mà Nam Cao thể hiện trong tác phẩm.
2. Làm rõ tư tưởng nhân đạo mới mẻ mà Nam Cao gửi gắm qua tác phẩm Chí Phèo: 
a. Tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Nam Cao được bộc lộ qua quá trình chuyển biến tâm lí của Chí Phèo từ lúc ra tù cho đến khi gặp thị Nở:
*Trước khi gặp thị Nở: Chí Phèo đã đánh mất cả nhân hình lẫn nhân tính:
-Nhân hình: “ Trông đặc như thằng săng đá...Trông gớm chết”.
-Nhân tính: Chí trở thành một tên lưu manh chính hiệu, trở thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại (say từ cơn này sang cơn khác; sống bằng cách gây gổ, chửi bới, doạ nạt, cướp giật, rạch mặt ăn vạ; trở thành kẻ đâm thuê, chém mướn...).
*Từ khi gặp thị Nở:
-Lúc đầu, thị Nở chỉ khơi dậy bản năng của Chí...
-Nhưng rồi, sự săn sóc của thị Nở và sau trận ốm, lương tri của Chí bắt đầu thức tỉnh sau bao nhiêu năm phải bán linh hồn cho quỉ dữ (Dẫn chứng...).
-Đặc biệt, cái hương vị bát cháo hành và sự săn sóc của thị Nở làm thức dậy trong Chí niềm khát khao muốn trở về cuộc sống lương thiện, muốn hoà nhập với mọi người. Chí hi vọng thị Nở sẽ là chiếc cầu nối để mình trở về với cuộc sống con người.
b. Rút ra tư tưởng nhân đạo mới mẻ:
Viết về sự thức tỉnh linh hồn của Chí Phèo, nhà văn Nam Cao thể hiện một tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ: đó là niềm tin vào bản chất tốt đẹp của người nông dân dù họ đã bị xã hội thực dân nửa phong kiến cố tình huỷ diệt.
3. Đánh giá về tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Nam Cao:
a. Tư tưởng nhân đạo mới mẻ trên thể hiện sự sáng tạo của ngòi bút Nam Cao. Điều này nhất quán với quan điểm nghệ thuật của ông: Bản chất của văn chương là phải sáng tạo (khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có...).
b. Tư tưởng nhân đạo ấy cũng cho thấy tấm lòng của nhà văn: giàu lòng yêu thương và sống gần gũi với những người lao động nghèo.
c. Chính tư tưởng nhân đạo mới mẻ này làm cho tác phẩm của Nam Cao vượt qua được thử thách của thời gian.
* TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM:
*Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên (yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể về kiến thức). bài làm có kết cấu rõ ràng. Biết chọn lọc và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ từng luận điểm. Có đưa ra những đánh giá, cảm nhận của bản thân một cách chân thành và sâu sắc. Văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát.
*Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên (yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể về kiến thức). Bài làm có kết cấu rõ ràng. Dẫn chứng tạm đủ để làm sáng tỏ từng luận điểm. Có đưa ra những lời đánh giá, cảm nhận của bản thân. Diễn đạt trôi chảy.
*Điểm 4: Cơ bản làm rõ những ý ở phần II. 2, nhưng việc đánh giá và nêu cảm nhận của bản thân còn rất sơ lược.
*Điểm 2-3: Có trình bày các ý ở phần II. 2 nhưng quá sơ sài.
*Điểm 1: Chỉ viết được một đoạn văn ngắn liên quan đến nội dung tác phẩm.


VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 5 ( NGHỊ LUẬN VĂN HỌC)
 Lớp: 11 (chương trình chuẩn)
 Tiết dạy theo PPCT: 75
 

Đề bài: Anh (chị) hãy cho biết ý kiến của mình về sự sáng tạo của ngòi bút Nam Cao thể hiện trong truyện ngắn Chí Phèo.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
I. YÊU CẦU CHUNG:
- Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận văn học: Trình bày ý kiến của bản thân về một vấn đề trong tác phẩm văn học.
- Những ý kiến nêu ra phải phù hợp với yêu cầu đề bài, chân thành, sâu sắc, có sức thuyết phục lí trí và tình cảm người đọc.
- Hệ thống luận điểm, luận cứ được tổ chức một cách mạch lạc, chặt chẽ, theo một trình tự hợp lí, có ý nghĩa làm sáng tỏ vấn đề. Biết sử dụng những từ ngữ, những câu...để chuyển ý, chuyển đoạn.
- Biết sử dụng kết hợp các thao tác nghị luận trong quá trình làm bài: phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh...
- Bài làm không mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ VỀ KIẾN THỨC:
Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, nhưng về đại thể cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
1.Giới thiệu chung:
a. Dẫn dắt vào đề để giới thiệu quan điểm nghệ thuật Nam Cao, trong đó nhấn mạnh đến quan điểm: bản chất của văn chương là phải sáng tạo, không chấp nhận sự rập khuôn, dễ dãi.
b. Giới thiệu khái quát giá trị của tác phẩm Chí Phèo và nhấn mạnh đến sự sáng tạo mà Nam Cao thể hiện trong tác phẩm.
2. Làm rõ sự sáng tạo của Nam Cao trong tác phẩm Chí Phèo:
a. Sự sáng tạo thể hiện ở việc diễn tả số phận người nông dân: không những là người “bần cùng hơn cả dân cùng” mà còn là con người bị huỷ hoại cả về nhân hình, bị huỷ diệt cả về nhân tính. (So sánh với các tác phẩm cùng thời và cùng đề tài để thấy sức tố cáo mạnh mẽ của ngòi bút Nam Cao).
b. Sự sáng tạo thể hiện ở tư tưởng nhân đạo mới mẻ khi viết về sự thức tỉnh linh hồn của Chí Phèo: niềm tin vào bản chất tốt đẹp của người nông dân dù đã bị xã hội thực dân nửa phong kiến cố tình huỷ diệt.
3. Đánh giá về sự sáng tạo của Nam Cao:
a. Sự sáng tạo thể hiện trong truyện ngắn Chí Phèo cho thấy tính nhất quán giữa quan điểm sáng tác và sự nghiệp văn chương của Nam Cao.
b. Chính sự sáng tạo mới mẻ này làm cho tác phẩm của Nam Cao vượt qua được thử thách của thời gian.
III. TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM:
*Điểm 9,10: Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên (yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể về kiến thức). bài làm có kết cấu rõ ràng. Biết chọn lọc và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ từng luận điểm. Có đưa ra những đánh giá, cảm nhận của bản thân một cách chân thành và sâu sắc. Văn viết có cảm xúc, diễn đạt lưu loát.
*Điểm 7,8: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên (yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể về kiến thức). Bài làm có kết cấu rõ ràng. Dẫn chứng tạm đủ để làm sáng tỏ từng luận điểm. Có đưa ra những lời đánh giá, cảm nhận của bản thân. Diễn đạt trôi chảy.
*Điểm 5,6: Cơ bản làm rõ những ý ở phần II. 2, nhưng việc đánh giá và nêu cảm nhận của bản thân còn rất sơ lược.
*Điểm3,4: Có trình bày các ý ở phần II. 2 nhưng quá sơ sài.
*Điểm1,2: Chỉ viết được một đoạn văn ngắn liên quan đến nội dung tác phẩm.

VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 6 (NGHỊ LUẬN XÃ HỘI - LÀM Ở NHÀ)
 Lớp: 11 (chương trình chuẩn)
 Tiết dạy theo PPCT: 84


Đề 1: Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh vô cảm" trong xã hội hiện nay.

I. Yêu cầu về kĩ năng:
 Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, đảm bảo các kĩ năng cơ bản sau đây:
 - Bài làm phải đầy đủ ba phần (Mở bài, Thân bài, Kết bài).
 - Giữa ba phần (Mở bài, Thân bài, Kết bài) và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần Thân bài phải có sự liên kết chặt chẽ. (Chú ý sử dụng những từ ngữ, những câu...để chuyển ý).
 - Phải đảm bảo tính cân đối giữa ba phần (Mở bài, Thân bài, Kết bài) trong toàn bộ bài văn cũng như giữa các luận điểm ở phần Thân bài. 
- Phải biết vận dụng kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận (giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận...).
 - Để bài văn nghị luận có sức thuyết phục, học sinh còn có thể sử dụng một số phương thức biểu đạt (biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh) hỗ trợ cho phương thức biểu đạt chính - phương thức nghị luận.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau, nhưng nhìn chung phải đảm bảo những nội dung cơ bản theo ba phần của bài văn như sau:
1. Mở bài:
 a. Dẫn dắt vào đề: Lòng nhân ái, tình yêu thương con người, sống có tình làng nghĩa xóm... vốn là những thứ tình cảm tốt đẹp có tính truyền thống từ ngàn đời của dân tộc ta. Khi xử lí mối quan hệ giữa người với người, ông cha ta không những coi trọng tình cảm, mà còn biết đồng cảm, sẻ chia, vun vén làm cho tình cảm được mãnh liệt tràn đầy. Đề cập đến vấn đề này, chúng ta luôn nhớ đến những lời giáo huấn của cổ nhân:"Thương người như thể thương thân", "Lá lành đùm lá rách", "Bầu ơi thương lấy bí cùng...".
 b. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Thế nhưng, trong xã hội từ xưa đến nay, thời đại nào cũng tồn tại một số hạng người luôn đi ngược lại những truyền thống tốt đẹp ấy của dân tộc, tạo nên một số biểu hiện tiêu cực rất đáng lo ngại. Một trong những biểu hiện mà mọi người thường quan tâm là "bệnh vô cảm". Ngày nay, dù đa số mọi người luôn cố gắng phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nhưng nhiều lúc nhiều nơi "bệnh vô cảm" vẫn tồn tại như một mặt trái của đời sống xã hội.
2. Thân bài:
2.1. Thế nào là "bệnh vô cảm"?
( Theo nghĩa rộng, "vô cảm"

File đính kèm:

  • docDe kiem tra Ngu van 11 chuan.doc
Đề thi liên quan